Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta
Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 04 tháng 02 năm 2016, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết giữa 12 nước, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mô kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại khu vực và thế giới với yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Video đang HOT
Việc nước ta ký Hiệp định TPP không chỉ là kết quả của quá trình 5 năm kiên trì đàm phán với tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Sâu xa hơn, đây là thành quả của tiến trình 30 năm đổi mới, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng, ngày càng được khẳng định mạnh mẽ và kiến giải sâu sắc qua các Nghị quyết của Đảng. Đây còn là những trải nghiệm rút ra từ thực tiễn hội nhập của nước ta sau khi ký kết và thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, các Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Hội nhập kinh tế quốc tế còn là một nội hàm quan trọng trong thể chế kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Theo DV (Chinhphu.vn)
Khánh thành cột mốc trên đất liền biên giới Việt Nam Campuchia
Sáng 26.12, tại khu vực huyện biên giới Đức Cơ, tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và huyện Ozadao, tỉnh Rattanakiri (Campuchia) đã diễn ra Lễ khánh thành cột mốc số 30 trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.
Hai thủ tướng của Việt Nam - Campuchia cùng dự lễ khánh thành cột mốc số 30 - Ảnh: Trần Hiếu
Đồng thời đưa đường nối hai trạm kiểm soát cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, Việt Nam - Ozadao, Campuchia vào hoạt động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia Hun Sen cùng lãnh đạo các tỉnh, các bộ ngành trung ương của hai nước đã tham dự.
Tại buổi lễ, cả hai Thủ tướng cùng khẳng định sự vui mừng về sự kiện này, khẳng định sự đoàn kết, gắn bó giữa chính quyền, người dân hai nước; giữ mối đoàn kết keo sơn này cho muôn đời sau, đoàn kết, hữu nghị cùng phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mối quan hệ láng giềng keo sơn, sự quyết tâm của hai chính phủ của hai nước trong quá trình đàm phán, cắm mốc biên giới.
Đến nay, công việc cắm mốc và xác định đường biên giới của hai nước đã hoàn thành hơn 90%; giúp hai nước thuận lợi hơn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các khu vực biên giới; giúp ổn định tình hình trật tự, an toàn xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Thủ tướng Hun Sen cùng chỉ đạo sát sao để công tác cắm mốc, phân định biên giới hai nước được đẩy nhanh, hoàn thành sớm.
Chiều cùng ngày, hai Thủ tướng sẽ cùng dự cắt băng khánh thành cột mốc 275 tại Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên - Phơ Nôm Đân, xã Xuân Tô, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Trần Hiếu
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp CEO quyền lực Google tại Việt Nam Sáng nay, 22/12/2015, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Google (Hoa Kỳ) Sundar Pichai đang thăm làm việc tại Việt Nam Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Tổng Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai. (Ảnh: TTXVN) Thông tin từ Văn phòng chính phủ cho biết, hoan nghênh ông...