Hiện thực hóa tầm nhìn chung
Việc Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim chọn nước láng giềng Indonesia là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 11 năm ngoái một lần nữa cho thấy mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa hai nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, cũng như một lần nữa khẳng định nhu cầu củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong nỗ lực giải quyết những vấn đề khu vực.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (trái) tại cuộc gặp ở Bogor, Tây Java, Indonesia, ngày 9/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trọng tâm chuyến công du hai ngày của Thủ tướng Anwar là cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joko Widodo. Trong cuộc gặp kéo dài hơn 90 phút, hai nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề hợp tác kinh tế song phương cũng như an ninh khu vực mà hai quốc gia có phần đông dân số là người Hồi giáo này đang phải đối mặt. Cụ thể, phát biểu họp báo sau đó, Thủ tướng Anwar khẳng định Kuala Lumpur ủng hộ các khoản đầu tư vào thủ đô mới của Indonesia ở Đông Kalimantan bởi những dự án này sẽ thúc đẩy tăng trưởng các bang Sabah và Sarawak của Malaysia.
Ít nhất 10 doanh nghiệp hàng đầu của Malaysia đã cam kết đầu tư vào thủ đô mới Nusantara của Indonesia. Tổng giá trị đầu tư tiềm tàng của doanh nghiệp Malaysia tại đây là khoảng 1,66 tỷ ringgit (379 triệu USD). Hai nhà lãnh đạo sau đó cũng chứng kiến lễ ký kết các bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong những lĩnh vực vận tải biển, tài trợ xuất nhập khẩu, năng lượng xanh, phát triển ngành công nghiệp pin và nhiều lĩnh vực khác mà hai bên hy vọng sẽ làm sâu sắc thêm các trao đổi thương mại và đầu tư xuyên biên giới.
Theo hãng tin Bernama, trong năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Malaysia và Indonesia ước đạt ít nhất 120,26 tỷ ringgit, tăng 41,7% so với năm trước.Tổng thống Joko khẳng định Jakarta hoan nghênh sự tham gia của các doanh nghiệp Malaysia vào dự án xây dựng thủ đô quốc gia Nusantara, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, bất động sản, điện tử và năng lượng.
Đáng chú ý, Thủ tướng Anwar đã nhắc lại cam kết bảo vệ lao động nhập cư Indonesia tại Malaysia, cũng như thỏa thuận của hai bên về việc thúc đẩy để sớm ký kết MoU về phân định biên giới trên bộ và trên biển. Đây vốn là những vấn đề còn tồn đọng kéo dài giữa hai nước. Ngoài ra, phía Malaysia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với vùng thông tin bay (FIR) Indonesia-Singapore và thỏa thuận tăng cường hợp tác song phương thông qua Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ nhằm mở rộng thị trường và chống phân biệt đối xử đối với mặt hàng này. Hiện Malaysia và Indonesia là các nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới.
Về quan hệ khu vực, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đảm bảo hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn gia tăng. Năm nay, Indonesia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN và hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Malaysia trong ASEAN.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia, chuyến thăm Jakarta lần này của Thủ tướng Anwar là cơ hội lớn để nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba của ASEAN thúc đẩy hợp tác, đạt được bước tiến trong giải quyết những tồn tại trong quan hệ song phương, mang lại lợi ích ổn định, phát triển cho toàn khu vực cũng như củng cố vai trò trung tâm của toàn thể Đông Nam Á.
Chuyên gia Tenku Rezasyah, giảng viên về quan hệ quốc tế Đại học Padjadjaran ở Bandung, nhận định việc Malaysia bày tỏ quan tâm đến dự án xây dựng thủ đô mới của Indonesia đã đánh dấu tiến triển đáng hoan nghênh trong quan hệ giữa hai nước. Theo ông, quan hệ giữa Jakarta và Kuala Lumpur dưới thời chính quyền Thủ tướng Anwar dự kiến sẽ gắn bó chặt chẽ hơn trong thời gian tới, do mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân nhà lãnh đạo Malaysia với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo Indonesia.
Trong khi đó, ông Azmi Hassan, nghiên cứu viên cấp cao Viện nghiên cứu Chiến lược Nusantara khẳng định chuyến thăm của Thủ tướng Anwar đến Indonesia có ý nghĩa “đặc biệt”, đồng thời cho rằng Jakarta và Kuala Lumpur có thể đóng vai trò quan trọng trong thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề nổi cộm của khu vực và thế giới liên quan đến Hồi giáo. Ông Riza Noer Arfani, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc Đại học Gadjah Mada (UGM) của Indonesia, nhấn mạnh chuyến thăm của Thủ tướng Anwar là cơ hội vàng đối với Indonesia – quốc gia mà Jakarta coi là đồng minh chiến lược.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia sẽ không chỉ có lợi cho mỗi nước mà còn đóng vai trò là động lực mạnh mẽ cho toàn khu vực, đặc biệt khi Indonesia đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN 2023 với quyết tâm tiếp tục khuyến khích ASEAN trở thành một khu vực ổn định và hòa bình để đóng vai trò mỏ neo ổn định kinh tế toàn cầu. Và rõ ràng để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hòa bình, thịnh vượng và ổn định sẽ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước duyên hải trong khu vực.
COVID-19 tại ASEAN hết 3/2: Toàn khối ghi nhận trên 420 ca tử vong; Lào áp dụng quy trình 'trường học an toàn'
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 54.119 ca mắc mới COVID-19 và 421 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Bogor, Tây Java, Indonesia, ngày 26/1/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Tới hết ngày 3/2, tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á là trên 16.815.335 trường hợp và 314.697 ca tử vong. Trong ngày 3/2, Indonesia có số ca mắc mới (trên 27.000 ca) cao nhất khu vực, trong khi Việt Nam ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (286).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Thái Lan, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/ TTXVN
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á phải tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 9 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Xét về tổng số ca mắc và tử vong từ đầu dịch tới nay, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Điểm nóng này hạ nhiệt nhanh chóng trong vài tháng trước, song những ngày qua dịch bệnh đang leo thang trở lại khi số ca mắc mới tăng vọt.
Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 3/2 ghi nhận thêm trên 9.000 ca bệnh mới và 21 người tử vong.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 46 bệnh nhân mới và không ghi nhận ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, dịch bệnh tại Lào đang diễn biến khó lường, tổng số ca bệnh đã vượt 135.000, số ca mắc mới trên 300 ca mỗi ngày, số ca tử vong tại "xứ sở triệu voi" trong 24 giờ qua là 5 trường hợp.
Nhìn chung, toàn khối đang đối mặt với mối đe dọa Omicron, khiến số ca bệnh tăng mạnh, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Ngân hàng Lào Việt chi nhánh Luang Prabang trao quà cho các chư tăng để hỗ trợ phòng chống dịch bệnh covid-19. Ảnh: Thu Phương, phóng viên TTXVN tại Lào
Lào áp dụng quy trình "trường học an toàn" mùa COVD-19
Ngày 3/2, Ủy ban quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 cho biết đến ngày 2/2, nước này đã tiếp nhận trên 18 triệu liều vaccine COVID-19, đủ để tiêm chủng cho tổng dân số dân hơn 7 triệu người.
Giới chức Lào cho rằng việc triển khai nhanh chóng chương trình tiêm vaccine sẽ giúp nước này đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 80% dân số, tạo miễn dịch cộng đồng để có thể mở cửa hoàn toàn đất nước và khởi động chiến lược du lịch xanh để phục hồi nền kinh tế quốc gia. Thống kê cho thấy tính tới ngày 2/2, Lào đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi một cho hơn 4,7 triệu người, tương đương 64,76% dân số và tiêm mũi 2 cho hơn 4,1 triệu người, tương đương 56,07% dân số.
Nằm trong chiến lược mở cửa trở lại đất nước, trong tuần này, nhiều trường học trên cả nước Lào đã mở cửa trở lại, chủ yếu là dành cho các học sinh năm cuối của các trường tiểu học và trung học. Theo Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, các trường học nói trên đang mở cửa trở lại theo chiến lược mở cửa từng giai đoạn, để được mở cửa, các trường phải tuân theo các quy trình "trường học an toàn" được Ủy ban quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 phê duyệt, bao gồm việc đáp ứng 70% trở lên 10 biện pháp và 40 khuyến nghị do Bộ Giáo dục và Thể thao đưa ra. Trường học nào chưa đáp ứng được trên 70% các tiêu chí này sẽ chưa được mở cửa.
Bộ Y tế Lào ngày 3/2 cho biết trong 24 giờ qua, nước này tiếp tục ghi nhận số ca mắc mới ở mức thấp với 400 ca, trong đó có 397 ca cộng đồng và 5 trường hợp tử vong. Đến nay, tại Lào đã có tổng cộng 135.301 ca mắc COVID-19, trong đó có 558 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuta, Bali, Indonesia, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Indonesia rút ngắn thời gian cách ly nhập cảnh dù ca mắc cao kỷ lục
Ngày 3/2, Indonesia ghi nhận 27.197 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 4.414.483 ca. Lực lượng Đặc nhiệm xử lý COVID-19 của Indonesia cho biết thủ đô Jakarta phát hiện nhiều ca mắc mới nhất với 10.117 ca, tiếp theo là tỉnh Tây Java với 7.308 ca và tỉnh Banten với 4.312 ca. Trong ngày 3/2, Indonesia cũng có thêm 38 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 144.411 ca.
Từ ngày 4/2, Indonesia sẽ rút ngắn thời gian cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh từ 7 ngày xuống còn 5 ngày nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế, đặc biệt là tại đảo Bali.
Tuy nhiên, thời gian cách ly này chỉ được áp dụng đối với những du khách đã được tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi những người mới được tiêm một mũi vẫn phải cách ly 7 ngày.
Phát biểu họp báo, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết quyết định trên được đưa ra dựa vào thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Omicron là 3 ngày. Cũng theo ông Luhut, Bali sẽ mở cửa đón du khách từ tất cả các nước bắt đầu từ ngày 4/2 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Jakarta, Indonesia, ngày 9/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong khi đó, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Sandiaga Uno cho hay chỉ những du khách nhập cảnh vào Indonesia bằng thị thực điện tử mới đủ điều kiện hưởng thời gian cách ly ngắn hơn.
Indonesia, quốc gia giữ chức Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2022 sẽ tổ chức hầu hết các sự kiện liên quan tại thủ đô Jakarta và tỉnh Bali. Dự kiến, khoảng 18.000 đại biểu sẽ tham dự các sự kiện này. Ngoài ra, Indonesia cũng sẽ đăng cai tổ chức giải đua mô tô quốc tế MotoGP tại Mandalika, tỉnh Tây Nusa Tenggara vào tháng 3 tới.
Trước đó, hồi giữa tháng 10 năm ngoái, Chính phủ Indonesia đã cho phép du khách từ 11 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhập cảnh vào Bali và ngay sau đó bổ sung thêm 8 quốc gia khác vào danh sách trên, trong đó có Italy, Pháp, Thụy Điển và Na Uy.
Lãnh đạo Indonesia và Malaysia nhất trí tăng cường vai trò của ASEAN Indonesia và Malaysia đã nhất trí tăng cường vai trò của ASEAN trên trường quốc tế, bao gồm vai trò của ASEAN trong việc xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thăm cấp nhà nước đến Indonesia. Ảnh: BERNAMA Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 9/1...