Hiện tượng lạ: Hố đen siêu nặng giữa Dải Ngân hà phát sáng bất thường
Các nhà thiên văn cho biết hố đen siêu nặng Sagittarius A* nằm ở trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta phát ra ánh sáng gấp 75 lần so với bình thường.
Sagittarius A* – hố đen siêu nặng nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta gần đây đã phát ra luồng sáng lạ lùng – sáng gấp 75 lần so với ánh sáng bình thường của một hố đen, Newsweek cho biết ngày 12/8.
Ảnh minh họa. Nguồn: ESO/L.Caicada
Điều khiến hiện tượng này trở nên lạ lùng là bởi ánh sáng của Sagittarius A* bình thường khá mờ mịt. Bản thân hố đen, theo định nghĩa thì không phát ra ánh sáng hay bất kỳ bức xạ nào có thể phát hiện được. Tuy nhiên, nó được bao quanh bởi những vật chất bị kích thích bởi hoạt động bên trong hố đen, tỏa ra sóng điện từ mà các kính thiên văn của Trái Đất có thể phát hiện được.
Video đang HOT
“Hố đen này rất sáng nên ban đầu tôi tưởng nhầm nó là sao SO-2 bởi tôi chưa bao giờ thấy Sagittarius A* sáng như vậy”, Tuan Do – một nhà thiên văn học của Đại học California, Los Angeles nhận định.
Tuan và các đồng nghiệp của anh đã ghi lại được hiện tượng hiếm gặp này từ Đài quan sát WM Keck ở Hawaii trong thời gian nó xảy ra và đăng tải video tua nhanh này trên Twitter.
Các nhà khoa học cho biết toàn bộ luồng sáng này kéo dài chỉ trong 2,5 tiếng, đồng thời nhận định rằng tác động này có thể là do sao SO-2 hoặc đám bụi khí G2 tương tác với đĩa bồi tụ quanh hố đen tạo nên.
Đội ngũ các nhà khoa học phát hiện ra hiện tượng này đang chờ thêm dữ liệu từ các kính thiên văn khác, trong đó có Spitzer và Chandra của NASA để hiểu rõ hơn về điều đang xảy ra ngay trung tâm thiên hà của chúng ta./.
Kiều Anh
Theo vov.vn
Phát hiện hố đen lớn "chưa từng có", kích thước gấp 40 tỷ lần Mặt Trời
Mới đây, một nhóm các nhà thiên văn học từ viện nghiên cứu Max Planck đã phát hiện ra một hố đen có kích thước lớn nhất từ trước đến nay mà kính thiên văn quan sát được từ Trái Đất.
Một hố đen "lớn nhất từ trước đến nay" có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn mới được phát hiện (Ảnh: Engadget)
Hố đen này nằm ở trung tâm của dải thiên hà Holm 15A, cách Trái Đất 700 triệu năm ánh sáng. Kích thước của nó lớn gấp đôi kích thước hố đen lớn nhất được phát hiện bằng kính thiên văn ở thời điểm trước đó, gấp 40 tỷ lần kích thước của Mặt Trời, và gấp 10.000 kích thước hố đen nằm ở phần lõi của dải Ngân Hà.
Hố đen này được nhóm thiên văn tại Max Planck phát hiện bằng việc sử dụng một dãy các loại kính thiên văn có kích thước lớn. Nguồn dữ liệu bổ sung dồi dào từ đài thiên văn ở Chile đã giúp họ vẽ bản đồ cấu trúc của dải thiên hà Holm 15A một cách chi tiết chưa từng thấy, nhằm mô phỏng và giải thích sự hình thành của dải thiên hà trên và điểm khác thường ở khu vực trung tâm của nó.
Các hố đen, nói một cách đơn giản, là những thực thể to lớn và đầy uy lực ở ngoài vũ trụ. Với đường kính lên tới 790 Đơn vị Thiên văn (AU) (tương đương 118.182.317.853 km), chúng có thể nuốt chửng toàn bộ những hành tinh gần nhất và ném chúng ra rìa của dải thiên hà.
Tuy nhiên, hố đen mới được phát hiện tại Holm 15A vẫn chưa phải là hố đen lớn nhất được xác định, mà danh hiệu này thuộc về chuẩn tinh TON 618. Những nghiên cứu gián tiếp của giới thiên văn cho thấy hố đen trên chuẩn tinh này lớn hơn Mặt Trời tới 66 tỷ lần, và thậm chí kích thước thực của nó còn lớn gấp 8 hoặc 9 lần so với ước tính ban đầu của các nhà thiên văn học.
Dù vậy, khám phá này vẫn góp phần mở rộng một cách đáng kể sự hiểu biết của nhân loại về quy mô của vũ trụ, cũng như những nền tảng cơ bản cho sự hình thành các dải thiên hà.
Theo thanhnien
Tinh vân có hình mặt người sống động Vẻ đẹp của tinh vân thường khiến cho con người ta tưởng tượng ra được rất nhiều thứ. Gần đây, "Thám tử UFO" đã ghi lại kết cấu hình mặt người của Tinh vân Carina Nebula khiến chúng ta thêm một lần nữa cảm nhận được sự nhỏ bé của loài người và vẻ hùng vĩ kỳ diệu của vũ trụ. Cơ quan...