Hiệp sĩ bắt quả tang kẻ sờ soạng phụ nữ giữa Sài Gòn
Phát hiện một đối tượng nghi vấn trên phố, hiệp sĩ bám sát theo dõi. Đối tượng nghi vấn liên tục cảnh giác chờ cơ hội ra tay. Tưởng gặp một tay cướp giật có nghề, nhưng giữa chừng hiệp sĩ tá hỏa khi phát hiện hắn vỗ vào mông một phụ nữ rồi rú ga tẩu thoát.
Hiệp sĩ Nguyễn Việt Sin, người trực tiếp chứng kiến kể lại, sự việc xảy ra chiều ngày 21/4 trên đường Lam Hồng, Q.Tân Bình, TP.HCM. Sau khi “thả dê” rồi bỏ chạy, đối tượng đã bị anh Sin đuổi theo bắt gọn. Tuy nhiên, hành vi của tên này rất khó xử lý nên không thể dẫn giải về công an giao nộp.
Hiệp sĩ bắt quả tang kẻ sờ soạng vùng kín phụ nữ giữa Sài Gòn. (Ảnh minh họa)
Gia đình nạn nhân và người dân ở gần đó vì quá bức xúc nên đã đánh tên biến thái một trận nhừ tử. “Hiện có rất nhiều gã biến thái lởn vởn trong công viên và trên đường phố quấy rối chị em phụ nữ”-hiệp sĩ cho biết. Rất nhiều trong số đó là những thanh niên ăn mặc là luột hoặc đóng vai đi thể dục để chờ cơ hội…thả dê.
Hiệp sĩ Nguyễn Việt Sin là người đang phải điều trị phơi nhiễm HIV sau khi bị đối tượng dùng dao lam dính máu tấn công trong vụ hỗn chiến cách đây chưa lâu. Sau khi Một Thế Giới đăng tải bài viết về trường hợp của anh, Bộ trưởng Bộ Y tế đã trực tiếp chỉ đạo chữa bệnh miễn phí cho anh.
Hiệp sĩ Nguyễn Việt Sin
Anh Sin cho biết vẫn đang trong quá trình dùng thuốc phơi nhiễm. Vì thuốc liều nặng nên sức khỏe của anh không được ổn định, thường xuyên mệt mỏi và mất ngủ. Trong quá trình điều trị, anh bị sốc thuốc một lần và phải vào bệnh viện cấp cứu. Anh hiện là nhân viên HTX vận tải Phương Đông, do phải nghỉ dưỡng trị bệnh nên chưa thể đi làm lại.
Hiện anh phải thuê phòng trọ ở P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM để sinh sống. Phải nghỉ việc nên không có thu nhập, cuộc sống khá khó khăn. Dù vậy, hàng ngày “hiệp sĩ” này vẫn tích cực theo dõi tại các tuyến đường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng nghi vấn.
Theo Một Thế Giới
Cảnh sát hình sự 'bật mí' những mẹo thoát hiểm khỏi tội phạm
Mỗi năm cả nước xảy ra trên 70.000 vụ phạm tội các loại, trong đó hơn 2/3 vụ về hình sự. Sự gia tăng nhanh chóng của tội phạm khiến đời sống người dân trở nên bất an.
Cảnh sát hình sự &'bật mí' những mẹo thoát hiểm khỏi tội phạm.
Việc tự trang bị những kỹ năng để chủ động phòng tránh sự tấn công của tội phạm trở nên hết sức cần thiết. Khi chẳng may rơi vào tình trạng nguy hiểm, buộc phải đối mặt với tội phạm, thì những kỹ năng ứng xử phù hợp, khôn khéo là biện pháp tối ưu nhất để có thể thoát hiểm.
Với kinh nghiệm từ thực tiễn công tác nhiều năm trong lĩnh vực điều tra trọng án, điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao, trung tá - thạc sỹ Đào Trung Hiếu, cùng đồng nghiệp tại nhiều đơn vị cảnh sát hình sự, các chuyên gia tâm lý, cùng các võ sư trong môn phái võ dân tộc cổ truyền Nhất Nam... biên tập cuốn sách "Mẹo thoát hiểm".
Video đang HOT
Sách này nhằm cung cấp những kỹ năng cần thiết cho người dân để xử lý các tình huống phức tạp, nguy hiểm đang diễn ra, góp phần thiết thực vào việc chủ động phòng ngừa tội phạm, bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mỗi người trước hiểm họa đến từ các loại tội phạm.
Tội phạm đột nhập vào nhà trộm cắp tài sản, thoát hiểm cách nào?
Đột nhập vào nhà ở, trụ sở cơ quan, công sở để trộm cắp tài sản là thủ đoạn phạm tội đang gia tăng, đáng báo động trong thời gian gần đây. Mục tiêu chúng thường lựa chọn là các gia đình đi vắng, nhà giàu, nhà ít người hoặc hệ thống cửa không an toàn.
Tội phạm thường hoạt động theo ổ nhóm, có từ 2 tên trở lên. Giữa chúng có sự phân chia vai trò như tìm hiểu địa bàn, cảnh giới, đột nhập vào trong lấy tài sản và tiêu thụ của gian. Trước khi gây án, các nghi can thường đến hiện trường để nắm tình hình, khảo sát địa bàn, nghiên cứu các phương tiện, thiết bị bảo vệ như tường rào, khóa cửa, thiết bị báo động, lối ra, vào, quy luật đi lại, sinh hoạt và những sơ hở của gia chủ.
Thủ đoạn đột nhập rất đa dạng. Vào ban ngày, đối với các gia đình khóa cửa, chúng kiểm tra xem có người trong nhà không bằng việc bấm chuông, gõ cửa liên tục. Nếu không có ai trả lời, chúng biết chủ nhà đi vắng, nếu có người trả lời thì chúng đặt máy xuống hoặc nói là gọi nhầm máy.
Đối với gia đình mở cửa, nhưng quan sát không thấy có người thì chúng tự nhiên vào nhà như khách, để trộm cắp các loại tài sản gọn nhẹ như máy tính, điện thoại, xe máy, tivi. Nếu gặp người trong nhà thì chúng giới thiệu là nhân viên tiếp thị, hoặc vào nhầm nhà.
Vào ban đêm (tập trung từ 0-5h sáng), trộm thường trèo tường, vượt rào, chui qua cửa sổ, cửa thông tầng, cửa lỗ thoáng, ô thông gió, trèo lên ban công, đột nhập từ cửa tum xuống, vì những cửa nội bộ này thường không kiên cố như cửa chính. Nhiều nghi can lợi dụng cột điện, cây xanh gần nhà để leo lên và xâm nhập vào từ tầng thượng (như vụ Lê Văn Luyện).
Sau đó, chúng dùng đèn khò mặt kính làm cho mặt kính nứt vỡ để đột nhập, hay sử dụng kìm cộng lực cắt khóa, dùng dao, búa, khoan, tháo bản lề, bẻ khuy khóa. Cũng có đối tượng lợi dụng sơ hở của gia chủ để lẻn vào nhà trước, núp sẵn ở một nơi kín đáo chờ thời cơ hoạt động.
Công cụ gây án phổ biến gồm: Kìm cộng lực, búa đinh, mỏ lết, đèn khò, xà beng, võng (dùng để khuân bê két sắt), dây dù, găng tay, khẩu trang và các loại vam phá khóa tự tạo, chìa khóa vạn năng, công cụ phá khóa từ... Đặc biệt, hầu hết các đối tượng đều mang theo dao nhọn, dao bấm... để cạy phá tủ, đó còn là hung khí để chúng phòng thân hoặc tấn công, khống chế chủ nhà khi bị phát hiện.
Tâm lý của tội phạm đột nhập là rất sợ bị phát hiện, bắt giữ. Vì vậy, chúng rất manh động, sẵn sàng tấn công chủ nhà nếu bị kháng cự hoặc làm chúng cảm thấy nguy hiểm. Đây là tình huống chuyển hóa tội phạm từ tội trộm cắp sang tội giết cướp, thường gọi là "đầu trộm, đuôi cướp".
Bảo toàn tính mạng là ưu tiên số 1, nhưng bằng cách nào?
Phương châm ứng xử trong tình huống bị đột nhập, ưu tiên số 1 là phải bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của bản thân và gia đình. Không vì tâm lý luyến tiếc tài sản mà ứng xử manh động, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Nên nhớ "phòng hơn chống". Việc chủ động phòng ngừa sẽ vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu thiệt hại trong các vụ trộm đột nhập. Trước hết, các hộ gia đình cần gia cố cửa nhà, kể cả cửa ban công, sân phơi cũng phải chắc chắn và đóng khoá cẩn thận, sử dụng các loại khóa có chức năng chống trộm, khóa trong để chống cắt phá khóa.
Tuy nhiên, đừng biến ngôi nhà mình thành một chuồng sắt kiên cố và tự chặn đường thoát của chính mình trong những rủi ro cháy nổ. Tất cả chìa khoá cửa và cổng nên tập trung một chỗ, đánh dấu bằng nhiều màu sơn nổi bật trên từng cặp ổ - chìa cụ thể, phòng trường hợp khẩn cấp, thao tác mở sẽ nhanh hơn.
Khi đi ngủ cần kiểm tra kỹ các cửa ra vào, cửa sổ, các cửa trên tầng, cửa ra ban công, sân thượng. Khi vắng nhà qua đêm, vắng nhiều ngày, phải nhờ người trông coi. Nên làm tường, rào ngăn chặn việc leo chuyền từ cây xanh, trụ điện gần để đột nhập vào nhà. Không nên để nhiều tiền mặt, tài sản quý ở trong nhà, nên chia nhỏ tiền và cất ở nhiều nơi.
Nếu có, hãy để chúng ở những nơi ít ai ngờ tới nhất. Két sắt nên để trong đó một ít tiền. Không nên khoe thu nhập cao với mọi người, bởi sự giàu có rất dễ cám dỗ những kẻ xấu. Hạn chế việc chia sẻ trên Facebook và các mạng xã hội những chuyến du lịch dài ngày của cả gia đình.
Thường xuyên chia sẻ với các thành viên trong nhà những kỹ năng đối phó với các tình huống trộm đột nhập. Dạy cho trẻ khi bị đột nhập phải biết gọi điện báo hàng xóm, công an và người thân, dạy trẻ cách mở khoá cửa để thoát hiểm. Phải lưu số điện thoại của người hàng xóm và công an địa phương.
Trong nhà nên chuẩn bị sẵn những đoạn gậy (tre, sắt, gỗ, bình xịt hơi cay...), để rải trong góc cửa, dưới gầm giường, khe tủ... bởi vì khi đối phương cầm dao, thì với một đoạn gậy dài trên tay, bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn. Các thành viên trong gia đình đều phải biết những vị trí để vũ khí tự vệ. Ở vùng nông thôn việc treo tấm bảng "Coi chừng chó dữ", "Nhận dạy võ"... cũng có tác dụng răn đe rất hiệu quả.
Kỹ năng xử lý tình huống đột nhập theo từng giai đoạn. Nhưng điều tối quan trọng là trong bất cứ trường hợp nào cũng cần phải giữ được bình tĩnh. Không bình tĩnh không thể làm được gì!
Trong tình huống trộm chưa vào nhà, lập tức bật các đèn lên, gọi người nhà dậy, giả như gọi điện báo công an... để đánh động, xua đuổi bọn trộm bỏ đi. Vì thâm tâm chúng cũng không muốn đối mặt với chủ nhà. Nếu nghi ngờ trộm đã đột nhập vào sân vườn, tuyệt đối không được mở cửa đi ra xem xét. Hãy quan sát qua cửa sổ, ban công hoặc áp tai vào cửa để nghe ngóng. Khi đó, gậy và bình xịt cay phải cầm sẵn trên tay. Cũng có thể gọi điện nhờ hàng xóm quan sát, theo dõi giúp mình từ bên ngoài.
Nếu đi làm về, thấy trong nhà có người lạ, hoặc tiếng động lạ, quan sát thấy cửa bị cậy, nhất thiết không được vào nhà, mà phải lập tức gọi điện báo cho công an, gọi hàng xóm hoặc người xung quanh cùng đến xem xét sự việc. Nếu vào bên trong nhà mới phát hiện có trộm thì phải rất bình tĩnh, có thể giả vờ là người đến chơi, không được lộ ra mình là chủ nhà khiến bọn trộm hoảng sợ mà tấn công chống trả hoặc bắt giữ làm con tin.
Nên tìm cách để kẻ trộm đi ra và nhớ quan sát, ghi nhớ đặc điểm của chúng để báo công an. Trong đêm, nếu nghe bên ngoài nhà có tiếng động lạ, trước tiên không được mạo hiểm mở cửa, tốt nhất nhìn qua khe cửa xem đã xảy ra chuyện gì, nếu có gì bất thường nên bật điện, gọi điện thoại để báo công an.
Nếu phát hiện trộm đã đột nhập vào nhà, phải tuỳ cơ ứng biến trên cơ sở cân nhắc về tương quan lực lượng giữa bản thân mình và đối tượng. Tuyệt đối không nên manh động xông vào tấn công nghi can để bắt giữ, khi chưa biết chúng có bao nhiêu tên, có những hung khí gì và đã chiếm giữ vị trí nào trong nhà.
Khi đó, cần khóa chặt cửa phòng ngủ. Đánh thức người bên cạnh dậy và thông báo thật khẽ tình hình cho họ biết về mối nguy hiểm đang rình rập bên ngoài. Trước khi đánh thức, nên dùng tay bịt miệng họ nếu đó là người hay giật mình.
Trường hợp trong nhà có trẻ em, người già cả không có khả năng tự vệ, rất dễ mất bình tĩnh, la hét dẫn đến hậu quả thảm khốc, khi đó cần phải tìm cách đưa họ thoát ra khỏi nguồn nguy hiểm. Bạn cần nhẹ nhàng ra khỏi phòng ngủ không để đối tượng phát hiện, cầm sẵn vũ khí trên tay. Nên dồn họ vào nhà vệ sinh, trong phòng nào đó, hoặc sân thượng... có cửa an toàn và yêu cầu chốt chặt cửa, ở yên trong đó. Tình huống không có nơi an toàn thì giấu trẻ xuống gầm giường.
Với trẻ nhỏ, có thể dùng băng keo đã chuẩn bị sẵn để dán kín miệng chúng không cho la hét. Việc này không gây nguy hiểm vì chúng vẫn thở được bằng mũi. Cần nhớ tên Lê Văn Luyện đã giết cháu bé sơ sinh chính vì tiếng khóc của bé.
Khi bước ra ngoài, hãy xác định vị trí và số lượng kẻ đột nhập trong bóng tối. Nhà của mình, mình thuộc, chắc chắn sẽ có lợi thế hơn chúng. Nếu có từ hai kẻ đột nhập trở lên, hãy giữ im lặng và lánh vào một chỗ nào đó an toàn. Nếu là một, vẫn phải im lặng quan sát. Khi thấy trộm manh động, cầm sẵn dao và mình đủ tự tin vào chính mình và người bên cạnh, thì có thể tấn công phủ đầu bằng những đòn đập mạnh, tốt nhất là vào tay hoặc ống chân.
Lưu ý, phải đảm bảo rằng trong trường hợp này, trẻ con vẫn được an toàn trong phòng riêng đã chốt cửa. Nếu xét thấy khả năng đánh thắng không chắc chắn, thì nên chủ động mở toang các cửa, rồi bật đèn, hô hoán để cho trộm chạy ra ngoài.
Nếu trong nhà chỉ có một mình, phải đóng chặt cửa phòng ngủ, giả vờ gọi to người bên cạnh, bấm chuông báo động (nếu có) hoặc gọi điện thoại báo cho cơ quan công an. Nghi can thấy nguy hiểm sẽ tự rút lui theo lối chúng vào nhà.
Trường hợp bị khống chế, phải tuyệt đối phục tùng, làm theo tất cả những yêu cầu của chúng, không để chúng có cảm giác bất an hay kích động chúng. Hãy ngoan ngoãn chỉ nơi để ví, túi xách, đọc mã số hoặc tự mở két sắt cho chúng, phải cho chúng có một số ít tiền hoặc gì đó để ra đi.
Không nên nhìn thẳng và đừng bao giờ ra vẻ cố gắng ghi nhớ mặt chúng. Nếu có nhận ra người quen cũng tuyệt đối vờ như không biết. Khi chúng tra khảo: "Nhà giàu mà sao có ít tiền vậy?", đừng nói mình không có tiền, chúng sẽ cảm thấy tự ái vì bị lừa. Hãy đưa ra một lý do chân thành rằng vừa gom tiền mua hay làm gì đó, chỉ còn lại bấy nhiêu đây.
Trường hợp bị tấn công, hãy kêu to lên để người trong nhà gọi công an hoặc trợ giúp của hàng xóm. Nếu đang một mình, vẫn phải làm điều này. Hãy tìm lối gần nhất và thoát ra. Nhưng việc hô hoán với hàng xóm không được khuyến khích bởi việc này chỉ làm chúng manh động thêm. Bình xịt hơi cay sẽ phát huy tác dụng trong lúc này.
Trong bóng tối, kẻ đột nhập thường không biết mức độ chấn thương của nạn nhân, nên cách cuối cùng trong tình huống này là nằm im giả chết, mặc cho chúng lục lọi, cho đến khi rút đi. Tóm lại, đừng kháng cự nếu tự thấy mình yếu thế hơn chúng. Đa số trộm thường chỉ muốn tài sản, chứ không phải mạng người, nhưng khi thấy sự an toàn của mình bị đe doạ, chúng sẽ manh động rút dao.
Khi thấy kẻ trộm vừa ra khỏi nhà, nên quan sát, ghi nhớ đặc điểm, hướng chạy của chúng sau đó báo cho công an những thông tin về tên trộm như: Độ tuổi, màu da, vẻ mặt, tóc, đặc điểm nhân dạng, ăn mặc..., càng chi tiết càng tốt.
Thái độ ứng xử nào là khôn ngoan trong tình huống bị đột nhập vào nhà?
a. Phản ứng ngay khi phát hiện có đột nhập. Kiên quyết tấn công, đánh, bắt người.
b. Cố gắng kiềm chế nỗi sợ hãi để bình tĩnh quan sát sự việc, làm chủ tình thế, xác định đặc điểm và số lượng nghi can, hung khí đối tượng cầm theo; tương quan lực lượng giữa trộm và mình; những người dễ bị tổn thương và không có khả năng tự vệ trong gia đình... từ đó suy tính phương án xử lý tình huống tối ưu nhất.
c. Khôn khéo, mềm mỏng trong ứng xử để đối tượng lơ là, mất cảnh giác, không làm gì để nghi can bị kích động. Tận dụng thời cơ để bỏ chạy đến nơi an toàn hoặc bất ngờ tấn công lại tên trộm.
Đáp án: b c
2. Nếu trộm đã đứng ngay ở đầu giường ngủ của bạn (nhưng chúng chưa khống chế bạn và người thân), bạn sẽ phản ứng như thế nào?
a. Vùng dậy, lao vào tấn công tên trộm, kết hợp với tri hô, gọi người nhà để bắt trộm.
b. Vùng dậy, lấy vật dụng, vũ khí đã để sẵn trong phòng như dao, gậy, đèn pin, bình xịt cay, gậy golf...) nhưng để thủ thế, chứ không chủ động tấn công trộm.
c. Nằm im tại giường, giả vờ ngủ say, không biết trộm đã đột nhập vào phòng. Để việc lục lọi diễn ra, chờ tên trộm đi ra khỏi phòng mới dậy và triển khai các biện pháp phòng vệ và gọi điện báo công an.
Đáp án: c
3. Nếu trộm có từ hai tên trở lên, hoặc trong tay có vũ khí như (dao, búa, kiếm) đến bên giường và khống chế khóa trói bạn hoặc yêu cầu bạn tự trói tay mình và người thân, rồi yêu cầu chỉ chỗ cất giữ tiền vàng, giấy tờ tài sản có giá trị hoặc nơi để chìa khóa xe, để két bạc..., bạn cần làm gì?
a. Vùng vẫy kháng cự, đánh lại để thoát ra khỏi phòng chạy đến chỗ an toàn.
b. Không hợp tác với tên trộm dù đã bị khống chế, không chỉ nơi cất giấu tài sản, chìa khóa két, chửi rủa hoặc có lời nói đe dọa sẽ báo công an.
c. Tỏ ra hợp tác, phục tùng mọi yêu cầu của tên trộm để bảo đảm an toàn tính mạng. Trong quá trình thực hiện yêu cầu, ghi nhớ đặc điểm nghi can, đồng thời chú ý quan sát tình hình, tận dụng thời cơ thuận lợi để bỏ chạy đến nơi an toàn, hoặc bất ngờ tấn công lại tên trộm. Nếu không có khả năng bỏ chạy hoặc đánh lại, thì tuyệt đối không chống lại chúng.
Đáp án: c.
Theo Tri Thức
Hàng chục người dân tham gia bắt 6 tên cướp Một nhóm khoảng 6 tên cướp dàn cảnh cướp tài sản người đi đường đã bị quần chúng vây bắt. 2 trong số 6 tên đã bị người dân tóm gọn, giao công an phường 7, quận 3 xử lý. Vụ việc xảy ra vào sáng nay, 23-1, gần ngã 4 Trần Quốc Thảo - Điện Biên Phủ. Một trong hai tên cướp...