Hiệp đồng hiệu quả trong đấu tranh chống tội phạm khu vực giáp ranh TP HCM
Vùng giáp ranh, hoạt động của hầu hết các băng nhóm, đối tượng nghi phạm đều mang tính chất lưu động, xu hướng hình thành băng nhóm nhanh, đa địa phương, đa thành phần và hoạt động manh động. Để triệt phá, Công an TP Hồ Chí Minh và Công an các tỉnh, thành kế cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin.
Trong số 4.859 thông tin về đối tượng hoạt động lưu động được lực lượng Công an các địa bàn giáp ranh trao đổi, đã có 2.834 đối tượng hoạt động liên tỉnh, 2.025 đối tượng hoạt động trong các quận, huyện thuộc thành phố. Hoạt động của các loại tội phạm luôn chuyển biến nhanh, liên quan đến nhiều địa bàn, có thể thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau và thay đổi phương thức hoạt động nhanh để đối phó với các cơ quan chức năng.
Những khu vực giáp ranh các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An… số dân nhập cư đến cư trú, làm ăn sinh sống hằng năm đều tăng. Trong đó không ít đối tượng là tội phạm hình sự, người nghiện ma túy, đối tượng tệ nạn xã hội từ địa phương khác đến trà trộn, ẩn náu. Các đối tượng cấu kết, hình thành nhanh băng nhóm với đối tượng địa phương hoặc hoạt động độc lập, lợi dụng địa bàn giáp ranh để hoạt động phạm tội.
Từ đặc điểm này, tình hình địa bàn giáp ranh các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương Long An, Tây Ninh vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể phát sinh phức tạp hoặc tội phạm có thể lợi dụng hoạt động. Người dân nhập cư từ các tỉnh đến thuê trọ, sinh sống bằng nhiều ngành nghề khác nhau khiến các loại hình kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, kinh doanh có điều kiện như massage, karaoke, tiệm cầm đồ… cộng sinh xuất hiện với mật độ dày, làm phức tạp tình hình an ninh trật tự. Đây là điều kiện để tội phạm lợi dụng ẩn náu, hoạt động.
Phối hợp kiểm tra phương tiện nghi vấn ban đêm trên tuyến cửa ngõ thành phố.
Đáng chú ý nhất là tình hình phức tạp tại địa bàn quận Thủ Đức, khu vực có địa bàn giáp ranh 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Trong năm 2014 số vụ phạm pháp hình sự ở khu vực này đã tăng đến hơn 31%.
Video đang HOT
Với địa bàn giáp ranh các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh, tuy không phát sinh số vụ việc nghiêm trọng nhưng lại nổi lên nhiều vấn đề khác cần tập trung giải quyết như án cướp, trộm cắp tài sản, các băng nhóm tội phạm lưu động gia tăng hoạt động.
Hiện tượng tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, chủ yếu là xe gắn máy, vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Các loại xe “gian” được trao đổi giao dịch nhanh với đối tượng tiêu thụ một số địa bàn như quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 12, huyện Hóc Môn… sau đó tiếp tục được các đối tượng cầm đầu tại Long An, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang… thu mua đưa ra nước ngoài tiêu thụ.
Các đối tượng tiêu thụ tại thành phố rã phụ tùng hay cắt, đục lấy số khung, số máy xe giá trị thấp có giấy tờ hợp lệ hàn vào các xe tay ga đắt tiền do phạm tội mà có để bán cho người sử dụng hoặc cầm vào các tiệm cầm đồ tại TP Hồ Chí Minh và tại các địa phương khác gây khó khăn trong việc truy xét.
Buôn bán trái phép thuốc lá và rượu ngoại tại khu vực này cũng vẫn diễn biến khá phức tạp, gây thất thoát lớn cho ngân sách. Đối tượng dùng phương tiện tốc độ cao, trong đó hầu hết xe gắn máy được độ, chế là xe không giấy tờ hợp pháp hoặc bị trộm cắp, chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển, trốn tránh sự truy đuổi, bắt giữ của lực lượng chức năng.
Công an TP Hồ Chí Minh đã chủ động hiệp đồng chặt chẽ với Công an các địa phương giáp ranh trong việc tiếp nhận, phân loại xử lý, chia sẻ thông tin để tìm ra những biện pháp trấn áp hiệu quả, thiết thực với từng địa bàn.
Trong đó tập trung vào các băng nhóm, đối tượng hình sự nổi cộm có dấu hiệu nghi vấn hoạt động phạm tội có tổ chức, hoạt động bảo kê, đòi nợ thuê, hoạt động gây án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, các băng nhóm, đối tượng hoạt động lưu động gây án liên tuyến thuộc nhiều tỉnh, thành; các đường dây tiêu thụ tài sản…
Vì vậy, qua thời gian ngắn thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán, tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố nói chung; tội phạm vùng giáp ranh nói riêng đã cơ bản được kiềm chế, trấn áp, góp phần bảo đảm cho người dân được đón Tết bình yên.
Theo Công an Nhân dân
"Lỗ hổng" an ninh sân bay
Hàng nghìn lít xăng Jet A1 (loại xăng đặc chủng dùng cho máy bay) tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) bị trộm suốt 2 năm qua khiến dư luận... "dậy sóng". Nhiều người lo lắng cho an toàn hàng không và an ninh sân bay.
Các đối tượng ăn trộm nhiên liệu máy bay Hãng Jestar bị bắt giữ.
Như Báo Hànộimới đã phản ánh, ngày 28-1, Ban chuyên án của Bộ Công an phối hợp cùng với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Công an TP Hồ Chí Minh và một số đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng đã bắt 7 đối tượng, trong đó có 3 người là nhân viên lái xe của phòng kỹ thuật Hãng Jestar đã bắt tay với bên ngoài để "rút ruột" nhiên liệu. Các đối tượng khai trung bình mỗi ca trực "rút" được từ 600 đến 900 lít xăng A1 tuồn ra ngoài pha chế với dầu diesel theo tỷ lệ 50-50 để bán cho người dân làm nhiên liệu sử dụng cho nhiều phương tiện cơ giới khác. Hành vi này đã thực hiện suốt 2 năm mới bị phát hiện.
Vụ việc còn đang ồn ã dư luận thì chỉ 2 ngày sau, rạng sáng 30-1, lực lương an ninh Cảng vụ Hàng không miền Nam (Cục Hàng không Việt Nam) đã bắt quả tang 2 nhân viên (lái xe và tra nạp nhiên liệu) của Công ty Xăng dầu Hàng không Vinapco. Thay vì ra tiếp nhiên liệu cho máy bay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, họ chạy xe ra sát hàng rào sân bay, dùng ống tiếp xăng dài khoảng 100m chuyển xăng từ xe bồn sang một xe tải đậu sẵn. Hiện Vinapco đã đuổi việc 2 nhân viên này.
Theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Trưởng ban chuyên án, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội - C45, Bộ Công an) đây là vụ trộm nhiên liệu máy bay quy mô lớn bị triệt phá trong nhiều năm trở lại đây. Trong quá trình phá án, trinh sát gặp nhiều khó khăn do đối tượng trộm cắp là nhân viên của hãng hàng không, hành vi trộm cắp xảy ra bên trong khu vực sân bay nên rất khó tiếp cận... Phải mất thời gian dài theo dõi, lực lượng chức năng mới có thể bắt quả tang. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Theo quy định, khi thực hiện một chuyến bay, máy bay phải dự trữ nhiên liệu thêm 2 giờ bay phòng ngừa nếu không đáp xuống được nơi cần đến. Vì vậy việc nhiên liệu máy bay bị rút trộm đã khiến dư luận lo lắng. Tuy nhiên, theo một cựu phi công, trước mỗi chuyến bay, nhân viên kỹ thuật mặt đất sẽ giữ lại khoảng vài lít nhiên liệu để xét nghiệm về chất lượng, còn phi công sẽ kiểm tra xăng trên các đồng hồ. Trên máy bay mỗi bình xăng có thể có đến 4-5 đồng hồ, hoặc 1 đồng hồ có đến 4-5 kim đo nhiên liệu. Khi hạ cánh, tại 4 bình xăng trên 2 bên cánh máy bay, nhân viên kỹ thuật sẽ hút ra khoảng 80 lít để kiểm tra chất lượng nhiên liệu trong quá trình bay và có thể coi như nhiên liệu thải loại bởi đều được lấy ra từ "rốn" mỗi bình xăng. Nói thế để thấy được quy trình chặt chẽ khi tiếp nhiên liệu máy bay nên khó có thể xảy ra sai sót ở quy trình này. Vì vậy, lượng nhiên liệu loại thải bị trộm cắp nêu trên không ảnh hưởng đến an toàn bay.
Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, xăng máy bay bị trộm cắp mang ra ngoài pha chế không theo quy chuẩn dễ gây hỏng hóc cho máy móc phương tiện giao thông của người dân. Hành vi này gây hại không nhỏ cho xã hội, cho ATGT. Mặt khác, cơ sở pha chế xăng dầu trái phép này nằm gần khu dân cư không bảo đảm an toàn PCCC, nếu xảy ra sự cố, hậu quả rất khó lường.
Tại buổi tọa đàm về "Văn hóa an toàn hàng không" diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng đưa ra nhiều cảnh báo về an ninh hàng không nhưng chỉ dừng lại ở các hành vi như mang vũ khí, vật phẩm nguy hiểm; tung tin có bom, mở cửa thoát hiểm; hành khách say rượu, người dân thả diều gần khu vực bay, người dân thả trâu bò vào sát khu vực cấm... Trong khi đó, theo TS.Phạm Sanh, nguyên giảng viên ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng liên tiếp 2 ngày xảy ra 2 vụ trộm xăng dầu tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho thấy công tác an ninh sân bay có lỗ hổng.
"Thế giới và hành khách đi máy bay nghĩ sao khi một sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam lại xảy ra nạn trộm cắp nhiên liệu liên tục trong một thời gian dài, nhiều hình thức và nhiều thủ đoạn tinh vi? Cần phải kiên quyết điều tra xử lý nghiêm các cá nhân và đơn vị liên quan. "Hãy xử lý phần gốc chứ đừng chạy theo phần ngọn như các lần xử lý vi phạm hoặc ăn cắp trước đây", TS.Phạm Sanh nói. Đây không phải là lần đầu vụ việc ăn cắp xăng dầu máy bay bị phanh phui, có thời gian báo chí đưa tin dồn dập, với khá nhiều hình ảnh bằng chứng, nhưng cách xử lý của các cơ quan chức năng có phần... nhẹ.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh: Sắp tới, khi sửa đổi Bộ luật hình sự, cần bổ sung quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây nguy hiểm tới hoạt động an toàn hàng không. Bộ luật Hình sự hiện hành vẫn chưa quy định về hành vi này. Việc bổ sung tội đe dọa, gây nguy hiểm tới an toàn hàng không trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết bởi trong thời gian gần đây, tai nạn trong lĩnh vực hàng không xảy ra nhiều, gây hậu quả nặng nề cho xã hội. Khi Bộ luật Hình sự quy định về tội này thì cơ quan tố tụng có căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn đối với người trộm cắp nhiên liệu, gây nguy hiểm tới an toàn hàng không, bảo đảm tính răn đe của pháp luật.
Theo_Hà Nội Mới
Công an TP HCM bắt vụ vận chuyển 5.000 gói thuốc lá lậu Đối tượng khai nhận số thuốc lá nhập lậu được để chung với nhiều hàng tạp hóa nhằm qua mắt lực lượng chức năng. Ngày 9/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa phối hợp với Chi cục quản lý thị trường bắt...