Hiện tượng trượt lở đất
Trượt đất là sự di chuyển đất đá xảy ra trên bề mặt địa hình ở những chỗ sườn dốc, taluy đường, thung lũng sông, vách bờ các hồ và biển dưới tác động của trọng lực. Hiện tượng trượt đất xảy ra ở nhiều nơi, thậm chí còn xảy ra trên mặt Trăng và sao Hỏa.
Ảnh minh họa.
Trong lịch sử phát triển của loài người đã xảy ra các thảm họa gây ra bởi trượt lở đất đá. Năm 1970, ở khu vực Huascaran (Peru) xảy ra trượt đất chôn vùi 21.000 người. Ở Trung Quốc năm 1920 đã có 200.000 người chết vì trượt lở đất. Ở Mỹ trượt đất mỗi năm gây thiệt hại hàng tỷ đô la, riêng phá hủy đường cao tốc là 100 triệu đô la, trong vòng 50 năm (1920 – 1970) nước Mỹ có 300 người chết do trượt lở đất. Ở Philipines ngày 17/2/2006, sau mưa lớn trượt lở đất xảy ra trên quy mô lớn làm chết gần 2.000 người và phá hủy 500 ngôi nhà.
Ở nước ta, trượt lở đất đá thường xảy ra ở tỉnh Lào Cai, năm 1993, khối trượt hàng trăm nghìn mét khối chặn ngang suối Ngòi Bo gây lụt khu vực xung quanh. Năm 1996 ở Cam Đường khối trượt từ độ cao 300m trượt phủ xuống nhà ông Dẻn làm 6 người chết và lấp kín nhiều ao hồ. Đường Quốc lộ 6 từ Hòa Bình đi Lai Châu là con đường huyết mạch ở Tây Bắc nhưng cũng là con đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với giao thông, trên đoạn đường này từng có 50 điểm trượt lở, trong các năm 2001 – 2002 mặc dù không có mưa lớn nhưng trượt lở vẫn xảy ra ở huyện Mường Lay làm ách tắc giao thông cả tháng. Đường 279 dài 80km từ Tuần Giáo đi Điện Biên cũng là con đường nguy hiểm vào mùa mưa, vào tháng 7/2008 đã xảy ra hai điểm trượt nguy hiểm tại Mường Phăng và đèo Tằng Quái gây ách tắc giao thông vài ngày. Trượt đất, đá cũng xảy ra nghiêm trọng làm chết nhiều người tại nhiều nơi như Bản Vẽ (Nghệ An), Rú Mốc (Hà Tĩnh), Học Trum (Phú Yên)… do khai thác đá không đúng kỹ thuật.
Với áp lực dân số và quá trình đô thị hóa tăng nhanh cùng với những luật định của địa phương đã thúc đẩy con người rời khỏi các vùng đất màu mỡ di chuyển đến các vùng sườn đồi kế cận, vùng này giúp tránh lũ lụt nhưng lại là vùng kém bền vững và có tiềm ẩn nguy cơ trượt lở.
Video đang HOT
Trượt lở đất xảy ra khi lực gây trượt của trọng lực vượt quá độ bền của đất đá nói chung hoặc vượt quá ở các bề mặt hoặc trong các đới yếu đang tồn tại. Trong bất kỳ sườn dốc nào cũng có lực cắt tác dụng, nhưng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra trượt. Để biến trượt thành hiện thực cần phải phá vỡ sự cân bằng của sườn. Các nguyên nhân làm mất cân bằng tạo trượt lở là: Tăng cao độ dốc của sườn, của mái dốc; Làm biến đổi độ bền của đất, đá; Tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động lên đất dá gây xói ngầm và chảy cát…; Biến đổi trạng thái ứng suất của đất đá trong đới hình thành sườn dốc và thi công mái dốc; Tăng tải trọng lên sườn dốc, dao động địa chấn và vi địa chấn.
Mỗi một nguyên nhân đều có thể phá hủy sự cân bằng của đất đá ở sườn dốc, nhưng thông thường là tác động đồng thời của nhiều nguyên nhân, khi đã có một hiện tượng này phát triển thì không tránh khỏi có những hiện tượng khác phát triển. Khi các điều kiện khác đều như nhau thì nguyên nhân độ dốc của sườn là một trong những nguyên nhân chính. Nguyên nhân thường gặp nữa là sự ẩm ướt của đất đá làm giảm sức bền, dễ bị biến dạng của đất. Áp lực thủy động làm giảm độ bền của sườn dốc. Mưa lớn làm cho mực nước các sông dâng lên nhanh kéo theo mực nước ngầm cũng dâng cao, sau đó mực nước sông giảm nhanh nhưng mực nước ngầm hạ chậm tạo ra sự chênh lệch độ cao của hai mức nước làm cho tốc độ của nước ngầm thoát ra ở các vách bờ tăng lên dẫn đến làm tăng trượt lở (sau các trận mưa lớn thường xảy ra các vụ trượt lở). Hoạt động của con người như xây dựng các công trình tăng tải trọng trên các sườn thúc đẩy nhanh quá trình trượt lở.
Trên cơ sở thực tế của từng khu vực, xác định rõ nguyên nhân gây trượt đất là do trượt trọng lực, do hoạt động nước ngầm hay do động đất để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, song trước hết phải thành lập bản đồ hiện trạng về tai biến, trong đó chỉ ra các vùng, các vị trí có tiềm năng trượt đất, ở những vùng này khi tiến hành xây dựng các công trình phải chú ý đến phòng chống trượt đất như: Làm đường yêu cầu taluy không quá dốc, không xây dựng nhà cửa, công trình trên các sườn nghiêng; Đối với những sườn có tiềm năng trượt phải kiểm soát nước bề mặt, hạn chế tác dụng nước bề mặt bằng cách xây tường chắn và làm rãnh thoát nước, không cho nước vào khu vực sườn.
Để phòng tránh trượt lở có thể áp dụng một số biện pháp: Phủ lưới sắt chống đổ lở ở vách có các mảnh vụn, kích thước khác nhau; Xây bệ vượt qua đường; Giảm độ dốc của đường bằng cách bốc xúc đất đá, giật cấp tạo bậc ở sườn…
Thảm họa trượt lở đất đá: Cần cảnh báo hay cần quy hoạch?
Các chuyên gia cho rằng, để tăng khả năng cảnh báo trượt lở đất đá đến từng khu vực một cách kịp thời nhất, có thể lắp các thiết bị quan trắc phát hiện trượt lở sớm.
Trượt lở đất đá là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn thương tâm tại miền Trung trong đợt mưa lũ vừa qua
Giúp cảnh báo sớm từng khu vực
Từ năm 2012, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam thực hiện đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam". Đến nay, đã xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá ở 25 tỉnh và bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở 15 tỉnh.
Dựa trên thông tin do Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam cung cấp, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cảnh báo trượt lở đất trước 3-6 giờ tại khu vực có nguy cơ cao. Tuy nhiên, cảnh báo này mới dừng lại ở cấp huyện, ví dụ huyện nào có nguy cơ cao, rất cao, chứ chưa chi tiết đến các điểm cụ thể. Vì vậy, hiệu quả cảnh báo được đánh giá chưa cao.
Theo ông Hoàng Kim Quang, chuyên gia về công nghệ viễn thám, để dự báo đến từng khu vực có nguy cơ cao, có thể sử dụng phương án lắp thiết bị quan trắc. Khi có dấu hiệu xảy ra trượt lở đất đá, thiết bị sẽ cảnh báo đến người dân để kịp thời sơ tán.
Trên cơ sở xác định các khu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở, kết hợp với điều kiện dân cư có sinh sống ở đó không, có thể lắp các thiết bị quan trắc cảnh báo trượt lở đất. Hệ thống quan trắc gồm các thiết bị như đo khí tượng, đo mưa, đo độ dịch chuyển, hệ thống định vị GPS. Khi khu vực quan trắc có bất thường sẽ báo động ngay cho trung tâm điều hành, cảnh báo đến người dân.
Ông Quang nói rằng, hệ thống quan trắc đồng bộ có thể rất đắt tiền và tốn kém. Việc lắp đặt trên diện rộng là không khả thi. Tuy nhiên, có thể "liệu cơm gắp mắm", sử dụng các thiết bị quan trắc đơn giản với giá vài chục triệu đồng để cảnh báo nguy cơ trượt lở.
Theo TS Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam" thực hiện từ miền Bắc đến Quảng Ngãi đã xác định được 15.000 điểm trượt lở đất đá, trong đó có 300-400 điểm trượt lở rất lớn. Đối với những điểm trượt lở đất đá rất lớn, Chính phủ đã có chương trình di dời người dân khỏi các khu vực này.
Ngoài ra, trong đề án, Bộ Tài nguyên & Môi trường xác định sẽ xây dựng khoảng 10 trạm quan trắc trượt lở. Để lắp đặt 10 trạm quan trắc này, các nhà khoa học sẽ khảo sát để lựa chọn vị trí phù hợp. Một số dự án hợp tác khoa học quốc tế cũng có kế hoạch xây dựng các trạm cảnh báo đa thiên tai, cảnh báo được cả lũ quét, sạt lở đất. Một số trạm đã được lắp đặt, như tại bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tập huấn nâng cao nhận thức người dân
Theo TS Hòa, hệ thống quan trắc mang lại hiệu quả cao nhưng sẽ khó triển khai diện rộng bởi giá thành cao, trong khi Việt Nam có tới 15.000 điểm có nguy cơ trượt lở đất đá. Vì vậy, bên cạnh việc quan trắc tại các khu vực trọng điểm, cần triển khai thêm một số giải pháp khác để nâng cao khả năng cảnh báo trượt lở đất đá.
"Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan. Tại các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao, các nhà khoa học sẽ xác định ngưỡng mưa sinh trượt lở đất đá. Sau đó, mỗi làng sẽ được trang bị một thiết bị đo mưa. Khi mưa đến ngưỡng sinh trượt lở, người dân phải sơ tán đến nơi an toàn. Từ đó giúp thiệt hại về người và của", ông Hòa nói.
Ông Hòa cho rằng, tại các khu vực vùng núi ở Việt Nam có rất ít quỹ đất an toàn. Người dân vạt núi làm nhà thì dễ chịu tác động của sạt lở đất đá, làm nhà ven suối thì dễ bị lũ ống, lũ quét. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, tập huấn người dân các kỹ năng đối phó thiên tai, thường xuyên tổ chức các đợt diễn tập vào đầu mùa mưa bão. Tại các vùng có nguy cơ trượt lở cao, cần xác định một số vị trí tương đối an toàn để người dân có thể sơ tán khi có nguy cơ xảy ra sự cố.
Sạt lở đất kinh hoàng ở miền Trung do đâu? Về mặt địa chất, các tỉnh miền Trung có khá nhiều yếu tố bất lợi, dễ gây ra sạt lở. Chỉ chưa đầy một tháng nhưng hai tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở núi, trượt đổ đất đá kinh hoàng khiến rất nhiều người thiệt mạng thương tâm. Pháp Luật TP.HCM đã có trao đổi...