Hiệp ước bầu trời mở: Mỹ sẽ thay đổi quyết định nếu Nga làm điều này
Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov nói rằng, Nga có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Mỹ.
NATO cho rằng Mỹ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở nếu Nga dỡ bỏ các hạn chế đối với các chuyến bay kiểm tra ở khu vực Kaliningrad và gần biên giới Gruzia. Điều kiện này xuất hiện trong tuyên bố của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng NATO vào thứ Sáu, ngày 22 tháng 5.
“Trong nhiều năm qua, Nga đã áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay không tương thích với Hiệp ước, bao gồm hạn chế đối với các chuyến bay qua Kaliningrad và hạn chế đối với các chuyến bay ở Nga gần biên giới của nước này với Gruzia. Việc Nga thường xuyên thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước bầu trời mở một cách có chọn lọc đã làm suy yếu vai trò của Hiệp ước quan trọng này trong vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định ở khu vực Âu-Đại tây dương”.
Video đang HOT
Tổ chức đảm bảo rằng việc tuân thủ các điều khoản của hiệp ước là cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích của thỏa thuận này. Và nếu theo quan điểm của NATO, Nga quay trở lại tuân thủ hiệp ước này thì Mỹ có thể xem xét lại quyết định rút khỏi thỏa thuận này.
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng đất nước ông rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Đồng thời, ông để ngỏ khả năng ký kết thỏa thuận mới.
Thứ trưởng Ngoại giao LB Nga Sergei Ryabko lưu ý rằng quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở là bước đi tiếp theo của Washington trong việc dỡ bỏ hệ thống an ninh toàn cầu. Ngoài ra, các bộ trưởng ngoại giao của 10 quốc gia EU cho biết họ rất lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Về phần mình, đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov nói rằng, Nga có phản ứng thích đáng đối với bất kỳ bước đi nào của Mỹ. Cuối cùng, Bộ Ngoại giao Nga đã công bố một tuyên bố chính thức, trong đó bày tỏ quan điểm của mình về việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước bầu trời mở.
Hiệp ước Bầu trời mở được ký kết năm 1992, là một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Tài liệu này đã có hiệu lực từ năm 2002 và cho phép các nước tham gia công khai thu thập thông tin về các lực lượng vũ trang và hoạt động của nhau. Có tất cả 34 quốc gia tham gia Hiệp ước này.
Ca tử vong mới vì nCoV ở Nga cao chưa từng thấy
Nga báo cáo thêm 150 người chết vì nCoV, mức tăng kỷ lục trong vòng 24 giờ, nâng số ca tử vong tại nước này lên 3.249.
Chính phủ Nga hôm nay cho biết 8.894 ca nhiễm nCoV mới được ghi nhận một ngày qua, trong khi 7.144 người đã bình phục. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca nhiễm mới ở Nga xuống dưới 9.000. Nước này hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với tổng cộng 326.448 ca nhiễm.
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm nCoV tại Kaliningrad, Nga hôm 20/5. Ảnh: Reuters.
Dù ghi nhận số người chết vì nCoV trong 24h qua cao kỷ lục, số ca tử vong của Nga thấp hơn nhiều so với những vùng dịch lớn khác trên thế giới. Tuy nhiên, giới phê bình nghi ngờ con số này, cáo buộc chính quyền thống kê thấp hơn thực tế nhằm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, các quan chức y tế Nga giải thích rằng một trong những lý do khiến số ca tử vong của họ thấp hơn so với Mỹ và nhiều nước Tây Âu là chỉ những người chết với nguyên nhân trực tiếp là nCoV mới được đưa vào thống kê.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Nga Melita Vujnovic nhận định Covid-19 ở nước này "đã bước vào giai đoạn ổn định", song đề nghị họ nỗ lực hơn để giảm ca nhiễm mới.
Các hãng thông tấn hôm qua dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ Ramzan Kadyrov, lãnh đạo vùng Chechnya phía nam nước Nga, đang được điều trị do nghi nhiễm nCoV, nhưng thông tin này chưa được xác nhận. Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cũng từng nhiễm nCoV, nhưng đã bình phục và trở lại làm việc.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc hồi tháng 12/2019 và đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 5,2 triệu ca nhiễm, gần 335.000 người chết và gần 2,1 triệu trường hợp bình phục.
Mỹ không định bỏ hiệp ước kiểm soát hạt nhân với Nga Cố vấn Nhà Trắng khẳng định Mỹ không rút khỏi thỏa thuận kiểm soát đầu đạn hạt nhân New START sau khi từ bỏ Hiệp ước Bầu trời mở. "Chúng tôi sẽ tiến hành đàm phán mang tính thiện chí với Nga về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân", cố vấn an ninh Nhà Trắng Robert O'Brien hôm qua nói trong...