“Hiệp sỹ đường phố” và thư “nặc danh”
Ngươi Nam Bô nôi tiêng vơi tinh cach khăng khai như cu Đô Chiêu đa tưng ca ngơi: “Giưa đương thây bât binh chẳng tha”. Cai tinh cach đang quy đo, trong xa hôi ngay nay, ngươi ta thây xuât hiên trong nhưng ngươi đươc goi la “hiêp sy đương phô”.
Những tên cướp bị các chiến sĩ SBC khống chế.
Nhưng Luc Vân Tiên thơi nay la nhưng ngươi binh thương chân chât xa thân băt cươp bao vê tinh mang tai san cua ngươi dân ma không chơ đơi bât cư sư ưu đai nao. Nha nươc vưa trao Huân chương Chiên công cho môt trong nhưng ngươi như vây. Đo la hiêp sy săn cươp Nguyên Thanh Hai ơ Binh Dương vi thanh tich băt hang trăm tên cươp.
Đây chi la môt trong nhưng ngươi điên hinh cua phong trao toa dân tham gia phong chông tôi pham bơi vi ơ TP Hô Chi Minh va nhiêu tinh phia Nam, đa va đang co rât nhiêu nhưng chiên công thâm lăng như vây. Một tấm huân chương, hay cả một bộ phim mà các nhà làm phim đang làm về họ là hoàn toàn xứng đáng. Tư nhưng con ngươi đo, đăt ra nhiêu vân đê phai suy nghi.
Trươc hêt, không thê phu nhân thanh tich cua cac hiêp sy đương phô bơi công viêc nguy hiêm ma hô đa va đang lam. Trong thơi buôi ma tôi pham đang diên biên ngay càng phưc tap trên mọi lĩnh vực, ở đâu đó vẫn còn có tình trạng người ngay sợ kẻ gian, không giám tố giác tội phạm hoặc để giữ mình mà không có đủ dũng khí đấu tranh với cái xấu thì hành động trên của các Hiệp sỹ đường phó quả là điều đáng trân trọng.
Tuy nhiên, “săn bắt cướp” kiểu như các “Hiệp sỹ đường phố” đang làm không phải là công việc dễ dàng. Họ đã phải gạt sang bên cạnh gánh nặng mưu sinh, thậm chí có người đã thiệt mạng khi thực hiện công việc nguy hiểm đó. Pháp luật cũng chỉ dừng lại ở những quy định rất chung về trách nhiệm vầ nghĩa vụ của công dân khi thấy có tội phạm xảy ra.
Nhưng cơ chế nào cho hoạt động của những người bắt cướp không chuyên nghiệp này vẫn còn chưa rõ. Muốn bắt cướp phải theo dõi, thậm chí phải điều tra, nhưng một người không phải nhân viên nhà nước làm việc đó thì ranh giới giữa sự hợp pháp và không hợp pháp nhều khi thật mong manh.
Không biết đã có ai hỏi rằng đã bao giờ hiệp sỹ đường phố bắt nhầm người chưa? Bên cạnh đó, rủi ro của công việc này rất lớn mà thực hiện một cách thiếu chuyên nghiệp thì khi hậu quả không may xảy ra họ và gia đình là người quá thiệt thòi. Khuyến khích hay khuyên can những người làm công việc cao cả này nhiều khi cũng thật khó khi hoạt động của họ chưa có sự “chính danh” về mặt luật pháp.
Từ chuyện hiệp sỹ đường phố lan man sang chuyện có chấp nhận “ thư nặc danh” hay không? Dẫu là “nặc danh” nhưng ở góc độ nào đó nó vẫn còn có những điểm tích cực bởi lẽ ít ra trong nhiều trường hợp cái xấu, cái ác đã bị phanh phui. Người tố cáo bằng thư nặc danh vẫn còn hơn nhiều người im lặng làm ngơ.
Thư nặc danh- tồn tại hay không tồn tại cũng đang nằm ở cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo của chúng ta. Một khi cơ chế đó rõ ràng, người sai bị xử lý, người tố cáo được bảo vệ mọi mặt và được tôn vinh thì nặc danh hay có danh quan trọng gì đâu.
Theo Dân Trí