Hiệp hội bảo hiểm Đức “than trời” vì giá phụ tùng ngày một tăng
Hiệp hội bảo hiểm Đức báo cáo rằng giá phụ tùng ô tô đã tăng 44% kể từ năm 2013 đến nay, với mức tăng giá bình quân 6% mỗi năm.
Theo một báo cáo mới đây của Hiệp hội bảo hiểm Đức, thị trường phụ tùng thay thế được mô tả là “bán độc quyền”, có nghĩa là số lượng các nhà cung cấp tham gia ít ỏi, không có động lực giảm giá do không có nhiều cạnh tranh giữa họ.
Đồng thời, việc được chứng nhận nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho một hãng xe, cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cho hãng xe quyền ấn định giá phụ tùng.
Linh kiện phụ tùng thay thế có mức tăng giá bình quân 6% mỗi năm tại Đức
Các nhà sản xuất ô tô đã cấp bằng sáng chế cho bản thiết kế linh kiện phụ tùng các mẫu xe của mình, khiến các công ty bên thứ ba rất khó sản xuất các sản phẩm thay thế rẻ hơn.
Như vậy, các xưởng chữa xe và cá nhân buộc phải mua linh kiện chính hãng của nhà sản xuất với giá đã ấn định ở mức cao.
Hiệp hội Bảo hiểm Đức thống kê được rằng giá cả linh kiện phụ tùng tăng trung bình 6% mỗi năm.
Video đang HOT
Cụ thể hơn, một chiếc nắp cốp đã đắt hơn 60% trong khi một chiếc đèn hậu tăng 67% trong 8 năm qua.
Từ năm 2013 đến năm 2021, giá phụ tùng ô tô ở Đức tăng trung bình 44%, trong khi lạm phát trong cùng thời kỳ được đánh giá là 13%.
Ngoài ra, chi phí bồi thường thiệt hại trung bình cho mỗi chiếc ô tô gặp nạn mà các công ty bảo hiểm phải chi trả cũng tăng nhanh.
Hiện tại mức bồi thường bình quân là 3.586 USD/xe (năm 2020), cao hơn so với mức 810 USD/xe của năm 2013.
Lốp không cần bơm hơi của Michelin đã chính thức ra mắt
Loại lốp này được đúc nguyên khối, không có ruột và không cần bơm hơi.
Uptis là viết tắt của Unique Puncture-proof Tire System, nghĩa là hệ thống lốp chống thủng đặc biệt.
Michelin đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu lốp không cần bơm hơi Uptis trước người tiêu dùng tại Triển lãm ô tô quốc tế IAA Munich 2021 vừa qua ở Đức. Lốp đã được lắp vào một chiếc xe điện MINI Electric để thể hiện các đặc tính ưu việt.
"Điều khiến chúng tôi hài lòng nhất là vào cuối buổi trình diễn, những người ngồi thử trên xe dùng lốp không bơm hơi thừa nhận rằng lúc đầu có chút lo lắng, nhưng sau đó thấy không có gì khác so với khi ngồi trên xe chạy bằng lốp truyền thống", giám đốc truyền thông kỹ thuật của tập đoàn Michelin - ông Cyrille Roget chia sẻ.
Theo kế hoạch, lốp Michelin Uptis sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2024. Đó là sự kết hợp giữa la-zăng bằng nhôm với cốt sợi thủy tinh polymer (GFRP) và hợp chất cao su có độ đàn hồi cao.
Lốp được đúc nguyên khối, không có ruột và không cần bơm hơi.
Vì không cần phải lo ngại vấn đề bị chọc thủng, các loại lốp không cần bơm hơi như Uptis sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Một khảo sát của Michelin cho thấy 20% lốp xe bị thải loại ra môi trường mỗi năm do bị thủng hoặc rách hỏng ngoài dự kiến, có thể do bơm không đúng áp suất. Tỷ lệ này tương đương con số 200 triệu chiếc lốp, với tổng trọng lượng nặng gấp 200 lần Tháp Eiffel.
Lốp không cần bơm hơi Uptis là bước đầu tiên trong chiến lược Vision Concept của Michelin, hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất lốp hoàn toàn bằng vật liệu và quy trình bền vững vào năm 2050. Michelin cho biết, tính đến đầu năm nay, gần 30% bộ phận cấu thành lốp của hãng có nguồn gốc tự nhiên, tái chế hoặc các nguồn tương tự.
Những đổi mới liên tục về lốp nằm trong chiến lược Vision Concept còn bao gồm ta-lông có khả năng tái tạo, tức là ta-lông bị rách có thể được hồi sinh bằng công nghệ in 3D bồi thêm cao su.
Bước thứ ba trong chiến lược Vision Concept là giới thiệu các công nghệ kết nối. Theo đó, có thể thu thập dữ liệu từ lốp để từ đó có những giải pháp an toàn và tăng hiệu suất của xe.
Lốp không cần bơm hơi Uptis được lắp vào một chiếc MINI Electric để "trình diễn" tại Triển lãm ô tô Munich 2021 vừa qua.
Lốp không cần bơm hơi Uptis hứa hẹn sẽ là sản phẩm thân thiện với môi trường, vì nó có tuổi thọ cao hơn các loại lốp hơi truyền thống.
Với lốp không bơm hơi, các nhà sản xuất ô tô sẽ không còn phải lo lắng vấn đề thủng lốp giữa đường, nên sẽ không cần lốp dự phòng, từ đó giúp xe nhẹ hơn.
Lốp không cần bơm hơi có ưu điểm là không bao giờ hết hơi hoặc bị thủng lốp nên người sử dụng xe sẽ không phải bận tâm đến áp suất lốp hoặc xử lý tình huống hỏng lốp do thiếu hoặc thừa hơi.
Renault lại rút khỏi Việt Nam, bỏ luôn xưởng dịch vụ Renault đã ngừng bán xe mới từ quý II với sự đồng thuận của hãng mẹ lẫn nhà phân phối tại Việt Nam. Nhà phân phối ôtô thương hiệu Pháp không có thông cáo rộng rãi khi ngừng bán xe, chỉ xác nhận khi được hỏi. "Xe Renault không còn bán ở Việt Nam. Nhà phân phối hỗ trợ mua lại xe Renault...