Hiệp hội taxi TPHCM kiến nghị chấm dứt hoạt động của Uber
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch hiệp hội TP lý giải, các hãng taxi truyền thống phải chịu nhiều loại thuế phí, riêng thuế VAT đã là 10%, đóng các loại bảo hiểm, gắn giám sát hành trình… Nếu được ưu đãi như Uber taxi truyền thống có thể xây dựng giá cước thấp như họ.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng Uber rũ bỏ mọi trách nhiệm pháp lý cho lái xe và khách hàng.
Chiều 5/12, Hiệp hội taxi TP đã có buổi làm việc và thống nhất kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT quyết định chấm dứt hoạt động của Uber tại Việt Nam cho đến khi có quy định mới phù hợp với hoạt động này.
Ông Tạ Long Hỷ cho rằng hiện Uber đang biện minh cho việc làm của mình chỉ là môi giới… Vì thế họ rũ bỏ mọi trách nhiệm pháp lý cho chủ xe – lái xe và khách hàng.
Nếu là môi giới thì Uber chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giới thiệu và chờ nhận tiền hoa hồng… mọi vấn đề khác do các bên đối tác tự đàm phán, thương lượng và độc lập quyết định, không có sự tham gia của môi giới. Nhưng việc làm của Uber thì hoàn toàn khác.
Uber đang điều hành trọn vẹn một quy trình phục vụ hành khách giống như hoạt động của một hãng taxi thực sự. Cụ thể, Uber tiếp nhận yêu cầu của khách – cung cấp thông tin 2 chiều cho lái xe và hành khách, rồi điều xe và quyết định hành trình chạy xe, quyết định giá cước khi kết thúc hành trình, thực hiện ăn chia với chủ xe… Ngoài ra Uber còn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, quy định chế tài xử phạt khi lái xe có lỗi,…
“Điều đáng nói ở đây là họ đã điều động xe và lái xe không đủ điều kiện hành nghề taxi và việc đưa rước khách. Họ trốn tránh mọi nghĩa vụ thuế, tránh né trách nhiệm hình sự, dân sự, lao động…” – ông Hỷ cho rằng vì hoạt động của Uber là kinh doanh “taxi dù” cao cấp.
Tại sao Uber là có giá cước rẻ hơn taxi truyền thống? Ông Hỷ cho biết, trên thực tế các hãng taxi truyền thống ngoài việc đầu tư phương tiện, phải chịu nhiều loại thuế phí, riêng thuế VAT đã là 10%, phải lo trả vay ngân hàng, phải tham gia đóng bảo hiểm xe, bảo hiểm khách khách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… trong khi Uber không phải tốn kém các khoản nói trên.
Hiệp hội taxi TP cho biết, hiện tại nhiều tỉnh thành phố đã thực hiện chủ trương khống chế việc phát triển số lượng xe taxi theo quy hoạch ngắn hạn, dài hạn thông qua việc cấp hạn ngạch cho từng hãng taxi. Nay cho phép Uber hoạt động đồng nghĩa với việc tất cả mọi xe nhàn rỗi không phân biệt có phải taxi hay không đều được hoạt động đưa rước như taxi, vô tình đã phá vỡ kế hoạch, quy hoạch mà các địa phương xây dựng bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang ép buộc taxi truyền thống phải gắn hộp đen, giám sát hành trình (GPS)… Nếu sắp tới chấp nhận loại hình hoạt động của Uber (không cần và không có gì cả), chỉ cần sử dụng công nghệ thông qua ứng dụng của điện thoại thông minh thì taxi truyền thống có cần phải tiếp tục thực hiện các việc đầu tư trên nữa không? Vì việc đầu tư hệ thống GPS vừa tốn thời gian tiền bạc của doanh nghiệp, vừa không còn tác dụng khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp taxi áp dụng loại hình điều hành kiểu Uber hiện nay.
Thanh tra giao thông lập biên bản vi phạm đối với một xe Uber tại bến xe miền Đông ngày 5/12
Trả lời báo chí về chất lượng dịch vụ của các hãng taxi hiện nay như thế nào khi hành khách đánh giá chất lượng của Uber tốt hơn, ông Hỷ thừa nhận rằng, chắc chắn các hãng taxi truyền thống phải xem xét lại mình, phải cố gắng phấn đấu, cải tiến quy trình công nghệ để vươn lên, khắc phục những thói hư tật xấu của tài xế,… nhưng chắc chắn không thể thực hiện ngay trong một sớm một chiều.
Ông Hỷ khẳng định: “Nếu hãng taxi truyền thống được ưu đãi như Uber chứng tôi cũng có thể xây dựng mức cước như giá của Uber hiện nay”. Ông đưa ra ví giả thiết, nếu được hoạt động như Uber thì hãng Taxi Vinasun sẽ bán đi hơn 5.000 chiếc xe để sắm mới 2.000 chiếc sang để phục vụ hành khách.
Hiệp hội taxi TP kiến nghị, “trong khi Chính phủ chưa có văn bản nào mới thay thế hoặc cải sửa, bổ sung nghị định số 86/2014 -CP thì phải xem đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động vận tải. Bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào chưa đáp ứng được các điều kiện mà văn bản này quy định thì chưa được phép hoạt động kinh doanh”.
Video đang HOT
“Trên cơ sở nguyên tắc này, kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT quyết định chấm dứt hoạt động của Uber tại Việt Nam cho đến khi có quy định mới của Nhà nước phù hợp với hoạt động này”, nội dung văn bản nêu rõ.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hoạt động của Uber hiện nay là trái với Luật Giao thông đường bộ. Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa yêu cầu các đơn vị tham mưu cần nghiên cứu bổ sung quy định pháp lý để hợp pháp hóa và quản lý dịch vụ Uber nhằm đảo bảm quyền lợi của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng
Liên quan đến taxi Uber, ngày 5/12, Thanh tra Sở GTVT phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố tiến hành kiểm tra và lập biên bản một số xe Uber tại Bến xe miền Đông và sân bay Tân Sơn Nhất. Thanh tra giao thông xử phạt tài xế với lỗi vi phạm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định. Cụ thể, vi phạm điểm C khoản 4 Điều 28 Nghị định 171 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước đó, ngày 28/11, Thanh tra giao thông cũng đã lập biên bản 5 trường hợp trên.
Quốc Anh
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch hiệp hội TP lý giải, các hãng taxi truyền thống phải chịu nhiều loại thuế phí, riêng thuế VAT đã là 10%, đóng các loại bảo hiểm, gắn giám sát hành trình… Nếu được ưu đãi như Uber taxi truyền thống có thể xây dựng giá cước thấp như họ.
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng Uber rũ bỏ mọi trách nhiệm pháp lý cho lái xe và khách hàng.
Chiều 5/12, Hiệp hội taxi TP đã có buổi làm việc và thống nhất kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT quyết định chấm dứt hoạt động của Uber tại Việt Nam cho đến khi có quy định mới phù hợp với hoạt động này.
Ông Tạ Long Hỷ cho rằng hiện Uber đang biện minh cho việc làm của mình chỉ là môi giới… Vì thế họ rũ bỏ mọi trách nhiệm pháp lý cho chủ xe – lái xe và khách hàng.
Nếu là môi giới thì Uber chỉ có nhiệm vụ duy nhất là giới thiệu và chờ nhận tiền hoa hồng… mọi vấn đề khác do các bên đối tác tự đàm phán, thương lượng và độc lập quyết định, không có sự tham gia của môi giới. Nhưng việc làm của Uber thì hoàn toàn khác.
Uber đang điều hành trọn vẹn một quy trình phục vụ hành khách giống như hoạt động của một hãng taxi thực sự. Cụ thể, Uber tiếp nhận yêu cầu của khách – cung cấp thông tin 2 chiều cho lái xe và hành khách, rồi điều xe và quyết định hành trình chạy xe, quyết định giá cước khi kết thúc hành trình, thực hiện ăn chia với chủ xe… Ngoài ra Uber còn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, quy định chế tài xử phạt khi lái xe có lỗi,…
“Điều đáng nói ở đây là họ đã điều động xe và lái xe không đủ điều kiện hành nghề taxi và việc đưa rước khách. Họ trốn tránh mọi nghĩa vụ thuế, tránh né trách nhiệm hình sự, dân sự, lao động…” – ông Hỷ cho rằng vì hoạt động của Uber là kinh doanh “taxi dù” cao cấp.
Tại sao Uber là có giá cước rẻ hơn taxi truyền thống? Ông Hỷ cho biết, trên thực tế các hãng taxi truyền thống ngoài việc đầu tư phương tiện, phải chịu nhiều loại thuế phí, riêng thuế VAT đã là 10%, phải lo trả vay ngân hàng, phải tham gia đóng bảo hiểm xe, bảo hiểm khách khách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động… trong khi Uber không phải tốn kém các khoản nói trên.
Hiệp hội taxi TP cho biết, hiện tại nhiều tỉnh thành phố đã thực hiện chủ trương khống chế việc phát triển số lượng xe taxi theo quy hoạch ngắn hạn, dài hạn thông qua việc cấp hạn ngạch cho từng hãng taxi. Nay cho phép Uber hoạt động đồng nghĩa với việc tất cả mọi xe nhàn rỗi không phân biệt có phải taxi hay không đều được hoạt động đưa rước như taxi, vô tình đã phá vỡ kế hoạch, quy hoạch mà các địa phương xây dựng bấy lâu nay.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang ép buộc taxi truyền thống phải gắn hộp đen, giám sát hành trình (GPS)… Nếu sắp tới chấp nhận loại hình hoạt động của Uber (không cần và không có gì cả), chỉ cần sử dụng công nghệ thông qua ứng dụng của điện thoại thông minh thì taxi truyền thống có cần phải tiếp tục thực hiện các việc đầu tư trên nữa không? Vì việc đầu tư hệ thống GPS vừa tốn thời gian tiền bạc của doanh nghiệp, vừa không còn tác dụng khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp taxi áp dụng loại hình điều hành kiểu Uber hiện nay.
Thanh tra giao thông lập biên bản vi phạm đối với một xe Uber tại bến xe miền Đông ngày 5/12
Trả lời báo chí về chất lượng dịch vụ của các hãng taxi hiện nay như thế nào khi hành khách đánh giá chất lượng của Uber tốt hơn, ông Hỷ thừa nhận rằng, chắc chắn các hãng taxi truyền thống phải xem xét lại mình, phải cố gắng phấn đấu, cải tiến quy trình công nghệ để vươn lên, khắc phục những thói hư tật xấu của tài xế,… nhưng chắc chắn không thể thực hiện ngay trong một sớm một chiều.
Ông Hỷ khẳng định: “Nếu hãng taxi truyền thống được ưu đãi như Uber chứng tôi cũng có thể xây dựng mức cước như giá của Uber hiện nay”. Ông đưa ra ví giả thiết, nếu được hoạt động như Uber thì hãng Taxi Vinasun sẽ bán đi hơn 5.000 chiếc xe để sắm mới 2.000 chiếc sang để phục vụ hành khách.
Hiệp hội taxi TP kiến nghị, “trong khi Chính phủ chưa có văn bản nào mới thay thế hoặc cải sửa, bổ sung nghị định số 86/2014 -CP thì phải xem đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động vận tải. Bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào chưa đáp ứng được các điều kiện mà văn bản này quy định thì chưa được phép hoạt động kinh doanh”.
“Trên cơ sở nguyên tắc này, kiến nghị Chính phủ và Bộ GTVT quyết định chấm dứt hoạt động của Uber tại Việt Nam cho đến khi có quy định mới của Nhà nước phù hợp với hoạt động này”, nội dung văn bản nêu rõ.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, hoạt động của Uber hiện nay là trái với Luật Giao thông đường bộ. Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa yêu cầu các đơn vị tham mưu cần nghiên cứu bổ sung quy định pháp lý để hợp pháp hóa và quản lý dịch vụ Uber nhằm đảo bảm quyền lợi của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng
Liên quan đến taxi Uber, ngày 5/12, Thanh tra Sở GTVT phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố tiến hành kiểm tra và lập biên bản một số xe Uber tại Bến xe miền Đông và sân bay Tân Sơn Nhất. Thanh tra giao thông xử phạt tài xế với lỗi vi phạm kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định. Cụ thể, vi phạm điểm C khoản 4 Điều 28 Nghị định 171 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trước đó, ngày 28/11, Thanh tra giao thông cũng đã lập biên bản 5 trường hợp trên.
Quốc Anh
Theo Dantri
Dịch vụ taxi "lạ": Giá rẻ nhưng nhiều rủi ro!
Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM thẳng thắn: "Chúng tôi không tẩy chay hoạt động xe Uber nhưng phải công bằng. Hiệp hội sẵn sàng đón nhận Uber để có thể cạnh tranh lành mạnh với điều kiện đơn vị này phải tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng".
Dịch vụ taxi "lạ" có tên Uber (phần mềm ứng dụng trên điện thoại smartphone) xuất hiện ở TPHCM khoảng 5 tháng nay và có xu hướng hoạt động ngày càng mạnh bởi giá cước rẻ, đang gây bức xúc cho các hãng taxi truyền thống và cả sự lúng túng cho cơ quản quản lý nhà nước. Trong khi đó, dù có phần hài lòng với dịch vụ mới lạ này nhưng hành khách vẫn còn khá mơ hồ về tính pháp lý của xe Uber.
Ý tưởng kinh doanh tốt thì cần tạo điều kiện
Luật sư Nguyễn Đức Chánh: "Uber muốn hoạt động và phát triển tại Việt Nam thì cần phải đăng ký tại Việt Nam như là dịch vụ hỗ trợ vận tải "
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, việc Uber hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không đăng ký kinh doanh là trái pháp luật Việt Nam. Mặt khác từ hành vi kinh doanh trái phép này có thể dẫn tới hành vi trốn thuế với khoản tiền mà Uber thu của hành khách 20% hoa hồng. Còn người chủ xe thu được 80% lợi nhuận được hưởng mà không khai báo thuế thu nhập cá nhân là vi phạm pháp luật về thuế.
Theo Luật sư Chánh, hiện Uber chưa đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và các chủ xe tham gia "liên kết" với Uber cũng không đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô. Như vậy, nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra tranh chấp với khách hàng về tiền cước, mất mát tư trang, hành lý hay vấn đề an ninh... thì hành khách khó bảo vệ quyền lợi cho mình. Điều này cũng gây khó khăn cho cơ quan chức năng giải quyết, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nếu Uber vẫn tiếp tục kinh doanh như hiện nay thì không công bằng cho các hãng taxi truyền thống. Vì họ không phải chịu bất cứ chi phí nào về văn phòng, nhân sự, bến bãi và đặc biệt là nghĩa vụ thuế với nhà nước. Họ không chịu sự rủi ro nào xuất phát từ hoạt động kinh doanh của mình. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và đẩy toàn bộ cho chủ xe cũng như người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Luật sư Chánh cũng cho rằng Uber có ý tưởng kinh doanh tốt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên chúng ta cần tạo ra hành lang pháp lý cho nó hoạt động thay vì tìm cách ngăn cản nó. Uber muốn hoạt động và phát triển tại Việt Nam thì cần phải đăng ký tại Việt Nam như là dịch vụ hỗ trợ vận tải và các chủ xe phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định pháp luật. Chỉ có như vậy, nhà nước mới quản lý được loại hình kinh doanh này, mới có thể thu thuế và các nghĩa vụ khác. Đồng thời, khi xảy ra tranh chấp giữa người tiêu dùng với các đơn vị cung cấp dịch vụ, các cơ quan chức năng mới có thể can thiệp, bảo vệ quyền lợi tốt cho các bên.
Cuộc chơi cần công bằng
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM cho rằng cần tuân thủ pháp luật Việt Nam để cạnh tranh công bằng
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM nhấn mạnh hoạt động của Uber, nếu nhìn kỹ vấn đề thì ở đây không chỉ dừng lại ở "kết nối" giữa người cần sử dụng xe và chủ sở hữu, điều hành việc kết nối thông qua phương tiện truyền thông và điện thoại smartphone, mà Uber điều hành cả một quy trình. Từ khâu tiếp nhận khách, yêu cầu khách, nắm thông tin khách, trao đổi thông tin khách cho lái xe, rồi còn quyết định giá cước, giám sát hành trình, thu tiền rồi phân chia theo tỷ lệ giữa hai bên... Thậm chí còn đưa ra yêu cầu được phạt lái xe, rồi có giá mở cửa. Như thế là Uber điều hành trọn một hành trình đưa đón khách chứ không phải là môi giới.
Đại diện Hiệp hội taxi TPHCM nêu rõ quan điểm là sẵn sàng đón nhận cái mới chứ không hẹp hòi, tẩy chay. Nhưng với điều kiện là Uber phải tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam để có sự cạnh tranh công bằng chứ không thể đứng từ xa lấy tiền hoa hồng, trong khi rủi ro thì phía người tiêu dùng và cả chủ xe ở Việt Nam phải lãnh đủ.
Hiện hội taxi TP đã có văn bản kiến nghị tới nhiều cơ quan chức năng, đề nghị có giải pháp quản lý, xem xét về tính pháp lý, nghĩa vụ thuế của dịch vụ xe Uber. Văn phòng Chính phủ đã có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, giao UBND TPHCM chủ trì, phối hợp với cơ quan lên ngành xem xét giải quyết kiến nghị của Hiệp hội taxi thành phố.
Mới đây, Sở GTVT cũng đã có công văn kiến nghị Bộ GTVT xem xét tính pháp lý của dịch vụ taxi "lạ" này. Chủ tịch Hiệp hội taxi TP cho biết: "Hiện Bộ Công an và Công an kinh tế thành phố đã vào cuộc. Chúng tôi tin rằng Nhà nước sẽ sớm có giải pháp hợp lý để quản lý, để đưa hoạt động của Uber vào quỹ đạo điều chỉnh của pháp luật Việt Nam".
Cân nhắc rủi ro cho người tiêu dùng
Hiệp hội taxi thành phố khuyến cáo người tiêu dùng sẽ gặp sẽ đối diện với nhiều rủi ro khi sử dụng dịch vụ xe Uber (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Chủ tịch Hiệp hội taxi TPHCM nhận định rằng hoạt động xe Uber không tuân thủ pháp luật Việt Nam, huy động xe con không có chức năng vận tải hành khách để đưa đón khách, áp dụng giá cước rẻ hơn so với taxi vì không tốn khoản thuế, phí nào... Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là Uber thu hút lượng khách ngày càng cao. Đồng nghĩa với việc nồi cơm của hàng vạn tài xế taxi truyền thống sẽ bị ảnh hưởng.
Theo ông Hỷ, sở dĩ Uber được người dân hoan nghênh rẻ hơn taxi vì họ hiểu vấn đề theo một chiều... Nếu các hãng taxi không phải đăng ký kinh doanh, không chịu thuế phí, không chịu sự ràng buộc nào của pháp luật như hoạt động hiện nay của Uber thì các hãng taxi cũng có thể áp dụng mức cước bằng hoặc thấp hơn giá của Uber. Ông Hỷ cho rằng nếu nhà nước không có giải pháp hợp lý để quản lý và ngăn chặn thì hậu quả sẽ khó lường, người tiêu dùng sẽ đối diện với nhiều rủi ro.
Lý giải về việc Hiệp hội taxi TP phản đối hoạt động của Uber, ngoài lý do pháp lý thì theo ông Hỷ có 2 nguyên do khác. Thứ nhất, Uber khuyến khích, lôi kéo rất nhiều chủ xe, lái xe tham gia chở khách bất hợp pháp. Đây là hình thức "xe dù" cao cấp. Thứ hai, là quyền lợi người tiêu dùng không có gì bảo đảm cả, về bảo hiểm, sức khỏe,... Chưa tính tới việc nguồn thuế nhà nước không thu được.
Quốc Anh
Theo Dantri
Thông tin chè Việt Nam trồng trên đất nhiễm dioxin: Chiêu bẩn của các đối thủ cạnh tranh Từ cuối tháng 9/2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè VN trồng trên vùng đất nhiễm dioxin. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng Lê Văn Minh nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do cạnh tranh không lành mạnh. Ảnh minh họa. Chè Việt điêu đứng Chiều...