Hiện tượng “cuồng trai Tây” qua góc nhìn của cựu du học sinh Việt tại Mỹ
“Chúng ta đang sống ở thời đại, nơi mà những đặc điểm của người da trắng chính là tiêu chuẩn của vẻ đẹp như mũi cao dọc dừa, da trắng nõn nà, dáng cao gầy,…
Bởi vậy mà đôi khi chúng ta tự ti với chính mình. Đây cũng chính là nguyên nhân khơi dậy làn sóng cuồng trai Tây trong những năm gần đây và điều đó góp phần làm tăng thêm sự kỳ thị văn hóa trong các mối quan hệ đa chủng tộc.”
Nguyễn Siêu từng gây ấn tượng khi trúng tuyển đến 7 trường Đại học danh giá của Mỹ vào năm 2013. Trong cộng đồng du học sinh nói riêng và giới trẻ tại Việt Nam nói chung, chàng trai 24 tuổi này được biết đến nhiều qua những bài viết bày tỏ quan điểm của mình về một số vấn đề văn hóa, xã hội, giáo dục.
Tốt nghiệp loại xuất sắc Đại học Vassar, Mỹ, Nguyễn Siêu hiện đang làm trong lĩnh vực truyền thông cho một hãng phim lớn tại Mỹ.
Với những trải nghiệm trong suốt 4 năm học tập và làm việc xa nhà, Nguyễn Siêu đã tập hợp lại những ghi chép về đất nước, con người, văn hóa Mỹ dưới một góc nhìn riêng đầy tỉ mỉ trong cuốn sách “Cô đơn để trưởng thành”.
Nguyễn Siêu đang làm việc tại hãng phim lớn nhất nhì Hollywood.
Trong khuôn khổ của sự kiện, bằng những câu chuyện cá nhân từ quãng thời gian sống, và yêu, tại thành phố New York – thủ phủ của sự đa dạng màu da cũng như lối suy nghĩ mở về các vấn đề chủng tộc, giới tính, tác giả Nguyễn Siêu cùng với nhà văn Trang Hạ đã có buổi trò chuyện cởi mở về những mảng tối của tình yêu hiện đại dưới lăng kính văn hoá – xã hội, hay những mối quan hệ đa chủng tộc như vậy có thật sự màu hồng như nhiều người nghĩ và sự chênh lệch về quyền lực, vị thế trong xã hội xuất phát từ màu da có bóp méo tình yêu?
Có sự kỳ thị văn hóa trong mối quan hệ đa chủng tộc?
Việt Nam là một đất nước đồng đều về chủng tộc cùng sinh sống nên chúng ta nhận diện nhau bằng hình dáng, khuôn mặt, tính cách. Nhưng ở Mỹ, nơi mà bạn phải tiếp xúc với những người có màu da, sắc tộc khác nhau hàng ngày thì vấn đề phân biệt chủng tộc hiện lên rất rõ nét trong cuộc sống và các mối quan hệ.
Khi nói về vấn đề này, Nguyễn Siêu đã chia sẻ những câu chuyện thực tế bản thân được chứng kiến: “Khi ở Mỹ, có người từng hỏi mình về hình mẫu lý tưởng.
Nhưng chưa kịp trả lời thì họ đã lập tức cướp lời mình ngay: “Bạn thích da trắng, da đen, châu á, hay là người Latinh”. Điều đó khiến mình hơi bất ngờ rằng tại sao con người lại định nghĩa nhau bằng màu da sắc tộc như vậy.
Có thời gian, mình cũng quen với một số bạn là người Mỹ da trắng. Chính vì định kiến đó mà thỉnh thoảng mình vẫn tự hỏi bản thân rằng bạn ấy thích mình vì khiếu hài hước, tính cách của mình hay vì mình là người châu Á mà thôi.
Mình hỏi nhiều người sao lại thích yêu người châu Á thì câu trả lời là vì tính cách của người châu Á rất dễ bảo. Bởi vậy mà họ cảm thấy được yêu chiều hơn và bản thân họ có thể dễ dàng kiểm soát mối quan hệ ấy.
Điều đấy khiến mình không khỏi băn khoăn bởi rõ ràng luôn có một màng lọc chủng tộc ẩn chứa khiến tình yêu thiếu đi sự cân bằng về vị trí của mỗi người trong một mối quan hệ”.
Nguyễn Siêu cùng nhà văn Trang Hạ trò chuyện cởi mở về những mảng tối của tình yêu thời hiện đại.
Và trong thời đại ngày nay, khi mà tình yêu qua các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Bumble, Grindr được “ưa chuộng” đã góp phần đẩy bức tường thành ngăn cách nền văn hóa ngày một cao thêm trong những mối quan hệ tình cảm đa sắc tộc.
“Họ ngay lập tức tập trung vào thông tin của những đối tượng thuộc chủng tộc mà họ muốn tìm kiếm. Và khi chúng ta sống trong nền văn hóa với tiêu chuẩn của vẻ đẹp là người da trắng như thế này thì những người thuộc chủng tộc khác đôi khi sẽ dễ bị tự ti với vẻ đẹp của mình, tự kỳ thị bản thân mình.
Bởi vậy mà họ luôn tìm cách để vị thế của mình được nâng cao hơn. Một trong số cách mà họ lựa chọn là hẹn hò với một anh chàng da trắng. Chính điều này đã làm dấy lên trào lưu cuồng trai Tây”, Nguyễn Siêu chia sẻ quan điểm.
Video đang HOT
Trào lưu “cuồng” trai Tây đã vô tình tạo nên làn sóng phản lại xu hướng này
Có một thực tế cho thấy rằng, trên các trang mạng xã hội, không khó tìm kiếm một nhóm hay page cộng đồng tập hợp những người có cùng sở thích về trai Tây.
Có thể nói đây trào lưu trong những năm gần đây, tạm gọi là “cuồng trai Tây”. Trong buổi trò chuyện, các diễn giả đồng ý với một thực tế rằng hiện nay người Việt “cuồng” trai Tây.
Như nhà văn Trang Hạ chia sẻ: “Có một số người phụ nữ châu Á nghĩ rằng vị thế của họ sẽ được nâng lên, họ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống và tình yêu, bản thân họ sẽ có giá trị hơn nếu như mình dám hẹn hò với một người đàn ông da trắng và nói tiếng Anh. Đôi khi chúng ta bị nhầm lẫn giữa giá trị của mối quan hệ và giá trị của chính chúng ta ở trong mối quan hệ đó”.
Nhà văn Trang Hạ – tác giả của hàng loạt sách, truyện ngắn và những bài blog gây hiệu ứng mạnh về đời sống, xã hội, nữ quyền, tình yêu.
Đồng tình với ý kiến này, Nguyễn Siêu cho biết thêm: “Có những anh chàng Tây rất bình thường, họ không có nghề nghiệp ổn định và thất bại ở quê nhà.
Nhưng khi sang Việt Nam, ngay lập tức họ được tôn vinh như một ngôi sao, người ta không cần quan tâm đến việc anh ta làm nghề gì, đến từ đâu, có đứng đắn hay không”.
Lý giải điều này, Nguyễn Siêu cho rằng, chính sự tự ti về chủng tộc là nguyên nhân tạo nên trào lưu “cuồng trai Tây”. Sự khác biệt về màu da, sắc tộc, văn hóa,… khiến mọi người thấy hấp dẫn hơn.
Chàng trai 24 tuổi, Nguyễn Siêu, nói về sự tự ti chủng tộc trong mối quan hệ “vượt biên giới”.
Tuy nhiên, thực tế không ít phụ nữ Việt “cuồng” trai Tây đã dẫn đến một làn sóng phản lại xu hướng này.
Nhà văn Trang Hạ chia sẻ: “Trong 2 năm qua, có vô số bài viết nói rằng những anh Tây sang Việt Nam là những anh Tây ba lô, là những người thất bại ở quê nhà, sang đây dạy tiếng Anh kiếm sống.
Còn những anh Tây thành đạt thì giờ này không ở đây để nấu cho bạn bữa sáng, dắt bạn và dắt chó đi dạo ngoài công viên. Và rằng những người phụ nữ có bạn trai Tây đừng vội tự hào, mà hãy xem lại bản thân đi.
Tôi phát hiện ra rằng sự tấn công luôn nhằm vào phụ nữ, trong khi cả nam giới lẫn phụ nữ Việt Nam đều đang có những mối quan hệ với người ngoại quốc. Và làn sóng “dìm hàng” trai Tây này thậm chí còn nhắm trực tiếp vào những người nước ngoài đang sống ở Việt Nam”.
Mối quan hệ đa chủng tộc hay sự khác biệt về văn hóa, màu da sẽ không phải thứ gây trở ngại trong chuyện tình cảm mà nó sẽ trở thành một thứ vô cùng hấp dẫn khi chúng ta xác định được giá trị của bản thân mình trong mối quan hệ đó.
Hồng Nhung
Theo Dân trí
Giang Ơi, An Nguy và dàn Youtuber đình đám đều là du học sinh Anh, Mỹ
JVevermind, Huyme, Giang ơi hay An Nguy đều đã và đang là du học sinh với thành tích học tập khá ấn tượng.
Nhờ loạt video được đầu tư bài bản từ nội dung tới hình thức, cách nói chuyện hoạt ngôn, hài hước, thông tin về các YouTuber như An Nguy, Huyme, JVevermind, Giang Ơi luôn nhận được sự quan tâm của dân mạng.
Trong số đó, trình độ học vấn luôn là một trong những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất.
An Nguy bỏ ngang Đại học Sư phạm để du học Mỹ
An Nguy (Ngụy Thiên An, sinh năm 1987) là nữ vlogger đời đầu nổi tiếng trong giới trẻ. 8X sở hữu gương mặt xinh đẹp, trẻ trung và theo đuổi gu thời trang năng động, cá tính.
Trong một clip chia sẻ về chuyện học hành, An Nguy cho biết trong suốt 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, cô chưa bao giờ cảm thấy tự tin về kết quả học tập.
Thậm chí, thầy giáo từng khuyên học trò không nên thi tốt nghiệp vì khả năng cao sẽ trượt. Trước kỳ thi Đại học, mọi người đều không tin An Nguy có thể đỗ, trừ mẹ của cô.
Cuối cùng, 8X đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, tới năm cuối, An Nguy bỏ ngang. Cô sang Mỹ, theo học ngành Quản trị Khách sạn tại California State University Long Beach (Mỹ).
Sau ồn ào với Kiều Minh Tuấn, An Nguy quay trở lại Mỹ sinh sống và tiếp tục việc học.
Tại đây, An Nguy lấn sân sang con đường vlogger với loạt video để lại dấu ấn như Yêu là cưới?, Yêu xa, Bình đẳng giới, Người thứ ba...
Giai đoạn 2015 - 2018, 8X trở về Việt Nam. Cô tham gia The Face 2016 và góp mặt trong bộ phim Chú ơi đừng lấy mẹ con.
Sau ồn ào "phim giả tình thật" với Kiều Minh Tuấn, An Nguy quay trở lại Mỹ học tập và sinh sống.
Trong vlog mới nhất, An Nguy cho biết cô quyết định tiếp tục học. Theo kế hoạch ban đầu, cô chọn ngành tâm lý, nhưng quãng đường dài 12 năm theo đuổi chuyên ngành này khiến cô quyết định chọn ngành Xã hội học, chuyên về những vấn đề công tác xã hội.
Huyme tốt nghiệp ngành Hội họa ở Mỹ, về nước làm diễn viên
Huyme (tên thật: Phạm Công Thành, sinh năm 1993) là chàng vlogger ghi điểm trong lòng khán giả nhờ gương mặt điển trai, lối nói chuyện tự nhiên, hài hước.
Anh sinh ra trong gia đình có truyền thống về mỹ thuật. Bố của Huyme là họa sĩ nổi tiếng Phạm An Hải. Học hết cấp 2, Huyme du học ngành Mỹ thuật tại trường Cleveland Institute of Art (Ohio, Mỹ).
Trên trang cá nhân, 9X khoe nhiều bức vẽ kể từ ngày bé cho tới khi tốt nghiệp và nhận được nhiều lời khen của dân mạng. Cũng trong khoảng thời gian là du học sinh, Huyme thử sức ở lĩnh vực vlogger bằng loạt clip kể về đời sống bên Mỹ, quan điểm khi yêu.
Huyme sinh ra trong gia đình có truyền thống hội họa và tốt nghiệp ngành Mỹ thuật của trường Cleveland Institute of Art (Ohio, Mỹ).
Sau khi học xong, nam vlogger trở về nước, trở thành gương mặt thương hiệu, mẫu ảnh cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng.
Năm 2015, Huyme quyết định Nam tiến lập nghiệp và lấn sân sang lĩnh vực diễn viên. 9X có mặt trong loạt phim điện ảnh như: Siêu trộm, Sút, Bạn gái tôi là sếp và mới nhất là Anh thầy ngôi sao.
Trong những vlog mới nhất trên kênh cá nhân, Huyme khẳng định sẽ chăm chỉ sản xuất vlog hơn và chia sẻ cảm giác tiếc nuối khi đã có thời gian dài bỏ bê đam mê của chính mình.
JVevermind là cử nhân truyền thông tại Mỹ
JVevermind (tên thật: Trần Đức Việt, sinh năm 1992) là một trong những vlogger đời đầu sở hữu loạt vlog triệu view như Thời đi học, Chuyện độc thân, Ai nên là người trả tiền khi hẹn hò, Các giai đoạn của một cuộc chia tay...
JVevermind tốt nghiệp Truyền thông đa phương tiện tại Đại học Cameron (Tây Nam Oklahorna, Mỹ).
JVevermind là cử nhân truyền thông đa phương tiện tại Đại học Cameron (Mỹ).
2 năm trở lại đây, JV "mất tích" hẳn trên kênh cá nhân và rất hiếm khi xuất hiện trên mạng xã hội. Mới nhất, anh xuất hiện với vai trò đạo diễn trong MV Lỡ yêu của ca sĩ Trang Thiên.
Được biết, JVevermind đã tạm dừng công việc nghệ thuật và chuyển hướng sang kinh doanh. Bên cạnh đó, anh đảm nhận vai trò quản lý cho một công ty truyền thông.
Giang Ơi là thạc sĩ ngành truyền thông và marketing thời trang tại Anh
Giang Ơi (tên thật: Trần Lê Thu Giang, sinh năm 1991) nổi tiếng nhờ loạt vlog chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh, cách ứng xử trong cuộc sống.
Trước đó, cô tốt nghiêp đại học ngành Fashion Design & Technology. Về nước, cô thử sức ở lĩnh vực stylist và phóng viên thời trang.
2 năm sau đó, 9X quay lại Anh, hoàn thành bậc cao học ngành International Fashion Marketing.
Khi về nước hẳn, Giang Ơi theo đuổi ngành Marketing - ngành nghề yêu thích của cô, trước khi nghỉ công việc fulltime để trở thành blogger toàn thời gian.
Giang Ơi gây ấn tượng nhờ khả năng nói tiếng Anh lưu loát.
Theo Zing
Youtube tràn lan clip tự giới thiệu của cô dâu Việt muốn lấy chồng Hàn, chấp nhận bị trưng bày như hàng hóa để có được cơ hội đổi đời Chỉ có muốn có được cơ hội đổi đời, các cô dâu ngoại quốc, trong đó có Việt Nam, không ngần ngại chấp nhận đánh đổi bằng việc bản thân bị đem ra trưng bày như hàng hóa. Làn sóng Hallyu ngày càng thâm nhập sâu vào đất nước Việt Nam. Bằng chứng là xứ sở kim chi hàng năm vẫn đều đặn...