Hiện tượng chảy máu khó cầm là do… bả chuột?
Như ANTĐ đã đưa tin, thời gian gần đây, một số người dân ở tỉnh Bắc Giang phải nhập Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương điều trị vì bỗng dưng chảy máu trong (chảy máu kẽ răng, nội tạng) khó cầm, không rõ nguyên nhân. Ngày 11-12, kết quả xét nghiệm máu của 2 bệnh nhân mắc “bệnh lạ” này đã giúp xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Cháu Nguyễn Ngọc Hà ở Tân Yên (Bắc Giang) phải điều trị tại Viện Huyết học
vì chảy máu bất thường
Video đang HOT
ThS Nguyễn Thị Mai, Trưởng khoa Hemophilia, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương cho biết, Viện đã lấy mẫu máu của 2 bệnh nhân đang điều trị gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xét nghiệm. Kết quả tìm thấy trong mẫu máu của cả 2 bệnh nhân này đều có chất warfarin – chất đông máu kháng vitamin K. Đây cũng là chất có trong thành phần của nhiều loại thuốc chuột đang được bày bán trên thị trường và từng khiến một cháu bé 2 tuổi ở Tiên Lữ (Hưng Yên) phải nhập BV Nhi Trung ương điều trị mới đây vì chảy máu không cầm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đặt giả thiết 9 bệnh nhân ở Bắc Giang có thể bị ngộ độc super warfarin – một chất có thời gian tác dụng kéo dài, sức mạnh gấp nhiều lần warfarin. Super Warfarin là thuốc kháng đông dành cho các bệnh nhân tim mạch, những người có nguy cơ huyết khối cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngộ độc loại thuốc này thì chỉ sau vài ba ngày chất độc bị thải trừ hết. Trong khi đó, các bệnh nhân ở Bắc Giang vào điều trị tại Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương đều có biểu hiện lặp đi lặp lại.
Từ kết quả xét nghiệm, phân tích trên, ThS Nguyễn Thị Mai cho rằng, có thể 9 bệnh nhân ở Bắc Giang bị chảy máu trong, khó cầm, là do ngộ độc warfarin, còn việc họ bị ngộ độc chất này từ nguồn ô nhiễm nào: thức ăn, nước uống, nguồn đất… thì hiện chưa xác định được. Độc tố này có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường tiếp xúc. Tuy vậy, ThS Nguyễn Thị Mai cho rằng, khả năng bị nhiễm độc cao nhất là do nguồn nước uống. Thực tế ở khu vực Tân Yên (Bắc Giang) – nơi có 9 bệnh nhân, người dân có thói quen sử dụng bả chuột nên có khả năng chuột chết do ăn phải bả rồi phân hủy, gây nhiễm độc nguồn nước. Trước đó cũng có một số giả thiết cho rằng, môt sô bênh nhân mắc phải bênh này là do uông rượu thuôc, ăn trái cây của Trung Quốc bị nhiễm hóa chất, có nguồn gốc không rõ ràng hay ăn thịt chó bị đánh bả chuột. Tuy nhiên, những giả thiết này ít có khả năng xảy ra.
Cũng liên quan đến sự xuất hiện của căn “bệnh lạ” này, trong ngày 11-12, một đoàn công tác của Bộ Y tế và Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương đã về Bắc Giang tìm hiểu nguyên nhân. Tại đây, sau khi làm việc với Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, đoàn công tác đã về huyện Tân Yên để lấy mẫu đất, nước, một số loại thức ăn chính của người dân để xét nghiệm. Đồng thời, đoàn cũng tư vấn cho cán bộ y tế địa phương biện pháp phát hiện sớm các trường hợp bệnh để điều trị tận gốc, tuyên truyền và khuyến cáo người dân nếu thấy xuất hiện các triệu chứng chảy máu bất thường cần đến BV kiểm tra ngay.
Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương khuyến cáo, trong khi chưa xác định được rõ tác nhân gây bệnh thì người dân ở khu vực có các bệnh nhân sinh sống cần chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc diệt chuột cần phải theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất, người bán. Còn với những người đã mắc bệnh thì cần tuân thủ điều trị để ngăn ngừa biến chứng.
Theo ANTD
Mồi thuốc lá bên chai cồn, 2 vợ chồng bỏng nặng
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 10/12 cho hay, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị bỏng rất nặng do tai nạn trong sinh hoạt.
Chị G. đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Nạn nhân là chị N.T.B.G. (23 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương), bị bỏng 54% toàn thân, trong đó bỏng độ sâu 36% kèm theo bỏng đường hô hấp.
Trước đó, ngày 9/12, chị G. được chuyển đến trong tình trạng sốc bỏng rất nặng, mạch, huyết áp không đo được. Các bác sĩ đã thực hiện hồi sức tích cực, bệnh nhân tạm thời qua được cơn nguy kịch. Theo ThS-BS Nguyễn Trọng Luyện, Khoa Bỏng và Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đang trong giai đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc, tiên lượng rất dè dặt.
Chị G. sau khi sử dụng chai cồn khoảng 100 ml để tẩy sơn móng chân, móng tay quên đậy nắp để lên kệ treo tường rồi ngồi thêu tranh. Lúc này, chồng chị, anh L.T.T. (25 tuổi), từ dưới đất đi lên gác lấy gói thuốc lá, bật lửa mồi hút bất ngờ ngọn lửa bén qua chai cồn phát cháy. Tá hỏa, anh T. gạt chai khiến cồn bay tung tóe trúng vào vợ rồi cả gian gác. Nhờ có sự hỗ trợ của hàng xóm, người thân vợ chồng anh T. mới thoát khỏi đám cháy. Chị G. bị bỏng nặng toàn thân, anh T. bỏng hai cánh tay và vùng đầu mặt. Sau khi sơ cứu tại bệnh viện địa phương, chị G. được chuyển thẳng lên Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo Xahoi
Đề phòng dịch sốt xuất huyết Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) Hà Nội cho biết, tháng 10 và 11 vừa qua được coi là đỉnh dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn với số mắc tăng cao khoảng 20% so với các tháng trước đó. Hiện dịch SXH đã có xu hướng chững lại và giảm dần vào những tháng cuối năm, song diễn biến vẫn...