Hiệp hội Phi công Đức: Lubitz không có quyền được ở trong buồng lái
Hiệp hội của các phi công Đức cho rằng người có giấy báo ốm không có quyền được ở trong buồng lái, sau khi giới chức phát hiện Andreas Lubitz, cơ phó máy bay Germanwings có thể đã giấu bệnh với cơ quan ngày xảy ra thảm hoạ.
Markus Wahl, phát ngôn viên Hiệp hội Phi công Đức, phát biểu hôm qua. Ảnh: ITV
“Người có giấy báo ốm không có quyền được ở trong buồng lái. Đáng lẽ anh ấy phải ở nhà. Tôi không thể hiểu được điều đó”, Guardian dẫn lời Markus Wahl, phát ngôn viên Hiệp hội Phi công Đức, hôm qua nói.
“Tuy nhiên, các đồng nghiệp của chúng tôi không thể tới gặp bác sĩ tâm lý trước mỗi lần bay. Đối với mọi người, điều đó không khả thi trong đời thực”, ông Wahl nói. “Chúng tôi cho rằng việc giám sát liên tục vừa không khả thi, vừa không cần thiết”.
Các công tố viên ở thành phố Dusseldorf, Đức hôm qua cho biết họ phát hiện giấy chứng nhận của bệnh viện về tình trạng bệnh lý bị xé nát, có hiệu lực đến ngày máy bay rơi, sau khi lục soát và tịch thu tài liệu trong nhà của cơ phó Andreas Lubitz. “Điều này dẫn đến đánh giá sơ bộ rằng người này đã giấu bệnh với công ty”, BBC dẫn lời báo cáo cho biết.
Cuộc điều tra nguyên nhân máy bay rơi đang tập trung vào tình trạng của cơ phó Lubitz, sau khi các công tố viên dựa trên dữ liệu hộp đen, hé lộ người này dường như chủ định lái máy bay lao xuống vùng núi ở Pháp. Thảm hoạ đối với máy bay Germanwings của Đức hôm 24/3 làm toàn bộ 150 người trên khoang thiệt mạng. Đây được xem là một trong những vụ thảm sát tồi tệ nhất ở châu Âu xảy ra trong thời bình, kể từ sau Thế chiến thứ II.
Video đang HOT
Trọng Giáp
Theo VNE
Vụ rơi máy bay tại Pháp: Quy định về an toàn hàng không đã bị lợi dụng
Quy định an toàn hàng không áp dụng sau sự kiện 11/9 khiến các khoang lái máy bay trở thành các pháo đài kiên cố.
Với việc nhốt cơ trưởng bên ngoài buồng lái trước khi cho máy bay Đức đâm vào núi hôm 24/3, viên cơ phó đã tận dụng một trong các quy định an toàn hàng không được đưa vào áp dụng sau sự kiện 11/9, theo đó các khoang lái máy bay trở thành các pháo đài kiên cố.
Cần gạt cửa có 3 nấc: Thông thường (mặc định), Mở khóa, và Khóa (đồ họa của New York Times)
Sự cố hàng không xảy ra với chuyến bay Airbus A320 của Đức cũng cho thấy rõ một khác biệt lớn giữa các quy định về khoang lái giữa châu Âu và Mỹ. Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA) của Mỹ quy định rõ khi có 1 phi công bước vào khoang hành khách thì phải có một tiếp viên hàng không ngồi trong buồng lái, trong khi bên châu Âu lại không có quy tắc 2 người tương tự.
Phản ứng lại vụ việc xâm phạm an ninh hàng không, một số hãng hàng không thế giới, bao gồm Air Canada, Norwegian Air Shuttle và easyJet đã thông báo vào hôm 26/3 rằng họ sẽ lập tức áp dụng quy tắc 2 người trong buồng lái.
Mark Rosenker, cựu chủ tịch Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, nói: "Tôi thấy sốc khi không có một người thứ 2 trong buồng lái".
Ở Mỹ, việc tiếp cận buồng lái được quy định rất chặt chẽ. Hành khách không được tụ tập gần cửa buồng lái và hễ khi nào cửa buồng mở thì không được phép ở trong nhà vệ sinh phía trước và khi đó các tiếp viên hàng không thường chặn lối đi, đôi khi bằng xe đẩy chở thức ăn. Tuy nhiên quy định 2 người này không nhằm ngăn ngừa một phi công có mưu đồ xấu mà chỉ là để đề phòng một phi công bị ốm hoặc bất lực trong việc điều khiển máy bay.
Vụ Germanwings cũng chỉ ra các nguy cơ tiềm ẩn trong cách thức kiểm tra tình trạng tâm thần của các phi công - mối quan tâm thường trực của một ngành đòi hỏi sự tập trung và kỷ luật với yếu tố kỹ thuật và stress ngày càng tăng.
Peter Goelz, cựu giám đốc quản lý của Ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ, nói: "Tôi cho rằng sự cố này sẽ tác động sâu sắc lên ngành hàng không và cách thức kiểm tra tâm lý phi công".
Ông Mark Rosenker cho biết, vấn đề sức khỏe phi công là mối quan tâm lâu dài của ngành hàng không nhưng việc phát hiện ra các vấn đề tâm lý có thể vẫn là thách thức lớn.
Ở Mỹ, phi công được kiểm tra về mặt y tế và tâm lý trước khi được tuyển dụng. Sau đó họ phải trải qua các cuộc kiểm tra y tế một lần mỗi năm nếu dưới 40 tuổi và hai lần/năm sau độ tuổi đó.
Mô phỏng những gì diễn ra trước lúc máy bay Germanwings rơi (đồ họa của Daily Mail)
Thế nhưng các cuộc khám sức khỏe này - thường do các nhân viên y tế phổ thông thực hiện -không phải lúc nào cũng kỹ càng. Các hãng hàng không và cơ quan quản lý hàng không dựa vào các phi công tự nguyện tiết lộ bất cứ vấn đề nào về thể chất hoặc tinh thần.
Các phi công mà không làm được điều này hoặc thậm chí làm giả thông tin, thì có thể chịu mức phạt lên tới 250.000 USD, theo FAA.
Tuy nhiên, một số phi công ngại tiết lộ các thông tin như vậy do sợ mất việc.
Ngoài việc khuyến khích "tự khai", các hãng cũng dựa vào các thành viên tổ bay báo cáo về các hành vi đáng ngờ hay theo dõi tình trạng sức khỏe của đồng nghiệp.
Rất may các vụ phi công cố ý gây tai nạn là khá hiếm./.
Trung Hiếu Theo New York Times
Theo_VOV
Hàng không thế giới bắt buộc luôn có hai người trong buồng lái Một số hãng hàng không ra quy định luôn phải có hai thành viên phi hành đoàn trong buồng lái, vài giờ sau khi công tố viên Pháp thông báo cơ phó có thể đã khóa cửa để ở một mình trong phòng điều khiển và cố ý đâm máy bay vào núi tại nước này. Một phi công đi qua máy bay...