Hiệp hội Tình báo Ngũ Nhãn tố Trung Quốc hủy bằng chứng thật về virus corona
Trung Quốc đã cố tình che giấu hoặc tiêu hủy các bằng chứng về sự bùng phát dịch bệnh do virus corona gây ra, tờ Daily Telegraph của Australia nhận xét, dẫn nguồn từ hồ sơ dài 15 trang của Hiệp hội tình báo “Five Eyes” (Ngũ Nhãn) bao gồm các chuyên gia tình báo của Mỹ, Australia, New Zealand, Canada và Vương quốc Anh.
Trung Quốc khẳng định ngay từ đầu Bắc Kinh đã giữ lập trường cởi mở và đầy trách nhiệm khi công bố các dữ liệu về dịch bệnh lây nhiễm virus corona.
Như khẳng định trong tài liệu, Trung Quốc “đã đẩy các nước khác vào nguy cơ” khi che giấu mọi thông tin về virus corona, ngăn cấm không cho các bác sĩ nói về nó. Hồ sơ cũng nói rằng Bắc Kinh đã tiêu hủy bằng chứng về virus corona trong các phòng thí nghiệm và từ chối cung cấp vật liệu sinh học cho các nhà chuyên gia điều chế vaccine.
“Ngũ Nhãn”
Theo hồ sơ kể trên, ngay từ đầu tháng 12, Trung Quốc đã có bằng chứng về việc virus corona truyền từ người sang người, nhưng vẫn “chối bỏ cho đến tận 20/1″. Như ghi trong báo cáo, WHO cũng phủ nhận thông tin này, bất chấp những lo ngại mà chính quyền Đài Loan đã bày tỏ vào ngày 31/12. Hồ sơ cũng nói rằng vào ngày 3/1, Ủy ban Y tế Quốc gia của CHND Trung Hoa đã ra lệnh hủy các mẫu virus corona và không công bố các thông tin gắn với “một căn bệnh truyền nhiễm chưa rõ”.
Video đang HOT
Theo thông tin của tờ báo Australia, trong hồ sơ nhắc đến nhóm các nhà khoa học đứng đầu là bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) từ Viện Virus học Vũ Hán. Theo dữ liệu của các cơ quan tình báo phương Tây, chính các nhà nghiên cứu này đã phát hiện ra những mẫu virus corona trong hang động ở tỉnh Vân Nam, ghi nhận sự tương đồng di truyền nổi bật với Covid-19. Nhóm nghiên cứu của bà Thạch Chính Lệ cũng đã tìm thấy sự tổng hợp của coronavirus ở dơi, không thuộc loại có thể điều trị.
Hồ sơ cho biết khi được tin bùng phát dịch bệnh do virus corona chuyên gia virus học Thạch Chính Lệ đã mất ngủ nhiều đêm, vì sợ rằng virus đã “sổng” ra chính từ phòng thí nghiệm của bà, nhưng sau đó bà Thạch đã trấn tĩnh lại bởi theo bà, bộ gen của virus corona không khớp với loại virus mà bà nghiên cứu.
Cuộc điều tra của tình báo Mỹ
Về phần mình, kênh truyền hình Fox News dẫn nguồn từ một quan chức cấp cao của Mỹ thông báo rằng bản báo cáo trên phù hợp với dữ liệu của tình báo Mỹ.
“Mặc dù tình báo Mỹ không xác nhận sự tồn tại của bản tài liệu dài 15 trang, nhưng một quan chức cấp cao đã nói với Fox rằng thông tin về tài liệu này phù hợp với dữ liệu mà tình báo Mỹ nắm được, rằng từ trước khi tuyên bố, Trung Quốc đã sớm biết về việc virus lây truyền từ người sang người, và đó là chủng virus corona mới, loại virus này đã lan truyền rộng từ trước khi Bắc Kinh báo với cộng đồng quốc tế trong những tuần lễ đầu tiên của đợt bùng phát dịch bệnh”, tài liệu của Fox News nhận xét.
Ý kiến khác nhau
Đồng thời, các tác giả của bài viết nhận xét rằng chưa có sự thống nhất ý kiến trong cộng đồng tình báo của 5 nước. Cụ thể, Australia cho rằng nguồn phát tán virus, như khẳng định của chính quyền Trung Quốc, là khu chợ ở Vũ Hán; còn giới tình báo Mỹ, bao gồm 17 cơ quan, thì vẫn chưa quyết định gì về điều này nhưng đa phần thiên về hướng không ủng hộ lập luận kể trên. Khoảng 70-75% trong số họ tin chắc rằng virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, số còn lại chưa tán thành dứt khoát, vì “không có lửa làm sao có khói”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã tuyên bố rằng phía Mỹ đang xem xét các giả thiết về nguồn gốc nhân tạo của coronavirus trong phòng thí nghiệm Vũ Hán. Ông Trump đe rằng Trung Quốc phải chịu hậu quả nếu xác minh được là hóa ra Bắc Kinh cố tình “thả” virus corona cho bùng phát dịch bênh Covid-19 trên thế giới.
Còn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố rằng ngay từ đầu Bắc Kinh đã giữ lập trường cởi mở và đầy trách nhiệm khi công bố các dữ liệu về dịch bệnh lây nhiễm virus corona.
Ngọt bùi, giản dị như chè đậu ván Huế
Có người ví von chè đậu ván tựa như con gái Huế, không quá ngọt ngào mà vẫn dịu dàng, thơm mát và rất đậm đà. Ai đã thưởng thức chè đậu ván một lần sẽ thèm được thêm lần nữa, lần nữa...
Món chè ở 3 miền đất nước rất phong phú, đa dạng, kể hoài không hết. Nào chè thập cẩm, chè bà ba, chè đậu, chè khoai... Nhưng nói đến món chè ở "khúc ruột" miền Trung, thì chè đậu ván được người Huế nhắc tên đầu tiên.
Chè đậu ván không ngọt như chè thưng miền Nam hay béo như chè Thái nhưng khiến người ăn vương vấn bởi vị ngọt dịu và cảm giác trơn mát.
Cách nấu chè đậu ván đơn giản như bao món chè khác, không thể thiếu 3 thành phần chính là đường, đậu và nước cốt dừa.
Đậu ván ngâm nước ấm để qua đêm rồi bóc bỏ lớp vỏ. Hấp đậu trong khoảng 30 phút là chín. Sau đó đun sôi hỗn hợp nước đường rồi cho lá dứa vào. Khuấy tan bột năng với 3/4 chén nước. Đường sôi hạ lửa nhỏ, vớt bỏ lá dứa. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi cho từ từ chén bột năng vào, vừa đổ vừa quậy đều đến khi thấy nước đặc sánh lại thì dừng. Cho đậu ván đã hấp chín vào nồi đảo đều thật nhẹ tay để tránh đậu bị nát.
Đậu ván có vị ngọt giúp giải khát rất tốt! Chè đậu ván đặc có thể dùng nóng hoặc nguội không kèm với đá và có thể cho thêm nước cốt dừa.
Món chè khi hoàn thành có độ trong nhưng vẫn sánh đặc, hạt đậu ván không bể nát mà vẫn bở mềm. Khi ăn có cảm giác bùi bùi, vị ngọt thanh mát.
Có người ví von chè đậu ván tựa như con gái Huế, không quá ngọt ngào mà vẫn dịu dàng, thơm mát và rất đậm đà. Ai đã thưởng thức chè đậu ván một lần sẽ thèm được thêm lần nữa, lần nữa...
Theo NLĐ
Tiệm chè cá Koi hút giới trẻ TP.HCM Không chỉ sở hữu hương vị độc đáo, các món chè dưới đây còn thu hút tín đồ ẩm thực Sài thành nhờ sở hữu tạo hình bắt mắt. Nhắc đến các loại chè nổi tiếng của người Hoa, nhiều người sẽ liên tưởng đến chè mè đen, chè trứng cút, chè hột gà, chè dâu... Bên cạnh đó, chè cá Koi hay...