Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ: Các công ty chip của Mỹ vẫn cần Trung Quốc!
Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cho rằng các hạn chế “quá rộng” và “mơ hồ” đối với Trung Quốc có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chip Mỹ.
Trong khi ca ngợi Đạo luật Khoa học và Chip của chính quyền Tổng thống Biden là “táo bạo và mang tính lịch sử” nhằm giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu, SIA vẫn cho rằng các bước tiếp theo của chính quyền Tổng thống Biden có thể gây tác dụng ngược.
“Việc cho phép ngành sản xuất chip tiếp tục tiếp cận thị trường Trung Quốc, thị trường thương mại lớn nhất thế giới về chip, là điều quan trọng để tránh làm suy yếu tác động tích cực của Đạo luật”, SIA tuyên bố.
Các bình luận từ SIA và nhóm vận động hành lang, đại diện cho ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, được đưa ra trong bối cảnh có tin đồn rằng Mỹ đang xem xét gia hạn các lệnh hạn chế đối với việc bán một số loại chip và thiết bị bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc.
Giám đốc điều hành của ba thành viên SIA gồm Intel, Qualcomm và Nvidia đang lên kế hoạch vận động hành lang chống lại các lệnh hạn chế mới, theo một nguồn tin của Bloomberg.
Video đang HOT
Bất chấp nguy cơ bị hạn chế hơn nữa, những “gã khổng lồ” bán dẫn của Mỹ như Nvidia và Intel đã có nhiều động thái để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc về chip tiên tiến – được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các dự án phát triển AI của họ.
Giám đốc điều hành Intel, ông Patrick Gelsinger, đã kết thúc chuyến đi đến Trung Quốc vào tuần trước khi công ty của ông đẩy mạnh sản xuất con chip mới nhất dành cho các ứng dụng học sâu Trí tuệ nhân tạo (AI), Gaudi2, một linh kiện hiện không nằm trong danh sách hạn chế xuất khẩu của Mỹ.
Nvidia vào đầu năm nay cũng tung ra các phiên bản sửa đổi của chip GPU A100 và H100 tiên tiến của họ để tuân thủ các hạn chế của Mỹ đối với việc bán các mặt hàng đó cho Trung Quốc.
SIA cảnh báo rằng bất kỳ bước nào nhằm áp đặt thêm các hạn chế “quá rộng, mơ hồ và đôi khi đơn phương” sẽ có nguy cơ “làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ra sự bất ổn đáng kể trên thị trường và khiến Trung Quốc tiếp tục leo thang trả đũa”.
Bắc Kinh đã trả đũa các lệnh hạn chế thương mại chất bán dẫn mà Hoa Kỳ khởi xướng cùng với đồng minh Nhật Bản và Hà Lan. Gần đây nhất, Trung Quốc đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các kim loại đất hiếm gali và gecmani, được sử dụng trong sản xuất một số chất bán dẫn và các thiết bị điện tử tiên tiến khác, chẳng hạn như radar năng lượng cao.
Bắt đầu từ tháng 8, các nhà xuất khẩu kim loại ở Trung Quốc sẽ phải xin phép chính quyền, cung cấp thông tin về người dùng cuối và cách sử dụng nguyên liệu trước khi gửi nguyên liệu ra nước ngoài.
Trung Quốc là nhà sản xuất hai nguyên tố lớn nhất thế giới, với hơn 95% sản lượng gali toàn cầu và 67% sản lượng germanium.
SIA cho biết: “Chúng tôi kêu gọi cả hai chính phủ giảm bớt căng thẳng và tìm kiếm giải pháp thông qua đối thoại, không leo thang thêm nữa,” đồng thời cho biết thêm rằng Mỹ nên kiềm chế các lệnh hạn chế, và hạn chế sửa đổi thương mại hơn nữa, đồng thời phối hợp với các chuyên gia để đánh giá tác động tiềm tàng”.
Theo nhóm thương mại, bất kỳ hạn chế nào cũng phải “thu hẹp và được xác định rõ ràng, áp dụng nhất quán và phối hợp đầy đủ với các đồng minh”.
John Neuffer, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của SIA, đã đưa ra tuyên bố tương tự vào tháng 5, tuyên bố rằng các công ty bán dẫn của Mỹ cần có các quy định rõ ràng về các biện pháp trừng phạt từ chính quyền Tổng thống Biden và sẽ vẫn cần hiện diện tại thị trường Trung Quốc.
Các công ty chip của Mỹ cần tiếp tục tiếp cận thị trường Trung Quốc bất chấp những lo ngại về kinh tế và an ninh quốc gia của Washington, theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA). Hiệp hội này đang lên tiếng yêu cầu chính phủ Mỹ giảm bớt căng thẳng và tạm dừng các biện pháp trừng phạt thương mại Trung Quốc.
Trung Quốc tập trận 2 ngày ở Biển Đông
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) mới đây thông báo rằng đang tổ chức tập trận ở Biển Đông từ 5 giờ ngày 11.6 đến 16 giờ ngày 12.6.
Theo thông báo trên, khu vực tập trận được giới hạn bởi 4 điểm có tọa độ: 17 o35,93 vĩ bắc/109 o37,50 kinh đông, 17 o35,93 vĩ bắc/109 o52,97 kinh đông, 17 o26,68 vĩ bắc/109 o52,97 kinh đông và 17 o26,68 vĩ bắc/109 o37,50 kinh đông.
Kết quả đối chiếu 4 tọa độ trên lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc. Thông báo không nêu rõ quy mô cuộc tập trận, chỉ nói cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM
Gần đây, Trung Quốc liên tục công bố các cuộc tập trận tại khu vực Biển Đông gồm một cuộc từ ngày 31.5 - 2.6 ở đông nam tỉnh Quảng Đông và một cuộc trong ngày 1.6 ở đông bắc đảo Hải Nam.
Trước đó vào ngày 27.5, MSA đã đăng một thông báo nói rằng sẽ tổ chức một cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 30.5-1.6. Kết quả đối chiếu những tọa độ được nêu trong thông báo cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam.
Cũng trong ngày 27.5, MSA tiếp tục đăng một thông báo khác nói sẽ tổ chức một cuộc tập trận khác ở Biển Đông cũng từ ngày 30.5-1.6. Kết quả đối chiếu 4 tọa độ được nêu trong thông báo cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam, nhưng khác với khu vực trong thông báo trước.
Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 36 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 8 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ, theo các thông báo được đăng trên website của MSA và thông tin từ tờ South China Morning Post.
Dịch COVID-19 có dấu hiệu trở lại Hong Kong (Trung Quốc) Dịch COVID-19 có dấu hiệu bùng phát trở lại tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc). Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 25/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, ngày 12/6, Hong Kong ghi nhận 814 trường hợp mắc mới COVID-19. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc mới...