Hiệp ước INF của Nga – Mỹ về tên lửa đã “mất giá trị”
Đó là tuyên bố mới đây của Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị – quân sự thuộc Viện Hudson (Mỹ) về tình trạng hiện nay của Hiệp ước Nga – Mỹ về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF).
Hãng thông tấn Nga Sputnik ngày 20/10 dẫn lời ông Richard Weitz, Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị – quân sự của Viện Hudson, cho biết trên thực tế có hàng chục quốc gia khác đang sở hữu loại tên lửa bị cấm theo Hiệp ước INF.
Cụ thể theo ông, hiện có hàng chục quốc gia khác đang sở hữu tên lửa có tầm bắn trong phạm vi cấm 500 – 5.500km. Bên cạnh đó, cả Mỹ và Nga hiện giờ đều có tên lửa từ căn cứ trên biển và trên không với tầm bắn như vậy.
Ảnh minh họa
Trong khi đó, bất đồng giữa Moscow và Washington xung quanh Hiệp ước INF đã có thấy tình trạng “nan giải”; đồng thời “kìm hãm” những điểm có thể được đánh giá là tích cực về những nội dung khác, chẳng hạn như việc gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) hoặc ký kết thoả thuận mới về kiểm soát vũ khí, “sẽ phù hợp hơn với bối cảnh hiện tại”, vị chuyên gia nhận định.
Video đang HOT
“Hiệp ước INF đã đóng vai trò lịch sử quan trọng hồi năm 1987 ở đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Lạnh, nhưng giá trị của nó đã giảm sút”, ông Weitz tuyên bố.
Tuyên bố của Giám đốc Trung tâm Phân tích chính trị – quân sự thuộc Viện Hudson (Mỹ) đưa ra sau khi New York Times ngày 19/10 đưa tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định thông báo với giới chức Nga về việc Washington chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước INF. Vấn đề này có thể được Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nêu trong chuyến thăm Nga tuần tới.
Chuyến thăm của ông Bolton được thực hiện trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga lần thứ hai sẽ diễn ra trong năm nay. Trong khi đó, tình trạng căng thẳng trong quan hệ Moscow – Washington vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với những cáo buộc của Nhà Trắng cho rằng Điện Krelin đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, cũng như liên quan sự hỗ trợ của Nga đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến tại Syria và tình hình xung đột tại Ukraine.
Hiệp ước INF được lãnh đạo Mỹ và Liên Xô trước đây ký ngày 8/12/1987, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500 km).
Trong những năm gần đây, Nga và Mỹ thường xuyên tranh cãi về việc thực hiện INF và cáo buộc nhau phá vỡ thỏa thuận. Mới đây nhất, trong tháng 7 vừa qua, phía Washington tuyên bố Moscow đã vi phạm các nghĩa vụ theo Hiệp ước INF. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng những cáo buộc của Mỹ là “vô căn cứ” và Nga hoàn toàn được phép làm tất cả các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia của mình.
Bạch Dương
Theo congly
Lá chắn Israel bắn trượt tên lửa Syria trong lần khai hỏa đầu tiên
Hệ thống phòng thủ tầm trung David's Sling của Israel có màn ra mắt tệ hại khi bắn trượt tên lửa phóng từ lãnh thổ Syria.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung David's Sling của Israel. Ảnh: Wikipedia.
Quân đội Israel (IDF) ngày 23/7 lần đầu tiên khai hỏa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung David's Sling nhằm đánh chặn hai tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka (SS-21) được quân đội Syria sử dụng để tấn công quân nổi dậy. Tuy nhiên, cả hai quả đạn đánh chặn đều không trúng mục tiêu, theo Net News.
Một nhóm điều tra bao gồm các chuyên gia thuộc hãng công nghiệp quốc phòng Rafael, Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDO) và không quân Israel được thành lập để tìm hiểu nguyên nhân sự cố.
Theo nguồn tin quân sự, nguyên nhân quả đạn David's Sling bắn hụt tên lửa Syria nhiều khả năng nằm ở lỗi công nghệ của hệ thống chứ không phải do các binh sĩ vận hành.
Tờ Times of Israel khẳng định việc IDF khai hỏa David's Sling là hợp lý khi kết quả điều tra ban đầu cho thấy điểm rơi của hai tên lửa Tochka được cho là sẽ nằm sâu trong Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát, mặc dù quyết định này có thể gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Đơn giá của của một quả tên lửa đánh chặn thuộc David's Sling lên đến một triệu USD.
Hệ thống David's Sling do hãng Rafael của Israel hợp tác cùng hãng Raytheon của Mỹ sản xuất, có khả năng bắn hạ tên lửa trong phạm vi 40-300 km, nhằm bổ sung cho hệ thống đánh chặn tên lửa tầm ngắn Iron Dome (Vòm Sắt) và hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Arrow (Mũi tên), tạo nên một hệ thống phòng thủ tên lửa đa tầng tinh vi.
Trong khi đó, Tochka là tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật được Nga thiết kế để triển khai trong đội hình lục quân. Đạn của tổ hợp này có thể dùng cho nhiệm vụ tấn công chính xác nhằm vào sở chỉ huy, kho tàng, sân bay và nơi tập trung binh lính của đối phương. Tên lửa được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường quán tính, mẫu Tochka-P được lắp đầu dò radar thụ động để tiêu diệt các đài radar của đối phương.
Các phiên bản Tochka có tầm bắn từ 70 đến 185 km. Đạn tên lửa dài 6,4 m, nặng hai tấn và đạt tốc độ tối đa 1,8 km/s, gấp hơn 5 lần tốc độ âm thanh. Tochka thường được trang bị đầu đạn nổ mảnh, nhưng cũng có thể sử dụng đầu đạn hạt nhân, sinh học và hóa học.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ tránh thế đối đầu nguy hiểm với Nga trong cuộc không kích tại Syria Kế hoạch tấn công Syria của Mỹ và các đồng minh vào sáng nay được cho là vẫn tính đến yếu tố Nga để tránh xảy ra cuộc xung đột trực diện giữa các cường quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Vào sáng nay 14/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump,...