Hiệp định RCEP đối mặt nhiều khó khăn sau khi CPTPP ra đời
Các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang nỗ lực để đạt được thỏa thuận trong năm 2018 sau 20 vòng đàm phán, với hy vọng phần nào lấp được khoảng trống sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Lãnh đạo các nước đàm phán RCEP họp tại Manila, Philippines (Ảnh: Kyodo)
Tại Hội nghị cấp cao diễn ra ở Manila, Philippines ngày 14/11, các nhà lãnh đạo 16 nước đang đàm phán RCEP cho rằng sẽ không thể đạt được thỏa thuận thương mại tự do này vào cuối năm nay, song nhất trí tăng cường nỗ lực để hoàn tất thỏa thuận trong năm 2018.
RCEP, do Trung Quốc khởi xướng, là hiệp định thương mại tự do giữa 10 nước thành viên ASEAN và 6 đối tác đối thoại bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Trải qua 20 vòng đàm phán từ năm 2012, đến nay các nước vẫn chưa tìm được sự đồng thuận về nhiều chi tiết trong thỏa thuận này.
Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo RCEP diễn ra chỉ vài ngày sau khi 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam nhất trí sẽ xây dựng Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây sẽ là một thỏa thuận toàn diện, chất lượng cao thay thế TPP sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận này hồi đầu năm nay.
Xét về mặt kinh tế, việc đảm bảo RCEP trở thành thỏa thuận thương mại thống trị trong khu vực là một trong những ưu tiên của Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu năm 2016, RCEP có thể mang lại cho Trung Quốc 88 tỉ USD mỗi năm, trong khi CPTPP có thể khiến Bắc Kinh mất khoảng 22 tỉ USD. Nếu cả 2 thỏa thuận này đều thành công, mỗi năm Trung Quốc sẽ thu về khoảng 72 tỉ USD.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra hiện nay cho Trung Quốc là 7 nước tham gia cả hai thỏa thuận, trong đó có Australia, New Zealand, Nhật Bản, Singapore, có thể không còn mấy mặn mà với RCEP sau khi việc xây dựng CPTPP đã được nhất trí.
“RCEP là một ưu tiên sau khi Mỹ rút khỏi TPP khiến thỏa thuận này đứng trước nguy cơ sụp đổ. Nhưng trong vài tháng qua, đã có những động lực mới cho TPP”, Bộ trưởng Thương mại Malaysia Mustapa Mohamed phát biểu trong một tuyên bố hồi tuần trước.
Trong khi đó, việc đạt được đồng thuận về RCEP vẫn còn là một chặng đường rất dài. Trong các cuộc họp hồi tháng trước tại Hàn Quốc, các bộ trưởng chỉ thống nhất được các vấn đề mà các nước cần thảo luận. Đến nay, chưa có bước tiến đáng kể nào trong các cuộc đàm phán RCEP.
Ông Zhang Jun, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết mặc dù sự ra đời của CPTPP không đồng nghĩ với việc RCEP sẽ bị xóa bỏ, song chắc chắc RCEP sẽ đối mặt với nhiều thách thức.
Trong khi đó, cựu thống đốc Ngân hàng trung ương Philippines Jose Cuisia Jnr cho rằng RCEP có nhiều tiềm năng thành công hơn CPTPP do có sự tham gia của hai nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vẫn còn nhiều khó khăn cần phải vượt qua để đạt được thỏa thuận này.
Nhật Minh
Theo SCMP
Thủ tướng Canada: "Hồi còn là sinh viên tôi đã khoác ba lô đến Việt Nam"
"Đây là lần đầu tiên với cương vị Thủ tướng tôi đến thăm chính thức Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên tôi đến Việt Nam, hồi tôi còn là sinh viên, tôi đã khoác ba lô đến Việt Nam, chính vì thế tôi rất yêu quý Việt Nam" - Thủ tướng Canada Canada Justin Trudeau phát biểu trong cuộc họp báo chiều nay (8/11).
Hai Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp báo chiều nay (8/11).
Chiều nay (8/11), sau khi kết thúc cuộc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bước vào phòng họp báo.
Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo, tại buổi hội đàm chiều nay, ông và Thủ tướng Justin Trudeau đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới. Đặc biệt, nhân dịp này, hai nước nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác toàn diện Việt Nam - Canada. Đây không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước mà sẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu rộng, hiệu quả khi hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích trên bình diện song phương, khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, tại hội đàm, hai bên nhất trí sẽ phối hợp các nội dung hợp tác đã đề ra trong khuôn khổ Đối tác toàn diện, bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... Hai nước cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Những nội dung này được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố chung Việt Nam - Canada.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao chính sách đối ngoại của Canada theo hướng tăng cường quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như sự phối hợp chặt chẽ của Canada nhằm giúp Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017 lần này.
Thủ tướng Canada bày tỏ vui mừng khi đến thăm chính thức Việt Nam trên cương vị Thủ tướng.
Tại cuộc họp báo, Thủ tướng Canada bày tỏ vui mừng vì lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông đến thăm chính thức Việt Nam. Tuy nhiên, Thủ tướng Canada cho biết, đây không phải lần đầu tiên ông đặt chân đến Việt Nam, mà trước đó, năm 1995 khi còn là sinh viên ông đã khoác ba lô đến Việt Nam, vì vậy ông rất yêu quý đất nước Việt Nam.
Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh, Việt Nam và Canada đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ những năm 1970, dưới thời Phụ thân của ông. Từ đó đến nay, hai nước đã cùng nhau làm việc để cùng nhau thúc đẩy mục tiêu chung, hợp tác trong các vấn đề quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, trao đổi thương mại... Truyền thống đó đang được tiếp tục thúc đẩy khi ông và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay chính thức xác lập khuôn khổ Đối tác toàn diện cho quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, an ninh...
Thủ tướng Trudeau cũng hy vọng quan hệ giữa nhân dân hai nước và giao lưu văn hoá sẽ được tiếp tục thúc đẩy dù những mối quan hệ con người giữa hai nước vẫn đang rất mạnh mẽ khi có đến gần 1/4 triệu người Việt đang sinh sống ở Canada.
Trả lời câu hỏi của phóng viên rằng quan hệ hai nước sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới sau khi thiết lập khuôn khổ Đối tác toàn diện, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng có hai điều rất dễ nhớ trong quan hệ Việt Nam-Canada, đó là Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada và Việt Nam cũng có số lượng sinh viên đang học tập tại Canada nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á. Thương mại hai nước tăng trưởng liên tục, với tốc độ mỗi năm khoảng 20%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khuôn khổ quan hệ mới sẽ mở ra chương mới cho quan hệ hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá, quốc phòng...
Hai Thủ tướng nắm chặt tay trước khi rời phòng họp báo.
Trả lời câu hỏi về khả năng tiếp tục tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng Trudeau nói rằng Canada sẽ vẫn tích cực tham gia thương lượng TPP với mục đích phát triển kinh tế và phát triển mọi mặt. Nhưng Canada không vội vàng vàng thoả hiệp mà chỉ chấp nhận những thoả thuận có lợi cho Canada và phù hợp với các giá trị của người Canada.
Về câu hỏi rằng nên làm gì để khuyến khích giới trẻ quan tâm và đóng góp nhiều hơn cho chính trị, Thủ tướng Trudeau nói rằng người trẻ thường bị hiểu nhầm là không quan tâm nhiều đến chính trị, và nhiều khi có quan điểm hoài nghi nữa. Nhưng khi lắng nghe họ, chúng ta sẽ thấy họ rất quan tâm mong muốn tham gia vào các vấn đề chính trị. "Họ rất bực bội khi thấy tiếng nói của họ không được lắng nghe"- Thủ tướng Canada nói.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Nghị viện châu Âu thông qua hiệp định thương mại với Canada Ngày 15/2, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện giữa Liên minh châu Âu (EU) và Canada (CETA). Động thái này của EP mang đến kỳ vọng các thỏa thuận thương mại trong khuôn khổ hiệp định này sẽ nhanh chóng được thực thi vào tháng 3 tới. Ảnh minh họa. (Nguồn: European...