Hiện tượng siêu trăng cuối cùng năm 2020 xuất hiện tại nhiều quốc gia
Hiện tượng siêu trăng hôm nay đã xuất hiện trên bầu trời đêm của nhiều quốc gia.
Khi Singapore chìm vào bóng đêm, siêu trăng đã tỏa sáng bầu trời đêm qua một đám mây. Trong khi đó, siêu trăng trên bầu trời Hong Kong (Trung Quốc) lại như một chiếc đèn lớn khổng lồ sáng rực.
Hiện tượng siêu trăng. (Ảnh: AP)
Siêu trăng là hiện tượng trăng tròn đúng lúc nó nằm ở vị trí gần Trái đất nhất trong quỹ đạo hình elip, dẫn tới việc mặt trăng trông to và sáng hơn thường lệ. Theo công bố của NASA, đây là siêu trăng cuối cùng của năm 2020.
Siêu trăng này diễn ra vào khoảng thời gian các loài hoa đua nở nên được đặt tên là “ Trăng hoa”. Đáng chú ý siêu trăng lần này trùng với ngày lễ Phật đản (Vesak) hay ngày sinh của Đức Phật, một ngày lễ lớn tại các quốc gia Châu Á. “Siêu Trăng hoa” được xem là điềm lành của mùa xuân ở Bắc bán cầu.
Nguồn gốc nghi lễ tắm Phật trong lễ Phật đản
Tắm Phật - nghi lễ quan trọng trong ngày lễ Phật đản - xuất phát từ truyền thuyết ly kỳ về sự hiển thế của đức Phật Thích ca trong vườn Lâm Tỳ Ni.
Nghi lễ tắm Phật xuất hiện lâu đời tại Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Trung Á, đến nay được thực hiện trong hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới để thể hiện sự hân hoan của Phật tử đối với sự xuất hiện đấng Giác ngộ vào năm 624 trước Công nguyên.
Trong nghi lễ này, sau khi đạo tràng tụng kinh, mọi người cùng tụng kệ và chú Tắm Phật rồi đi đến lễ đài, nơi có tượng Phật sơ sinh đặt trong bồn, chắp tay đảnh lễ, múc nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai ngài, đồng thời lắng lòng quán tưởng về dòng nước cam lộ rửa trôi tham, sân, si ra khỏi tâm tư. Nước tắm Phật được nấu từ các loại hoa thơm hoặc hương liệu, hay đơn giản là nước mưa tinh sạch.
Nghi lễ tắm Phật.
Nghi lễ này xuất phát từ câu chuyện đản sinh của đức Phật hơn 2.600 nặm trước. Theo kinh điển Nam tông, sau khi mẹ ngài, hoàng hậu Mahamaya, sinh ra ngài ở vườn Tâm Tỳ Ni, bên gốc cây vô ưu, bốn vị đại phạm thiên từ trời hạ xuống, dùng lưới vàng quấn lấy hài nhi. Ngay lúc đó, hai trận mưa từ trên trời dội xuống vị Phật tương lai.
Còn kinh điển Bắc tông chép rằng, sau khi đức Phật ra đời từ sườn bên phải của hoàng hậu Mahamaya, có bông hoa sen nảy lên đỡ lấy và 9 con rồng từ trên trời bay xuống phun hai dòng nước lạnh và nóng để tắm cho Ngài. Cảnh Phật đản sanh với rồng phun nước được ghi lại trong nhiều tác phẩm điêu khắc tại Lộc Uyển - di tích Phật giáo quan trọng ở phía bắc Ấn Độ.
Theo các học giả Phật giáo, hai dòng nước lạnh và nóng tượng trưng cho vui và buồn, sướng và khổ của cuộc đời, điều mà mọi người trên thế gian này phải đón nhận. Người nào chịu đựng cả cảnh thuận và nghịch mà tâm thản nhiên, tự tại thì sẽ có thể thành Phật. Vì thế, khi làm lễ tắm Phật, điều quan trọng là người tham gia phải quán tưởng đến việc gội sạch thân tâm để được nhẹ nhõm, mát mẻ, an vui.
Khi múc nước tưới lên vai phải của tượng Phật, cần tâm nguyện rằng dù gặp những chuyện hết sức vui mừng, đắc ý, tâm mình vẫn bình tĩnh thản nhiên. Khi tưới nước lên vai trái tượng Phật, cần tâm niệm rằng dù gặp nghịch cảnh, khổ đau, tâm mình vẫn bình an phẳng lặng.
Làm thế nào để chiêm ngưỡng siêu trăng cuối cùng của năm 2020? Trăng rằm tháng này chính là dịp siêu trăng cuối cùng của năm 2020. Siêu trăng lần này kéo dài từ ngày 6 -8/5/2020. Về mặt kỹ thuật, trăng tròn lần này nằm ở vị trí chòm sao Thiên Bình và chỉ kéo dài trong chốc lát. Thời điểm này xảy ra vào 17 giờ 45 phút ngày 7/5 theo giờ Việt Nam....