Hiệp hội gửi Thủ tướng kiến nghị về vấn đề truy thu thuế trường ngoài công lập
Ngày 20/1/2021, Hiệp hội có kiến nghị liên quan đến truy thuế thu nhập doanh nghiệp các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Kiến nghị này Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Trong văn bản kiến nghị nêu rõ: Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam được biết Bộ Tài chính có soạn thảo Thông tư thực hiện Nghị quyết số 118/NQ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 8 năm 2020, liên quan đến việc tạm dừng thực hiện giải pháp chưa truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hoá.
Đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập – là những cơ sở thực hiện xã hội hóa và là đối tượng việc truy thu thuế, Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam có các ý kiến sau đây:
Giải pháp chưa truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở thực hiện xã hội hoá được thực hiện theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2014. Nghị quyết này nêu rõ việc chưa truy thu để “chờ đợi sửa đổi, bổ sung Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá” (sau đây gọi tắt là Danh mục).
Nghị quyết số 63/NQ-CP năm 2014 cũng giao “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa cho phù hợp với thực tế”.
Năm 2016, trong Quyết định số 1470/QĐ-TTg ngày, một lần nữa Thủ tướng giao “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất việc ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực hiện xã hội hóa và sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
Đến nay – khi chưa có Danh mục mới về lĩnh vực, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn mới thay thế cho các Danh mục được nêu trong Quyết định số 1466/QĐ-CP năm 2008, sửa đổi trong Quyết định số 693/QĐ-CP năm 2013 và Quyết định số 1470/QĐ-CP năm 2016 – thì việc quyết định truy thu thuế dựa theo bộ Danh mục cũ là không hợp lý.
Theo Dự thảo Thông tư truy thu thuế xã hội hóa của Bộ Tài chính soạn thảo, việc ưu đãi hay truy thu sẽ dựa vào việc các cơ sở thực hiện xã hội hoá đáp ứng hay không các nội dung trong Danh mục ban hành theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg năm 2008, sửa đổi bổ sung theo các Quyết định số 693/QĐ-TTg năm 2013 và Quyết định số 1470/QĐ-TTg năm 2016.
Video đang HOT
Với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, tiêu chí bất hợp lý nhất là định mức 55m 2 đất/sinh viên quy định trong Quyết định số 1466/QĐ-TTg năm 2008. Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 693/QĐ-TTg năm 2013 bổ sung tiêu chí 2m 2 sàn xây dựng/sinh viên.
Ảnh minh họa: Vân Anh
Đến năm 2016, Quyết định số1470/QĐ-TTg sửa đổi một số nội dung Quyết định số 1466/QĐ-TTg năm 2008 không nhắc gì tới giáo dục đại học, cao đẳng, chỉ sửa một số nội dung liên quan đến trường mẫu giáo, trường phổ thông, trung tâm ngoại ngữ tin học, và kết luận “các nội dung khác tại Danh mục chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ không được sửa đổi bổ sung tại Quyết định này thì vẫn còn hiệu lực thi hành”.
Trước tình hình đó, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị:
Một là , Chính phủ chỉ thị cho Bộ Tài chính xem xét để tiếp tục dừng chưa truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở xã hội hóa – đặc biệt đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập cho đến khi xây dựng và ban hành được Danh mục lĩnh vực, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn mới.
Hai là , việc xây dựng Danh mục mới cũng cần tính đến xu thế chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo hiện nay, vì khi đó các định mức về giảng viên, đất đai, cơ sở vật chất không còn như mô hình đào tạo truyền thống nữa.
Trong Nghị định số 69/2008/NĐ-CP năm 2018 về chính sách ưu đãi xã hội hóa, ngoài việc quy định các cơ sở xã hội hóa cần thuộc Danh mục các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng quy định, còn nêu rõ trách nhiệm của nhà nước hỗ trợ về đất đai, cơ sở vật chất cho các trường ngoài công lập.
Hiện nay không phải trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nào cũng được hỗ trợ về đất đai, cơ sở vật chất. Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh Nghị định số 69/2008/NĐ-CP năm 2018 theo tinh thần là nếu áp dụng Danh mục để hưởng ưu đãi thì bản thân các trường cũng phải được ưu đãi về đất đai và cơ sở vật chất từ nhà nước.
Sau khi Chính phủ ban hành Danh mục mới, việc truy thu thuế (nếu có) cần được áp dụng theo Danh mục mới cho thời gian trước đó, chứ không dùng lại Danh mục cũ có nhiều tiêu chí không hợp lý ở thời điểm ban hành.
Ba là , tất cả các trường đại học cao, đẳng ngoài công lập đều đã được được xem xét các điều kiện cần đáp ứng khi thành lập và cấp phép hoạt động.
Hàng năm quy mô đào tạo, tuyển sinh của các trường đều xác định dựa trên nguồn lực cụ thể về cơ sở vật chất và giảng viên, và được kiểm soát bởi các bộ ngành chức năng.
Bởi thế Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp mà không cần đến các điều kiện bổ sung ghi trong Danh mục.
Điều này cũng thể hiện rõ quan điểm ưu tiên cho giáo dục đào tạo đã được ghi trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam mong Thủ tướng lưu ý chỉ đạo Bộ Tài chính sửa đổi dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 118/NQ-CP của Chính phủ.
TP.HCM yêu cầu 4 trường quốc tế ngừng dạy chương trình nước ngoài
UBND TP.HCM yêu cầu 4 trường quốc tế: THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ chấm dứt hoạt động thí điểm dạy chương trình nước ngoài hoặc chương trình tích hợp.
Ảnh minh họa
UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.
Theo đó, yêu cầu UBND các quận, huyện chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa UBND các phường, xã, thị trấn và các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể địa phương nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Cụ thể là các trường đại học, phổ thông, mầm non, các trung tâm ngoại ngữ-tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống...
Tuyệt đối không để các cơ sở hoạt động không phép.
Chủ động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giám sát hoạt động của các cơ sở đã được cấp phép, đảm bảo hoạt động đúng quy định, đúng nội dung được cấp phép.
Kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động không phép, không tuân thủ quy định, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng đến quyền lợi của người học, người lao động.
Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ, nhất là những điều kiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Nghiêm cấm hoạt động dạy thêm trong các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ.
UBND thành phố giao Sở GD-ĐT phối hợp với chính quyền địa phương, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập, nhất là khi có thông tin phản ánh của các phương tiện truyền thông và người dân. Đảm bảo cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin cấp phép hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Kiểm tra, rà soát, báo cáo UBND về tình hình các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các cơ sở giáo dục đang dạy chương trình giáo dục tích hợp (đã được bộ GD-ĐT cho phép thí điểm) chuyển đổi mô hình quản lý, hoạt động theo Nghị định số 86/2018 của Chính phủ trong quý 2 năm 2021.
Theo UBND TP.HCM hiện có 4 trường quốc tế đã được Bộ GD-ĐT cho phép thí điểm giảng dạy chương trình nước ngoài hoặc chương trình tích hợp gồm: THCS-THPT Quốc tế APU, TH-THCS-THPT Quốc tế Sài Gòn Pearl, TH-THCS-THPT Quốc tế Canada, TH-THCS-THPT Quốc tế Mỹ. Bốn trường này phải chấm dứt hoạt động thí điểm, khẩn trương chuyển đổi mô hình hoạt động, thực hiện nghiêm Nghị định 86 năm 2018 của Chính phủ, hoàn tất dứt điểm trong năm 2020-2021.
Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về giấy phép thành lập và hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối, công tác an ninh, trật tự tại địa phương. Tuân thủ đầy đủ các quy định về chuyên môn, hoạt động đúng theo quyết định cấp phép.
UBND TP. HCM nhấn mạnh, những trường hợp chậm điều chỉnh, thành phố sẽ tổng hợp, báo cáo và kiến nghị Bộ GD-ĐT có hướng giải quyết.
Tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội: Không biến động lớn Các trường THPT công lập ở Hà Nội dự kiến, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2021-2022 không có sự biến động lớn. Học sinh năm nay được yêu cầu chú trọng tất cả các môn học để sẵn sàng cho việc thi 4 bài thi, thay vì 3 bài như năm học trước. Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 hằng...