Hiện tượng “cầu vồng bậc 4″ cực hiếm thấy
Hiện tượng 4 cầu vồng hay còn gọi là cầu vồng bậc 4 đã được ghi nhận tại Long Island, New York.
Sáng ngày 21.4 giờ Mỹ, một người phụ nữ có tên Amanda Curtis đã cực kì may mắn khi chụp lại được hiện tượng cầu vồng bậc 4 hiếm thấy tại Long Island, New York. Thông thường, sự khúc xạ ánh sáng chỉ tạo nên cầu vồng đôi và rất ít khi xuất hiện vòng cung thứ 3 và 4.
Hình ảnh cầu vồng bậc 4 cực kì hiếm thấy xuất hiện tại New York.
Amanda sau đó đã đăng hình ảnh này lên Twitter và ngay lập tức, nó đã lan truyền nhanh như virus. Do là một hiện tượng cực kì hiếm gặp nên một số người tỏ ra hoài nghi và nói cô đã chỉnh sửa hoặc sử dụng loại kính đặc biệt để tạo phản xạ.
Video đang HOT
Amanda Curtis là giám đốc một công ty thời trang, hiện đang sinh sống tại đảo Long Island, New York.
Tuy nhiên, trong một bài phỏng vấn ngắn với The Weather Channel, nhà khí tượng học Paul Neiman đã xác nhận bức ảnh của Amanda là hoàn toàn thuyết phục. Ông giải thích đây là hiện tượng cầu vồng đôi được khúc xạ một lần nữa do những góc ánh sáng chuẩn xác đi qua những giọt sương. Tỉ lệ này được xem là rất rất nhỏ và nếu có thì cũng khá khó dể nhìn thấy.
Trước đây, mới chỉ có một lần duy nhất hình ảnh cầu vồng bậc 4 được ghi lại vào tháng 5/2011 tại Kaempfelback, Đức.
Theo_Dân việt
"Trăng máu" đã xuất hiện sớm từ tối nay, 3.4?
Tối 3.4, ở Hà Nội, nhiều người nhìn thấy mặt trăng to màu đỏ cam, gần giống với hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Anh Hoàng Quốc Phương, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho hay, trăng tối 3.4 to tròn, có màu đỏ khác thường. Tuy nhiên đây không phải hiện tượng nguyệt thực toàn phần hay còn gọi là "trăng máu".
Anh Hoàng Quốc Phương - Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho hay, trăng ngày 3.4 màu đỏ nhưng không phải hiện tượng nguyệt thực toàn phần (Ảnh: Hồng Phú)
Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội giải thích: "Trăng tối nay có màu đỏ là do nhiễu loạn khí quyển. Thời tiết nắng nóng ở miền Bắc, đặc biệt khu vực Hà Nội gây ra biến đổi trong khí quyển. Ánh sáng của trăng đi xuyên qua đoạn khí quyển này khiến trăng mang màu đỏ".
Anh Phương cho biết, hiện tượng "trăng đỏ" tối 3.4 rõ nét nhất khi trăng ở khu vực đường chân trời, bắt đầu từ khoảng 18h30. Đến khi lên cao (khoảng 22h), trăng sẽ mang ánh sáng bình thường. Còn hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ chính thức diễn ra vào tối mai, 4.4.
Nếu thời tiết thuận lợi, tối mai, 4.4, người dân Hà Nội và một số tỉnh khác sẽ có cơ hội ngắm hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, xảy ra duy nhất một lần năm 2015 này.
Cụ thể, theo giờ Việt Nam, lúc 16h01, mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối, pha toàn phần bắt đầu lúc 18h57; đạt cực đại lúc 19h00. Pha toàn phần kết thúc lúc 19h02; pha một phần kết thúc lúc 20h44. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59 và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.
Người dân có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng thêm những chiếc kính thiên văn phổ thông.
Ở khu vực Hà Nội, người xem nhìn theo hướng Đông, cần lựa chọn khu vực rộng rãi và không bị nhà cao tầng cản trở, nơi có không khí trong lành và tránh ánh sáng đèn.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần ngày 10.8.2014 (Hoàng Quốc Phương)
Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức quan sát cho thành viên và những người yêu thích thiên văn, dự kiến ở bên ngoài Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Năm 2014, Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 8.10.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Bóng tối của Trái Đất sẽ che khuất Mặt Trăng và xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Khi Mặt Trăng đi vào sâu hơn bóng của Trái Đất, Mặt Trăng sẽ dần dần thay đổi màu sắc, chuyển từ bạc sang màu cam hoặc đỏ.
Theo_Dân việt
Vì sao có hiện tượng sương mù dày đặc khắp cả nước? Một tuần nay, hiện tượng sương mù dày đặc vào mỗi buổi sáng xuất hiện tại hầu khắp các địa phương trên cả nước. Hiện tượng này được lý giải là do biến tính của không khí lạnh. Từ nhiều ngày qua, khu vực Hà Nội và nhiều địa phương khác ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều diễn ra hiện tượng...