Hiện tượng Putin trong lòng người Nga: Mỹ nhìn sự thật
Sự nổi tiếng của Tổng thống Putin tại Nga là điều bí ẩn với Mỹ và luôn tìm cách để lý giải.
Đối với nhiều người Mỹ, sự nổi tiếng của Tổng thống Vladimir Putin là một điều bí ẩn bởi nước Nga chỉ có ấn tượng với họ từ thời Chiến tranh Lạnh.
Tạp chí Stratfor của Mỹ mới đây đã tìm cách lý giải về “hiện tượng Putin” trong lòng nước Nga.
Tổng thống Putin được người dân Nga và người dân thế giới yêu mến.
Đó không chỉ là việc nhà lãnh đạo này đã tìm được cách kéo đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng suy thoái kéo dài suốt 2 năm do kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt và giá dầu thấp mà còn bởi việc ông đã mang lại sự ổn định kinh tế cho người dân Nga từ những năm 90.
“Nếu xét rằng đất nước hầu như mới ra khỏi cuộc suy thoái kéo dài hai năm do sự kết hợp giữa các biện pháp trừng phạt và giá dầu thấp, người ta tưởng rằng sự ủng hộ dành cho Tổng thống Putin sẽ suy giảm. Nhưng không. Chỉ số đánh giá uy tín của ông Putin vẫn còn cực kỳ cao, tùy theo các thăm dò dư luận và ngày tháng, nhưng thường vượt quá 80%. Tại sao lại như vậy” – tờ báo viết.
Theo tạp chí này, sự ấn tượng của ông Putin phải kể đến tình hình những năm 90, khi đất nước Nga rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Tổng thống Putin khi đó đã giúp tình hình kinh tế ổn định trở lại, mang lại cho đất nước Nga “ánh sáng hưng thịnh dân chủ” và trong suốt 14 năm, thu nhập thực tế của người Nga đã tăng gấp 7 lần.
Tới nay, với sự kiện sáp nhập Crimea, người dân Nga đã lại có cơ hội để mơ về vị trí siêu cường như trước đây.
“Đó là lý do tại sao, khi ông Putin sáp nhập Crimea, đa số người Nga rất vui mừng” – tạp chí Mỹ bình luận.
Video đang HOT
Người dân Nga tự hào vì Tổng thống Putin.
Tờ tạp chí Mỹ cho rằng, hình ảnh ông Putin và nước Nga đã bị truyền thông bóp méo, mang động cơ xấu và điều đó buộc họ phản kháng. Nếu không, nước Nga và Tổng thống Putin sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề trên thế giới.
“Cùng với các nước khác, Nga có thể giải quyết rất nhiều vấn đề, cho dù đó là môi trường, cuộc chiến chống khủng bố, hoặc nền kinh tế toàn cầu. Nhưng bi kịch của tình hình là chúng ta đang ở dưới một đống động cơ mơ hồ, truyền thông xấu và những cơ hội bị bỏ lỡ” – Stratfor viết.
Trên thực tế, không chỉ người dân Nga mà những người dân trên thế giới và cả người Mỹ cũng yêu mến Tổng thống Putin.
Mới năm ngoái, nhân ngày sinh nhật của Tổng thống Nga, một tấm băng-rôn lớn in ảnh ông và dòng chữ “Sứ giả hòa bình” (Peace Maker) được treo trên cây cầu nối Mahattan và Brooklyn vào khoảng 13h45 ngày 6/10/2016.
Người dân nhanh tay chụp được bức ảnh tấm chân dung ông Putin và lời ca ngợi này, đăng tải trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Nhiều người bình luận: “Chúc mừng sinh nhật, ngài Putin”.
Tổng thống Putin có tầm nhìn của nhà lãnh đạo có thể thay đổi thế giới.
Hồi tháng 11/2015, ông Putin cũng được tạp chí uy tín nhất thế giới Forbes của Mỹ bình chọn là “Người quyền lực nhất thế giới” 3 năm liên tiếp.
Forbes đã lựa chọn trong hàng trăm ứng cử viên cho 73 nhân vật quyền lực nhất theo 4 tiêu chí khác nhau bao gồm, mức độ ảnh hưởng lên người dân toàn cầu, nguồn lực tài chính mà những người này sở hữu, những nhân vật này có sức ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực hay không và họ có sử dụng quyền lực của mình một cách chủ động hay không.
Forbes cho biết, họ lựa chọn ông Putin là nhân vật của năm bởi ông “vẫn tiếp tục chứng tỏ ông là một trong số rất ít những người đàn ông trên toàn cầu đủ quyền lực để làm những điều mà ông muốn mà không gặp trở ngại gì”.
“Những người trong danh sách sử dụng thứ quyền lực có thể định hình hoặc bẻ cong thế giới, tác động đến con người, thị trường, quân đội và tư duy”, Forbes cho hay.
Forbes đánh giá nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin “không thể tiên đoán” và “không bị ràng buộc bởi dư luận thế giới trong việc theo đuổi những mục đích riêng”.
Thậm chí, CNN dẫn số liệu từ Levada Center (một công ty Nga thăm dò độc lập) cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Putin vẫn giữ ở mức cao từ 85% đến 90%.
Tỷ lệ dư luận ủng hộ lên tới 90% là một kỷ lục từ trước đến nay không có chính khách nào đạt được, kể cả bà Angela Merkel – người nhiều năm được bình chọn là người đàn bà quyền lực nhất thế giới.
Việc bình chọn Tổng thống Putin là người quyền lực nhất thế giới cũng được các nhà báo của Tạp chí Forbes cân nhắc đến hoạt động không kích của Nga vào các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS ở Syria, chỉ ra sự yếu kém của Mỹ và NATO trong khu vực, đồng thời ghi nhận những ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga, dưới sự lãnh đạo của ông Putin ở nước ngoài.
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng khen ngợi Tổng thống Putin và vai trò của Nga trong việc mang lại thành công cho đàm phán hạt nhân với Iran, dù Nga bị xem là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Mỹ.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
Những đòn Nga có thể tung để trả đũa lệnh trừng phạt Mỹ
Nga có thể cản trở các đề xuất của Mỹ ở Liên Hợp Quốc, đánh vào thương mại hoặc tìm cách đối trọng sức mạnh của Mỹ.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP
Quyết định trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ của Nga đánh dấu "loạt đạn" đầu tiên để trả đũa dự luật trừng phạt mà lưỡng viện Mỹ đã thông qua, tập trung vào các lĩnh vực then chốt của kinh tế Nga như mua bán vũ khí và xuất khẩu năng lượng. Putin cảnh báo rằng Nga có thể bổ sung thêm các biện pháp đáp trả nếu Trump ký dự luật.
Biện pháp trả đũa của Nga có thể khó đoán vì chúng được xây dựng dựa trên sự thất vọng của nhà lãnh đạo Nga, người có lẽ đã tưởng rằng quan hệ song phương sẽ cải thiện dưới thời Trump, nhưng rồi phải nhìn những hy vọng đó tan biến trong các bê bối và cáo buộc, cây bút Andrew Roth của Washington Postnhận xét.
"Nếu dự luật được thông qua thì chúng ta chắc chắn sẽ bước vào giai đoạn gọi là Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh đồng nghĩa với việc có nhiều đòn đáp trả lẫn nhau", Andrei Sidorov, chuyên gia về chính trị quốc tế tại Đại học Moscow, nói.
Putin nói rằng Nga sẽ dựa vào phiên bản dự luật mà Trump ký để chọn biện pháp đáp trả. Kommersant, nhật báo của Moscow đã đề xuất một số lựa chọn: cắt giảm xuất khẩu titan hoặc urani làm giàu cho Mỹ - biện pháp có thể gây tổn hại cho ngành hàng không và urani của Mỹ. Tờ này còn đề xuất Nga chặn các sáng kiến ngoại giao của Mỹ như bỏ phiếu ở Liên Hợp Quốc về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên hay việc hợp tác ở Syria. Mỹ cũng có thể tịch thu tài sản của công ty hoặc thậm chí là cấm cửa các công ty Mỹ như Google hay Microsoft.
Moscow biết rằng họ lép vế trong chiến tranh thương mại, Roth bình luận. Họ thường dùng chính thị trường của mình làm vũ khí, như áp đặt lệnh trừng phạt đối với thực phẩm nhập khẩu từ châu Âu vào năm 2014 hay cấm người Mỹ nhận con nuôi Nga năm 2013.
Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng - nhóm chuyên gia chính sách đối ngoại của Nga, cho rằng "rất khó để Nga có thể làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ, trừ phi Nga sẵn sàng thực hiện những bước đi có hại cho chính mình".
Những "quan chức diều hâu" ủng hộ việc đáp trả mạnh mẽ Mỹ nói rằng Moscow phải phá vỡ giới hạn thông thường. Ông Nikolay Platoshkin, cựu ngoại giao Nga và giáo sư tại Đại học Nhân văn Moscow, nói: "Mỹ nói rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không áp dụng cho các dự án của NASA. Đó là một ý rất hay. Hãy cứ để họ áp dụng lệnh trừng phạt với các dự án NASA đi, rồi phi hành gia Mỹ chỉ có nước cưỡi ngựa mà lên Trạm Không gian Quốc tế".
Một ý kiến khác là mở rộng hợp tác với châu Âu và có thể với Trung Quốc để đối trọng sức mạnh của Mỹ. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã bày tỏ sự tức giận đối với dự luật trừng phạt của Mỹ, nói rằng chúng có thể gây tác dụng phụ, gây ảnh hưởng đến lợi ích của khối này.
"Chúng ta luôn nuôi hy vọng rằng châu Âu sẽ gần gũi với chúng ta và sẽ đặt lợi ích của họ song song với chúng ta để chống lại người Mỹ", Sidorov nói. Nhưng ông nghi ngờ về khả năng cuộc khủng hoảng hiện giờ sẽ biến điều này thành hiện thực.
Trong khi đó, đối thoại giữa hai bên đang ở mức tối thiểu. Mỹ - Nga vẫn tranh cãi về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Moscow yêu cầu Washington đưa ra bằng chứng nhưng người Mỹ nói rằng làm vậy sẽ để lộ các nguồn tin và phương pháp thu thập thông tin tình báo của họ. "Hoàn toàn bế tắc. Đối đầu là khả năng không thể tránh khỏi", Roth viết.
Phương Vũ
Theo VNE
Nga nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ với Mỹ Điện Kremlin cho rằng Mỹ cần thể hiện "thiện chí chính trị", xóa lệnh trừng phạt Nga nếu muốn cải thiện quan hệ song phương. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT. "Một lối thoát khỏi tình trạng hiện tại trong quan hệ Nga - Mỹ là thông qua thiện chí chính trị", chấm dứt các lệnh trừng phạt, Tass dẫn...