Hiện trạng đường dây nóng giải quyết khủng hoảng giữa Nga và Mỹ
Đường dây nóng giữa Nga và Mỹ được thiết lập vào năm 1963 để giảm bớt những hiểu lầm không đáng có liên quan đến cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, nhằm cho phép các nhà lãnh đạo hai nước có thể liên lạc trực tiếp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trên màn hình) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) đã tiến hành hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang căng thẳng năm 2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/11, trả lời hãng thông tấn quốc gia TASS, Người ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Chúng tôi có một kênh liên lạc đặc biệt bảo mật giữa hai tổng thống Nga và Mỹ. Hơn nữa, sử dụng được cả với liên lạc video”. Tuy nhiên, ông cho biết kênh liên lạc này hiện nay không còn được sử dụng.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh rủi ro hạt nhân gia tăng và căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Trước đó, theo học thuyết hạt nhân sửa đổi mới được công bố ngày 19/11, Tổng thống Nga Putin đã mở rộng diện các trường hợp mà nước này được phép tấ.n côn.g hạt nhân nhằm đáp trả các cuộc tấ.n côn.g thông thường. Động thái này được đưa ra sau vài ngày kể từ khi có thông tin cho biết Tổng thống Mỹ Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất để tấ.n côn.g sâu vào Nga.
Điều đặc biệt nữa là trong ngày Nga công bố học thuyết hạt nhân thì Ukraine cũng đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga, đán.h dấu một bước ngoặt mới vào giai đoạn 1.000 ngày cuộc chiến tại Ukraine.
Phía Nga cho biết việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS là một tín hiệu rõ ràng cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti ngày 20/11, ông Peskov cáo buộc phương Tây đang tìm cách gây ra thất bại chiến lược cho Nga bằng cách cho phép Kiev tấ.n côn.g sâu vào Nga bằng vũ khí do Mỹ sản xuất. Ông cho biết thêm: “Và tất nhiên, họ sử dụng Ukraine như một công cụ để đạt được những mục tiêu này”.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thường xuyên đề nghị Mỹ và các nước NATO cho phép sử dụng vũ khí tầm xa. Ông nhận định những vũ khí trên là cần thiết để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và vận tải quan trọng của Nga.
Trong khi đó, Nga khẳng định những vũ khí như vậy không thể được phóng đi nếu không có sự hỗ trợ hoạt động trực tiếp của Mỹ. Nước này cảnh báo việc sử dụng những vũ khí này sẽ biến Mỹ trở thành bên tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến và ép buộc Nga phải tiến hành trả đũa.
Các nhà ngoại giao Nga đán.h giá cuộc khủng hoảng giữa Nga và Mỹ hiện nay có thể so sánh với cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh đã tiến gần nhất đến chiến tranh hạt nhân có chủ đích. Họ cũng cho rằng phương Tây đang phạm sai lầm nếu nghĩ rằng Nga sẽ lùi bước trong vấn đề Ukraine.
Điện Kremlin cho biết Nga coi vũ khí hạt nhân là phương tiện răn đe và học thuyết hạt nhân sửa đổi của nước này nhằm mục đích cho kẻ thù tiềm tàng thấy rõ hành động trả đũa là không thể tránh khỏi nếu họ tấ.n côn.g Nga.
Loạt tàu chiến Nga đang làm gì ở Caribe và Mỹ phản ứng ra sao?
Các lực lượng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ một đội tàu chiến của Nga đã đến Cuba trong động thái được cho là cuộc phô trương sức mạnh của Moskva ở Tây bán cầu.
Tàu kéo Zikolay Chiker của Nga tại cảng Havana ngày 12/6/2024. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo tờ Washington Post, tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan của Nga đã đến La Habana, Cuba ngày 12/6 sau khi kết thúc các cuộc tập trận ở Bắc Đại Tây Dương.
Chuyến thăm La Habana, đồng minh lâu năm của Moskva, diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden cho biết sẽ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để chống lại một số mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo bốn tàu Nga đã cập cảng La Habana sau cuộc tập trận quân sự ở Bắc Đại Tây Dương. Các tàu này sẽ ở lại đến ngày 17/6.
Bộ Ngoại giao Cuba và Nga cho biết các tàu này không mang theo vũ khí hạt nhân, "vì vậy việc họ dừng chân ở Cuba không phải là mối đ.e dọ.a đối với khu vực".
Dưới đây là những thông tin liên quan đến sự kiện "nóng" này ở vùng biển Caribe:
Tàu Nga tập trận phóng tên lửa độ chính xác cao trước khi vào cảng La Habana
Đội tàu Nga bao gồm tàu khu trục Đô đốc Gorshkov và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Kazan, một tàu chở dầu hạng trung và một tàu kéo cứu hộ. Ngay cả khi không có vũ khí hạt nhân, tàu khu trục và tàu ngầm này vẫn có khả năng phóng tên lửa siêu vượt âm Zircon, tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm Onyx, những vũ khí hiện đại đang được Nga chào hàng nhiều nhất.
Các quan chức quốc phòng Nga cho biết vài giờ trước khi vào cảng La Habana, đội tàu này đã hoàn thành cuộc diễn tập "sử dụng vũ khí tên lửa chính xác". Các thủy thủ đã sử dụng mô phỏng máy tính để "đán.h trúng" mục tiêu mà không cần phóng tên lửa thực.
Trong khi đó, ngày 12/6 tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp người đồng cấp Cuba Bruno Rodríguez Parrilla. Ông Lavrov khẳng định Nga "tiếp tục ủng hộ La Habana theo yêu cầu chính đáng của nước này nhằm chấm dứt hoàn toàn và ngay lập tức" lệnh cấm vận kéo dài 62 năm của Washington đối với hầu hết hoạt động thương mại với Cuba và đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủn.g b.ố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Ngoại giao Cuba cho biết chuyến thăm phản ánh "mối quan hệ hữu nghị lịch sử" giữa La Habana và Moskva từ thời Liên Xô.
Tàu khu trục Đô đốc Gorshkov tham gia tập trận với vũ khí chính xác cao trên Đại Tây Dương, trong ảnh cắt từ video công bố ngày 11/6/2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Vào đầu thập niên 1990, sau khi Liên Xô tan rã, sự hỗ trợ từ Moskva cho Cuba giảm mạnh. Nhưng mối quan hệ giữa hai nước được cải thiện dưới thời Tổng thống Putin. Ngoại trưởng Lavrov hôm 12/6 cho biết Moskva sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Cuba.
Bộ Ngoại giao Nga cũng cảm ơn Cuba vì "lập trường có nguyên tắc" đối với Ukraine. Về phần mình, ông Rodríguez Parrilla, Ngoại trưởng Cuba, cho biết nước này lên án "lập trường ngày càng hung hăng của chính phủ Mỹ và NATO", bao gồm cả các lệnh trừng phạt chống Nga.
Ông Lavrov là vị khách thường xuyên tới Caribe. Ông đã đến Venezuela hồi tháng 2, nơi ông khẳng định sự ủng hộ của Nga đối với chính phủ của Tổng thống Nicolás Maduro. Nhà ngoại giao hàng đầu Nga cũng dừng chân ở Cuba trong chuyến đi đó.
Mỹ không nhận thấy mối đ.e dọ.a nhưng đang theo dõi sát
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết ngày 12/6 rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã theo dõi chuyến thăm của Nga tới Cuba kể từ khi nó được công bố vào ngày 6/6. Các tàu Hải quân và Cảnh sát biển Mỹ "sẽ tiếp tục theo dõi". Kênh ABC News đưa tin ba tàu khu trục của Hải quân Mỹ, một tàu tuần duyên và các tàu khu trục của Canada và Pháp đang được triển khai theo dõi.
Bà Singh cho biết cuộc tập trận của Nga không gây ra mối đ.e dọ.a cho Mỹ. "Đây không phải là điều gây ngạc nhiên", bà nói, "những chuyến thăm hải quân thường lệ" như vậy của người Nga đã diễn ra "dưới các chính quyền khác nhau".
Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ đã đán.h giá rằng chiếc tàu ngầm Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng không mang theo vũ khí hạt nhân. Người phát ngôn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby cũng nói rằng không có dấu hiệu nào cho thấy vũ khí hạt nhân sẽ "hoạt động" trong thời gian các tàu Nga ở Caribe.
Đài CBS News đưa tin, hai tàu khu trục Mỹ và hai tàu kéo theo thiết bị sonar phía sau đang theo dõi tàu ngầm Nga. Một tàu khu trục khác và một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cũng theo dõi ba tàu Nga. Hải quân Mỹ còn sử dụng những chiếc thuyền nhỏ không người lái có gắn camera để theo dõi các tàu Nga khi chúng đến gần Cuba.
Nga duy trì đường dây nóng với Mỹ và NATO bất chấp rủi ro hạt nhân gia tăng Nga ngày 8/10 cho biết nước này vẫn duy trì đường dây nóng khẩn cấp với Mỹ và liên minh quân sự NATO khi rủi ro hạt nhân ngày càng gia tăng trong bối cảnh mối quan hệ giữa Moskva và phương Tây đang xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với Tổng thống...