Hiện tượng khiến cây đổi màu nửa nâu nửa xanh
Nửa phía nam của cây cối trên đảo Long khô héo do muối biển, trong khi nửa phía bắc vẫn xanh tốt.
Cây cối “hai mặt” trên đảo Long, New York. Ảnh: NWS.
Một nhà khí tượng tại Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) chụp ảnh hiện tượng độc đáo xảy ra với cây cối trên đảo Long, New York, hôm 15/8, 11 ngày sau khi bão nhiệt đới Isaias đổ bộ. Trong ảnh, cành lá ở một bên khô héo, bên còn lại vẫn tươi tốt.
Video đang HOT
“Bạn có thể thấy rõ phần lớn lá ở phía nam trông như đã bước vào cuối thu và chuyển sang màu nâu. Tuy nhiên, nửa phía bắc của các cây cao và bụi rậm vẫn xanh tốt”, NWS viết trên mạng xã hội Twitter.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân của hiện tượng “hai mặt” này là gió lớn tạt các hạt bụi nước chứa muối biển vào nửa phía nam của cây. “Bão nhiệt đới Isaias gây ra gió mạnh trên đảo Long nhưng không mang theo nhiều mưa”, NWS giải thích.
Những cơn gió với tốc độ lên đến 112 km mỗi giờ cuốn theo muối từ mặt biển và ập vào bờ phía nam của đảo Long. Với lượng mưa rất ít hoặc bằng 0, muối trên cây không được rửa trôi. Do đó, nửa phía nam của chúng bắt đầu khô lại và héo rũ.
Ngoài ra, phần lớn đảo Long cũng đang trải qua một đợt hạn hán mức độ trung bình. Một số nơi nhận được lượng mưa ít hơn khoảng 15 cm so với trung bình hàng năm. Điều này phần nào khiến hiện tượng lá cây khô héo thêm trầm trọng, các chuyên gia nhận định.
Tình huống tương tự từng xảy ra với bão Sandy năm 2012 và bão Long Island Express năm 1938. Hai cơn bão này xuất hiện muộn hơn, khi sắp sang thu, không phải vào đầu tháng 8 như Isaias. Isaias là cơn bão thứ 9 được đặt tên trong mùa bão 2020 ở Đại Tây Dương.
Các nhà khoa học khiến ánh sáng phân nhánh như nước sông
Các nhà khoa học Israel đã tạo được hiện tượng chưa từng có tiền lệ khiến ánh sáng phân nhánh như cây cối hoặc dòng nước chảy.
Hiện tượng ánh sáng phân nhánh do các nhà khoa học Israel tạo ra. Ảnh: RT
Kênh RT (Nga) dẫn lời ông Mordechai Segev tại Viện Công nghiệ Technion-Israel ở Haifa cho biết: "Không ai dự đoán được điều này xảy ra. Đó thực sự là bất ngờ trong phòng thí nghiệm". Ông Mordechai Segev là một trong những thành viên tham gia nghiên cứu này.
Dòng ánh sáng thay đổi khi nó đi qua môi trường khác nhau, điều tương tự xảy ra khi để một vật chìm vào trong nước.
Bằng việc cho ánh sáng từ laser đi qua bong bóng xà phòng, các nhà vật lý Israel đã tái tạo được hiệu ứng vốn chỉ quan sát được trong sóng biển, sóng âm thanh và dòng điện tử.
Để tạo được hiệu ứng này thì cấu trúc môi trường, trong trường hợp này là bong bóng xà phòng, phải là ngẫu nhiên. Bong bóng xà phòng bao gồm một lớp chất lỏng mỏng giữa hai lớp phân tử hình thành góc độ hoàn hảo của tính biến đổi. Các nhiễu loạn nhỏ trên bề mặt bong bóng đã phân tán dòng ánh sáng.
Cận cảnh thung lũng chết California trải qua thời gian 56 độ C Khu Thung Lũng Chết vừa trở thành nơi nóng nhất trên trái đất khi đạt tới nhiệt độ 56 độ C Khung cảnh thung lũng chết California, điểm sâu nhất Bắc Mỹ, độ sâu 282m dưới mực nước biển Cuối tuấn qua, Thung lũng chết ở California vừa trải qua khoảng thời gian kinh hoàng khi nhiệt độ đạt tới 56 độ C....