Hiện tượng chưa từng có: Ngôi sao ’sinh con’
Các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra dòng khí khổng lồ hình đĩa xoay xung quanh một ngôi sao trẻ và bên cạnh nó, 2 ngôi sao con đang hình thành.
Đây là lần đầu tiên con người quan sát được hiện tượng hình thành thêm các ngôi sao nhỏ.
Hiện tượng này được hệ thống kính viễn vọng radio Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) phát hiện ra. Có thể nói, đây là lần đầu tiên con người quan sát được hiện tượng hình thành thêm các ngôi sao nhỏ.
Đĩa bụi và khí khổng lồ nằm cách xa ngôi sao trẻ, tạo thành đám mây bụi di chuyển xung quanh nó. Tuy nhiên, quá trình này xuất hiện những bất thường và lượng khí và bụi đó tiếp tục tạo ra thêm 2 ngôi sao, quay xung quanh ngôi sao trẻ mới được hình thành.
Ngôi sao HD 142.527 nằm cách trái đất 450 năm ánh sáng. Chính nhờ sự ra đời của hệ thống vô tuyến điện, trong đó có ALMA, đặt tại sa mạc Atacama, Chile đã giúp con người quan sát tốt hơn những nơi xa xôi trong vũ trụ.
Video đang HOT
Theo xahoi
Mỹ triển khai trạm radar, kính viễn vọng không gian tại Australia
Quân đội Mỹ sẽ triển khai một trạm radar mạnh và một kính viễn vọng không gian tiên tiến ở Australia, một phần trong kế hoạch tái tập trung ưu tiên của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, hai nước Mỹ-Australia hôm nay 14/11 công bố.
Thủ tướng Australia Gillard (thứ hai từ trái) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (áo trắng) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta (thứ hai từ phải) đang công du Australia.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho biết tại một cuộc họp báo chung với người đồng cấp Mỹ Leon Panettea đang ở thăm nước này rằng, việc triển khai trạm radar C-band "sẽ hỗ trợ đáng kể cho việc theo dõi bụi không gian ở khu vực của chúng tôi" trong toàn bộ thế giới.
Trong khi đó, Bộ trưởng Leon Panettea miêu tả đây là "một bước nhảy lớn tiến tới hợp tác không gian song phương và một mặt trận mới quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương".
Theo giới chức quốc phòng Mỹ, thỏa thuận sẽ cho phép Không quân Mỹ lần đầu tiên triển khai trạm radar C-band ở bán cầu nam, cho phép Mỹ theo dõi tốt hơn bụi vũ trụ cũng như các vụ phóng tàu vũ trụ của Trung Quốc.
"Nó sẽ cho phép chúng tôi thấy được những thứ đang rời bầu khí quyển, tiến vào bầu khí quyển ở khắp châu Á", một quan chức quân sự Mỹ giấu tên cho biết.
Trạm radar C-band hiện đang được đóng ở Antigua, tại một căn cứ của không quân Mỹ.
Ngoài ra, Australia cũng đồng ý cho Mỹ lắp đặt một kính viễn vọng do thám không gian (SST) mới nhằm theo dõi các vật thể nhỏ "ở các quỹ đạo sâu trong vũ trụ", cách trái đất khoảng 35.000km.
Theo giới chức Mỹ, kính viễn vọng mới được đơn vị nghiên cứu công nghệ cao DARPA của Lầu Năm Góc phát triển và Australia được chọn là nơi lý tưởng để đặt thiết bị tiên tiến này.
Các thỏa thuận trên đã chứng tỏ mối quan hệ an ninh ngày càng thắt chặt giữa hai nước Mỹ-Australia và chứng tỏ Lầu Năm Góc đang hướng tập trung vào không gian, xem đây là "chiến trường" tiềm năng mới, mà phía Trung Quốc cũng đã gặt hái được nhiều bước tiến lớn.
Quân đội Mỹ được giao nhiệm vụ giám sát bụi không gian và từ lâu họ đã muốn củng cố hệ thống radar ở bán cầu nam.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Australia, radar và kính viễn vọng sẽ được đặt ở cực tây bắc Australia, nhưng địa điểm cụ thể chưa được xác định.
Mặc dù Mỹ sẽ giúp lắp đặt, chạy hệ thống C-band cũng như huấn luyện cho Australia điều khiển trạm này, nhưng không có binh sỹ Mỹ nào đồn trú vĩnh viễn tại đây.
Chi phí để trạm radar hoạt động vào khoảng 30 triệu USD, trong khi chi phí duy trì hàng năm sau đó rơi vào khoảng từ 8-10 triệu USD.
Ngoài ra, ông Smith cũng cho biết hai bên đang bắt đầu thảo luận về khả năng cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các sân bay ở bắc Australia cũng như các quân cảng, gồm Stirling, gần Perth.
Hai bên cũng sẽ thảo luận về việc tăng số thủy quân lục chiến Mỹ đang được triển khai tại Darwin.
Theo Dantri
Ukraine giới thiệu biến thể gây nhiễu điện tử mới cho Su-27 Tại triển lãm hàng không AviaSvit 2012, công ty Radionix Ukraine giới thiệu biến thể mới khí tài gây nhiễu điện tử Omut. Năm 2010, Radinonix từng giới thiệu hệ thống Omut thiết kế lắp bên trong thân tiêm kích MiG-29 và Su-27. Với cấu hình mới, Omut mang được trên đầu mút cánh máy bay, vị trí gắn pod truyền thống của...