Hiệp hội vận tải Hà Nội: Phản đối kịch liệt kiểu làm ăn gian dối
Hà Nội hạn chế cấp phép đăng ký kinh doanh taxi. Một số hãng taxi “ lách luật” – lập chi nhánh ở các tỉnh ngoài Hà Nội để được cấp phù hiệu taxi của tỉnh đó, rồi đưa các xe về hoạt động và kinh doanh dịch vụ taxi trái phép tại Hà Nội…
LTS: Thành phố Hà Nội đã tạm ngừng và không cấp phép mới đăng ký kinh doanh taxi cho các doanh nghiệp từ đầu năm 2012. Theo đánh giá của lãnh đạo thành phố, thì Hà Nội đã bão hòa với trên dưới 17.000 taxi của khoảng 114 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh. Thành phố cũng không cấp mới phù hiệu taxi (tem hồng), tức là không tăng số lượng đầu xe, cho các hãng taxi đang được phép hoạt động. Chính vì vậy, một số hãng taxi đã lập chi nhánh ở các tỉnh ngoài Hà Nội để được cấp phù hiệu taxi của tỉnh đó, rồi đưa các xe về hoạt động và kinh doanh dịch vụ taxi trái phép tại Hà Nội. Phóng viên An ninh Thủ đô đã tìm gặp, phỏng vấn những bên có liên quan.
Tem hồng Vĩnh Phúc nhưng hoạt động ở Hà Nội
Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Chủ tịch hiệp hội Vận tải Hà Nội, chủ hãng xe taxi Nguyen Minh: “Chúng tôi kịch liệt lên án, phản đối…”
PV: Có những hãng taxi lập chi nhánh, xin tem hồng của Sở GTVT ở các tỉnh lân cận Thành phố Hà Nội, nhưng các xe taxi đấy hoạt động ở Thành phố Hà Nội, ông có biết hiện tượng đó không?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Hiện tượng này chúng tôi có nghe nói. Thế còn để chứng thực cho việc này, tôi nghĩ các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Ví dụ như Thanh tra Giao thông hoặc là các phòng ban chức năng giao thông của các Sở phải có phối hợp để kiểm tra, xử lý. Tôi cho rằng trước một thông tin như thế cần phải có kiểm chứng. Đến giờ thì Hiêp hội vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào để kết luận việc đó!
Ông Nguyễn Hồng Minh –
Phó Chủ tịch hiệp hội Vận tải Hà Nội, chủ hãng xe taxi Nguyen Minh
Việc taxi ngoại tỉnh đón khách ở Hà Nội là sai hay đúng, mong ông phân tích hiện tượng này…?
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hồng Minh: Việc đi lại thông thương giữa các tỉnh và Thủ đô đã được Hiến pháp quy định rồi, không ai có thể ngăn sông cấm chợ được nữa. Cho nên, việc phương tiện người ta lưu thông trên đường hay là ra vào Thủ đô là chuyện bình thường thôi. Chỉ có vấn đề là xác định thế nào là lách luật? Họ dán các tem hồng ở các tỉnh rồi mang xe về chạy ở Hà Nội. Việc này chúng tôi có nghe, nhưng để có bằng chứng xác thực thì chúng tôi chưa có. Để nắm bắt cụ thể thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra. Nếu có chứng cứ rồi thì anh cung cấp cho các cơ quan chức năng người ta làm việc thẳng đến các đơn vị vi phạm thì xử lý được thôi.
Ví dụ: Một người từ Hưng Yên, có tem hồng của sở GTVT tỉnh Hưng Yên cấp, nếu người ta có khách đi Hà Nội công tác hay Bệnh viện cấp cứu hay đi đâu đấy thì chuyện dừng đỗ và chờ khách ở trong Hà Nội một ngày hai ngày theo khách thì cũng bình thường thôi. Không có điều luật nào quy định người ta phải mang về Hưng Yên kinh doanh cả. Nhưng trong quá trình chờ khách ở đấy thì họ phải phục vụ người khách đó!
Theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định về việc “phải có bộ máy quản lý tại địa phương nơi cấp hệ thống tổng đài, làm bộ đàm”. Thế thì kiểm tra rất dễ thôi. Bây giờ kiểm tra xem cái bộ đàm hoạt động là có tổng đài ở đâu? Tổng đài ở Hưng Yên hay Hà Nội là biết ngay thôi mà. Đúng không anh?
Trường hợp anh được Sở GTVT Hưng Yên cấp mà đưa xe về Hà Nội hoạt động, chỉ cần cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra ngược lại về bộ đàm, rồi lần theo tần số của chính xe đó là ra vấn đề thôi, có gì đâu!
Với tư cách là người đại diện cho hiêp hội, ông có ý kiến chính thức gì về hiện tượng trên?
Ông Nguyễn Hồng Minh: Chúng tôi lịch liệt lên án, phản đối các doanh nghiệp làm ăn gian dối, vi phạm luật như thế. Hiệp hội chúng tôi bảo vệ lợi ích hợp pháp của các thành viên, nhất định không ủng hộ những hành vi sai trái, “lách” luật, làm biến dạng bộ mặt Thủ đô.
(Còn nữa)
Theo ANTD
"Dự án khai thác bauxite nên để cho Quốc hội quyết định"
"Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Chính phủ lẫn doanh nghiệp đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi, nhưng đây vẫn là lời hứa không được đảm bảo", Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam) bày tỏ lo ngại.
"Thiếu tầm nhìn"
Liên quan đến dự án bauxite, trao đổi với PV, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng: "Tiềm năng khoáng sản bauxite ở Tây Nguyên là rất lớn, dự án khai thác bauxite là một dự án lớn của quốc gia, nhất là đang trong giai đoạn thử nghiệm nên cần phải tính toán thật kỹ lưỡng.
Dự án này không thể nói là làm ngay được mà phải thận trọng bởi nó không chỉ liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế chung của cả khu vực Tây Nguyên mà còn liên quan đến vấn đề môi trường, an ninh - quốc phòng của quốc gia".
Theo đại biểu Dương Trung Quốc thì dự án khai thác bauxite đã không được tính toán kỹ trước khi triển khai, "thiếu tầm nhìn" và có sự "lách luật".
Đại biểu Dương Trung Quốc (Tổng thư ký Hội Sử học): "Chúng ta sẵn sàng trả giá, chấp nhận hy sinh một phần lợi ích trước mắt để bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước trong tương lai, dứt khoát không thể làm theo kiểu &'đã đâm lao thì phải theo lao' được bởi hậu quả của nó sẽ rất nặng nề".
Đại biểu Dương Trung Quốc nhận định: "Khi trình dự án khai thác bauxite ra Quốc hội để xin ý kiến, Chính phủ đã &'xé nhỏ' quy mô dự án, chỉ đưa ra hai dự án nhỏ là dự án khai thác bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) mà không hề tính toán đến các yếu tố liên quan và cần thiết khác để phục vụ cho dự án như cơ sở hạ tầng, đường giao thông, cầu cảng, rồi vận chuyển đi đâu, bằng cách nào,... đây là một thiếu sót lớn.
Trước kia, cảng Kê Gà (Bình Thuận) dự kiến được triển khai để làm cảng xuất khẩu alumin. Trong khi chờ đợi việc hoàn thành cảng này, việc vận chuyển alumin dự kiến sẽ được thực hiện theo hai tuyến đường, trong đó Quốc lộ 20 giữ vai trò chủ yếu. Tuy nhiên vừa qua, Chính phủ đã cho dừng lại dự án xây dựng cảng Kê Gà, trong khi tuyến đường 20 vẫn chưa nâng cấp, sửa chữa xong, việc vận chuyển alumin chắc chắn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn".
"Cách làm của Chính phủ là thu nhỏ dự án khai thác bauxite (trên thực tế thì có quy mô và nguồn vốn đầu tư rất lớn) đến mức có thể để không phải đưa ra trình Quốc hội và để tự mình có thể toàn quyền quyết định. Tuy nhiên, khi quyết định cho triển khai dự án này, Chính phủ lại không lường trước được những vấn đề nảy sinh sau đó".
"Theo tôi, ở đây Quốc hội cần làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan trong chuyện này, cụ thể là có hay không chuyện &'lách luật' khi trình và thực hiện dự án", đại biểu Dương Trung Quốc nói.
"An toàn hay không vẫn còn là ẩn số"
Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng: "Việc triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên cũng tương tự như việc chúng ta đã cưỡi lên lưng hổ. Từ trước đến nay, cả Chính phủ lẫn doanh nghiệp (cụ thể là Vinacomin) đều cho rằng bây giờ chưa lãi nhưng sau sẽ có lãi. Nhưng đây vẫn là lời hứa không được ai đảm bảo.
Cho đến bây giờ, vấn đề an toàn môi trường khi triển khai dự án khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ có được đảm bảo hay không vẫn còn là một ẩn số, chưa có gì là chắc chắn cả. Bài học từ thảm họa vỡ đập chứa bùn đỏ ở Hungary vẫn còn đó như một lời cảnh tỉnh".
Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên dù đã đầu tư rất nhiều vốn nhưng hiện vẫn chưa có lãi.
Cũng theo đại biểu Dương Trung Quốc, sự "thanh minh" của phía Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) về việc thua lỗ cũng không thuyết phục: "Vừa qua, đại diện của Tập đoàn Vinacomin cho rằng: hiện tại với giá xuất khẩu 340 USD/tấn theo kết quả đàm phán mới đây thì Vinacomin vẫn chưa có lãi, nếu điều kiện thuận lợi thì sang năm 2014 việc xuất khẩu alumin mới bắt đầu có lãi. Theo tôi, đây là sự thanh minh thiếu tính thuyết phục.
Điều kiện thuận lợi cụ thể là khi nào? Hiện tại, ngay cả việc alumin còn chưa biết bán cho ai, xuất khẩu đi đâu, doanh nghiệp cũng mới chỉ cho biết là alumin sau khi được làm ra thì &'sẽ xuất khẩu' và &'một phần alumin sẽ bán cho Trung Quốc', tất cả còn rất mơ hồ, không có gì là cụ thể và bảo đảm cả. Ngay cả dự án tận dụng bùn đỏ để chế biến, sản xuất thành thép cũng mới chỉ là dự án trên giấy tờ, thiếu tính khả dụng".
Ngoài ra, đại biểu Dương Trung Quốc cũng cho rằng: "Cần thiết phải đưa dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên ra thảo luận công khai trước Quốc hội để lấy ý kiến và để Quốc hội có một quyết định sáng suốt hơn về vấn đề này. Dự án khai thác bauxite không đem lại hiệu quả kinh tế thì nên dừng lại".
"Chúng ta sẵn sàng trả giá, chấp nhận hy sinh một phần lợi ích trước mắt để bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước trong tương lai, dứt khoát không thể làm theo kiểu &'đã đâm lao thì phải theo lao' được bởi hậu quả của nó sẽ rất nặng nề", đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Theo soha
Quy hoạch lễ hội: Chưa làm đã vướng Nhằm xóa những tiêu cực trong hoạt động lễ hội cũng như đưa các lễ hội trở về đúng với truyền thống, mới đây Bộ VH-TT&DL đã công bố Dự thảo Quy hoạch tổng thể lễ hội toàn quốc giai đoạn 2013 - 2020. Một trong những nội dung mà dự thảo quy hoạch đặt ra là sẽ thực hiện giảm quy mô,...