Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu: Cần hành động quyết liệt hơn
Sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump trình thư lên Liên hợp quốc thông báo rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này tuyên bố việc thực thi Thỏa thuận Paris vẫn không thay đổi.
Để đạt được các mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường trước tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu theo đúng hiệp định thì cả cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm hành động nhanh chóng và quyết liệt hơn nữa.
Các quốc gia tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đều cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Video đang HOT
Ngày 4-11, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định Paris. Ngay lập tức, Phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Stephane Dujarric khẳng định, Liên hợp quốc vẫn sẽ tiếp tục khuyến khích các quốc gia thành viên tích cực tham gia hiệp định này.
Có thể thấy, động lực thực thi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được thông qua tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 21 (tháng 12-2015), đang có dấu hiệu “suy yếu”, trước hết xuất phát từ việc Mỹ – quốc gia đứng thứ hai thế giới về lượng khí thải nhà kính – ngừng tham gia hiệp định. Australia – một trong số quốc gia gây ô nhiễm nhất tính theo đầu người – cũng tuyên bố loại bỏ cam kết về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khỏi dự thảo “Bảo đảm năng lượng quốc gia”.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, cam kết của các quốc gia về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới chỉ đạt 15% nỗ lực cần thiết. Để nhiệt độ trái đất ở ngưỡng an toàn (đến giai đoạn 2060-2070 tăng không quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp), lượng khí thải CO2 phải giảm 7,6% mỗi năm trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, mục tiêu này dường như không khả thi bởi trong thực tế mức khí thải CO2 tăng dần đều mỗi năm. Hơn bao giờ hết, vấn đề cấp thiết đặt ra là các quốc gia trên thế giới cần thể hiện hơn nữa vai trò trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu để có thể bảo đảm cho tương lai của Hiệp định Paris.
Rõ ràng, với các tác động hiện hữu của biến đổi khí hậu thời gian qua, các quốc gia buộc phải hành động. Năm 2019, thế giới chứng kiến những tác động khủng khiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu rõ rệt hơn bao giờ hết: Những đợt nắng nóng bất thường tại châu Âu, những vụ cháy rừng xảy ra ở khắp nơi từ Nam Mỹ tới Australia, những trận lũ lụt lịch sử ở Sri Lanka hay Cộng hòa Dân chủ Congo, mưa tuyết nghiêm trọng, bão trái mùa tại Mỹ… Đây là hồi chuông cảnh báo, rằng thái độ chần chừ, thiếu nghiêm túc trong việc thực thi các cam kết của Hiệp định Paris sẽ dẫn tới những hậu quả thảm khốc.
Mặc dù vậy không thể phủ nhận những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đang có sự chuyển biến tích cực trong thời gian qua với sự quyết liệt của cả thế giới. Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã có bước tiến đáng kể khi công bố Hiệp ước xanh, đặt mục tiêu giảm 40% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 so với mức của năm 1990, và đạt được tính trung hòa các bon vào năm 2050 (tức là lượng khí các bon do con người thải ra cân bằng với lượng hấp thụ khí thải này của các bể chứa các bon tự nhiên hoặc nhân tạo). Trong khi đó, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, hiện có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã áp dụng thuế các bon và 31 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng hệ thống trao đổi tín chỉ các bon.
Nguy cơ về biến đổi khí hậu sẽ càng trầm trọng nếu các nước lớn, các quốc gia phát triển trên thế giới không có các hành động quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa. Thế nên, trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực cùng ứng phó với đại dịch Covid-19 và khủng hoảng biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi chính phủ các nước chuẩn bị các kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới trước khi diễn ra hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc năm 2021 nhằm xây dựng một tương lai an toàn và bền vững hơn.
Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Theo hãng tin Reuters, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11, theo đúng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đưa quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai thế giới ra khỏi hiệp định này.
Tuần hành chống biến đổi khí hậu tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, hồi tháng 6/2017, Tổng thống Trump lần đầu tiên công bố ý định rút khỏi Hiệp định Paris với lập luận rằng hiệp định này gây hại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, cho tới nay Mỹ mới có thể chính thức rút khỏi hiệp định này do những quy định ràng buộc của hiệp định.
Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa cho rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này sẽ để lại khoảng trống trong cơ chế hợp tác cũng như những nỗ lực toàn cầu để đạt được các mục tiêu và tham vọng của Hiệp định Paris. Tuy nhiên, thời gian Mỹ nằm ngoài Hiệp định Paris phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống, khi đối thủ của đương kim Tổng thống Trump là ông Joe Biden cam kết sẽ đưa nước Mỹ quay lại hiệp định này nếu trúng cử.
Dù đã rút khỏi Hiệp định Paris, Mỹ vẫn là một thành viên của UNFCCC. Bà Patricia Espinosa cho biết cơ quan này "sẵn sàng hỗ trợ nếu Mỹ nỗ lực quay trở lại với Hiệp định Paris". Hiện Mỹ là quốc gia duy nhất rút khỏi Hiệp định Paris trong tổng số 197 nước ký kết hiệp định này.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 yêu cầu các quốc gia trên thế giới kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 - 2 độ C. Cho đến nay, nền nhiệt Trái Đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện nhiều hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên tàn khốc hơn khi khiến nước biển dâng cao.
Trong số 20 năm qua, có tới 19 năm thế giới ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được thống kê một cách chính xác vào cuối thế kỷ 19.
Trump gọi nhầm Tổng thống Macron là 'thủ tướng' Trump gọi nhầm chức danh của Macron khi phát biểu tại cuộc mít tinh ở Michigan về việc rút khỏi một số thỏa thuận quốc tế. Tại sự kiện ngày 17/10, Trump nói về hiệp định thương mại NAFTA cũ với Canada và Mexico, điều ông từng gọi là thỏa thuận tồi tệ đối với Mỹ và đã yêu cầu được hai nước...