Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ vẽ bản đồ Nga có Crimea
Bất chấp tuyên bố của chính phủ không công nhận “ Hiệp định Thống nhất” Nga-Crimea, các chuyên gia của Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ National Geographic có kế hoạch đánh dấu Crimea như một phần thuộc lãnh thổ Nga trên bản đồ của mình.
Hiệp định nhà nước về việc tiếp nhận nước Cộng hòa Crimea vào thành phần của Nga và thành lập các chủ thể mới trong thành phần liên bang đã được ký kết vào ngày 18-3 đánh dấu sự kiện Crimea chính thức sáp nhập vào Nga
Sau sự kiện này, dựa trên cơ sở Quốc hội Nga phê chuẩn hiệp nghị sáp nhập Crimea và Sevastopol vào thành phần Liên bang Nga, những vùng lãnh thổ này đã trở thành một bộ phận trong biên giới địa lý nước Nga, chuyên gia địa lý cao cấp của National Geographic là ông Juan Valdez đang chuẩn bị các cơ sở dữ liệu để đưa Crimea vào bản đồ Nga.
“Tôi phải theo dõi tình hình trên thế giới để đảm bảo việc các bản đồ phản ánh thực trạng hiện tại dù nó có thế nào đi chăng nữa”- Bloomberg dẫn phát biểu của ông Valdez.
Video đang HOT
Trong khi đó, phát biểu tại Berlin ngày 18-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, mặc dù Nga đã ký kết Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có một quyết định nào từ G-8 về vấn đề loại Nga ra khỏi “Nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu”.
Thủ tướng Đức nói rằng, ở thời điểm hiện tại các nước hàng đầu phương tây mới đang “tạm ngừng công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G-8 vào tháng 6 ở Sochi”. Còn về tư cách thành viên của Nga trong G8, thì không có bất kỳ quyết định nào về vấn đề này đã được đưa ra.
Trước đó, vào ngày 18-3, phương tiện truyền thông Pháp trích dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho hay lãnh đạo của các nước G8 đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga trong nhóm trên bối cảnh những căng thẳng xung quanh Ukraina.
Theo ANTD
Hải quân Ukraine rã đám, thủy thủ bỏ tàu chạy về Crimea
Sau khi trở về Ukraine, tàu hộ vệ Hetman Sahaidachny - kỳ hạm của hải quân Ukraine không trở về cảng chính của nó ở Sevastopol mà cập vào cảng Odessa. Nguyên nhân là vì bộ tư lệnh hải quân nước này sợ thủy thủ trên tàu đào ngũ.
Tàu hộ vệ tên lửa Hetman Sahaidachny chính thức được đưa vào phục vụ năm 1993 và trở thành tàu chỉ huy lực lượng hải quân, đồng thời là là niềm kiêu hãnh của dân tộc Ukraine. Hetman Sahaidachny đã từng nhiều lần đại diện cho hải quân Ukraine thực hiện nhiệm vụ thăm viếng nước ngoài.
Trước đây, tàu hộ vệ này đã tham gia các cuộc diễn tập quân sự chống cướp biển mang tên "Ocean Shield" (Lá chắn đại dương) của NATO ở vịnh Aden - Somalia. Mấy tháng trở lại đây, nó cũng làm nhiệm vụ tấn công hải tặc ở vịnh này.
Ngày 1-3, một số phương tiện truyền thông Nga cho biết, tàu Hetman Sahaidachny trong quá trình diễn tập đã thoát ra khỏi sự chỉ huy kiểm soát của Ukraine và chuyển hướng chạy về phía Nga.
Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng, đây là điều không đúng sự thật, là thông tin giả do các tổ chức nước ngoài phát tán, nhằm tạo ra cục diện mất ổn định ở nước cộng hòa tự trị Crimea.
Chiến hạm của hải quân Ukraine
Tuy nhiên, phía Nga đã đưa ra thông tin khác. Họ nói Hetman Sahaidachny đã kéo cờ Nga để trá hàng nhưng bị tình báo Nga phát hiện mang theo các thiết bị trinh sát và do thám tối tân của phương Tây. Sau đó, con tàu đã kéo cờ hải quân Ukraine và chạy về nước.
Ngày 5-3, tàu Hetman Sahaidachny đã trở về Ukraine, nhưng nó không trở về cảng chính của nó ở Sevastopol, mà cập vào cảng Odessa.
Bộ tư lệnh hải quân Ukraine đã đưa ra quyết định này vì họ lo sợ rằng, sỹ quan và thủy thủ trên soái hạm này sẽ phản bội lại họ để gia nhập vào chính quyền nước cộng hòa tự trị Crimea. Theo tin cho biết, đã có rất nhiều sỹ quan và thủy thủ đến từ khu vực miền đông và miền tây Ukraine đã tuyên bố, họ dự định rút khỏi lực lượng hải quân Kiev.
Được biết, sĩ quan tạm quyền chỉ huy của con tàu này - ông Pia Roman Courtenay Nowitzki vẫn đang kiểm soát tình hình. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, đã có rất nhiều sỹ quan và thủy thủ, sau khi tàu cập vào cảng Odessa, đã rời tàu và thuyết phục đồng đội cùng chạy về phía bán đảo Crimea.
Theo ANTD
Công dân Mỹ thua vụ kiện đòi Việt Nam bồi thường hơn 3,7 tỷ USD Ngày 4/3, Bộ Tư pháp đã chính thức lên tiếng về việc trọng tài quốc tế bác bỏ yêu cầu khởi kiện Chính phủ Việt Nam của ông Michael MacKenzie liên quan đến dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Bộ Tư pháp cho biết, vào ngày 18/11/2010, ông Michael McKenzie, công dân Mỹ,...