Hiện tượng “Trăng máu’ xuất hiện sớm từ chiều tối nay 3/4
Nhưng phải đến tối mai (4/4), người dân Hà Nội và một số tỉnh khác mới có cơ hội ngắm hiện tượng thiên nhiên kỳ thú &’ nguyệt thực toàn phần’ hay &’trăng máu’ xảy ra duy nhất một lần năm 2015 này.
Từ tối nay (3/4), ở Hà Nội, nhiều người nhìn thấy mặt trăng to màu đỏ cam, gần giống với hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, theo anh Hoàng Quốc Phương, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội chia sẻ trên báo Dân Việt, trăng tối 3/4 to tròn, có màu đỏ khác thường nhưng không phải là hiện tượng &’trăng máu’ hay còn gọi là nguyệt thực toàn phần.
Anh Hoàng Quốc Phương – Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho hay, trăng ngày 3/4 màu đỏ nhưng không phải hiện tượng nguyệt thực toàn phần. (ảnh: Dân Việt)
Theo anh Phương, trăng tối nay có màu đỏ là do nhiễu loạn khí quyển dẫn đến ánh sáng của trăng đi qua đoạn khí quyển này khiến trăng mang màu đỏ.
Anh Phương cho biết cụ thể, hiện tượng “trăng đỏ” tối 3/4 rõ nét nhất khi trăng ở khu vực đường chân trời, bắt đầu từ khoảng 18h30. Đến khi lên cao (khoảng 22h), trăng sẽ mang ánh sáng bình thường. Còn hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ chính thức diễn ra vào tối mai( 4/4).
Người dân Việt Nam có thể quan sát rõ nét nhất hiện tượng “trăng máu” vào tối mai (4/4), đỉnh điểm chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút (từ 18h57 đến 19h02). Dự kiến hiện tượng “trăng máu” sẽ thu hút rất nhiều hội thiên văn nghiệp dư tham gia theo dõi.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 10/8/2014 (Hoàng Quốc Phương).
Video đang HOT
Nguyệt thực toàn phần ngày mai (4/4) sẽ là hiện tượng thứ ba trong nhóm 4 nguyệt thực xuất hiện trong hai năm. Kiểu hiện tượng này sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm nữa hoặc lâu hơn. Hai lần đầu xuất hiện hồi tháng 4 và tháng 9 năm ngoái, và nguyệt thực cuối cùng sẽ được quan sát vào 28/9 năm nay.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Những địa điểm có thể xem được hiện tượng nguyệt thực ngày mai (4/4):
Tại Hà Nội: có thể đến địa điểm Cột đồng hồ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình để quan sát sự kiện thiên văn lớn nhất và duy nhất trong năm 2015.
Nếu không có điều kiện đến sân Mỹ Đình, thì có thể tìm những nơi nào có hướng đông tốt, rộng rãi, thoáng đãng để quan sát.
Ước tính số lượng người tập trung tại sân Mỹ Đình năm nay khoảng 1.000 người, cao hơn so với số lượng vài trăm người đến xem năm ngoái, theo anh Phương – Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội.
Tại Đà Nẵng: những người quan tâm đến nguyệt thực có thể đến Công viên biển Đông (biển Phạm Văn Đồng) từ 16h30 đến 21h30, theo anh Thái Văn Lợi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Thiên văn học Đà Nẵng.
Người xem nên chọn những địa điểm có hướng đông nhìn ra biển, dự kiến 19h là thời điểm nguyệt thực cực đại. Hiện có khoảng 200 người đăng ký tham gia với CLB tại Đà Nẵng, tăng nhiều so với năm ngoái khoảng 30 người.
Tại TP Hồ Chí Minh: người quan tâm có thể đến Khu Dân cư Tân Quy Đông, Quận 7 để quan sát nguyệt thực vào tối mai (4/4), anh Đặng Tuấn Duy, Hội thiên văn nghiệp dư TP. Hồ Chí Minh cho biết.
Ngoài ra, bến Nhà Rồng, Metro Quận 2 cũng là các địa điểm tốt để quan sát nguyệt thực.
Diệu Chi
Theo_Người Đưa Tin
"Trăng máu" đã xuất hiện sớm từ tối nay, 3.4?
Tối 3.4, ở Hà Nội, nhiều người nhìn thấy mặt trăng to màu đỏ cam, gần giống với hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Anh Hoàng Quốc Phương, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho hay, trăng tối 3.4 to tròn, có màu đỏ khác thường. Tuy nhiên đây không phải hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "trăng máu".
Anh Hoàng Quốc Phương - Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho hay, trăng ngày 3.4 màu đỏ nhưng không phải hiện tượng nguyệt thực toàn phần (Ảnh: Hồng Phú)
Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội giải thích: "Trăng tối nay có màu đỏ là do nhiễu loạn khí quyển. Thời tiết nắng nóng ở miền Bắc, đặc biệt khu vực Hà Nội gây ra biến đổi trong khí quyển. Ánh sáng của trăng đi xuyên qua đoạn khí quyển này khiến trăng mang màu đỏ".
Anh Phương cho biết, hiện tượng "trăng đỏ" tối 3.4 rõ nét nhất khi trăng ở khu vực đường chân trời, bắt đầu từ khoảng 18h30. Đến khi lên cao (khoảng 22h), trăng sẽ mang ánh sáng bình thường. Còn hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ chính thức diễn ra vào tối mai, 4.4.
Nếu thời tiết thuận lợi, tối mai, 4.4, người dân Hà Nội và một số tỉnh khác sẽ có cơ hội ngắm hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, xảy ra duy nhất một lần năm 2015 này.
Cụ thể, theo giờ Việt Nam, lúc 16h01, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, pha toàn phần bắt đầu lúc 18h57; đạt cực đại lúc 19h00. Pha toàn phần kết thúc lúc 19h02; pha một phần kết thúc lúc 20h44. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59 và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.
Người dân có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông.
Ở khu vực Hà Nội, người xem nhìn theo hướng Đông, cần lựa chọn khu vực rộng rãi và không bị nhà cao tầng cản trở, nơi có không khí trong lành và tránh ánh sáng đèn.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 10.8.2014 (Hoàng Quốc Phương)
Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức quan sát cho thành viên và những người yêu thích thiên văn, dự kiến ở bên ngoài Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Năm 2014, Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 8.10.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Theo_Dân việt
Sắp diễn ra nguyệt thực toàn phần tại Việt Nam Vào tối thứ Bảy tới (ngày 4/4), người yêu thiên văn Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm 2015. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra duy nhất trong năm 2015. Theo Hội Thiên văn Hà Nội, tối ngày 4/4 tới sẽ diễn ra hiện tượng thiên nhiên nguyệt thực toàn...