Hiện thực hóa nghị quyết Hội vào phong trào nông dân
Ngày 25/9, tại TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, gần 150 cán bộ Hội ND của 12 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên (thuộc cụm thi đua số 4) đã tham dự khóa học tập, quán triệt nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) khóa VII về xây dựng Hội NDVN trong sạch, vững mạnh.
Hội nghị quán triệt do Trung ương Hội NDVN tổ chức. Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính dự và chủ trì hội nghị.
Sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống
Việc học tập, quán triệt 3 nghị quyết tới lãnh đạo Hội các cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tiếp tục củng cố, phát triển vững mạnh tổ chức Hội NDVN.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam Đinh Khắc Đính (phải) kiểm tra mô hình sản xuất rau an toàn của hội viên nông dân. Ảnh: T.Q
Tại hội nghị, các học viên được phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản nghị quyết Đại hội đại biểu Hội NDVN lần thứ VII. Trọng tâm là các nội dung 3 nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN về đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết số 05 về việc tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; Nghị quyết số 06 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội NDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Ý kiến của các đại biểu tại hội nghị đều nhấn mạnh, các cấp Hội cần tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, biểu dương về những tấm gương điển hình tiên tiến, nhất là chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, cá nhân hội viên nông dân tiêu biểu để cổ vũ, nêu gương nhằm lan tỏa sâu rộng trong toàn hệ thống Hội. Cần xây dựng đội ngũ cán bộ hội từ T.Ư đến cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thông qua các nghị quyết, mỗi cán bộ và hội viên nông dân sẽ nghiên cứu, nhận thức sâu sắc những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả nhằm xây dựng Hội NDVN trong sạch, vững mạnh.
Video đang HOT
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính nhấn mạnh: “3 nghị quyết trên là kết quả cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển hội viên, công tác tổ chức Hội NDVN trong tình hình mới. Việc học tập, quán triệt 3 nghị quyết này tới lãnh đạo Hội các cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tiếp tục củng cố, phát triển tổ chức Hội NDVN vững mạnh, hội nhập…”.
Theo Phó Chủ tịch, Hội NDVN hiện có hơn 10 triệu hội viên. Thời gian qua, Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Hàng năm có hàng triệu hội viên nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới, phát triển ở khu vực nông thôn. Hiện nay, các cấp Hội ND trong cả nước đã thành lập được 683 chi hội nông dân nghề nghiệp, 15.106 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đây là các mô hình thể hiện sự đổi mới trong phương thức tập hợp hội viên nông dân để cùng nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị…
Sử dụng smartphone vào sản xuất
Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam Bùi Thị Thơm thăm HTX Nông nghiệp Evergrowth ở ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, ngày 25/9. Ảnh: Chúc Ly
Cũng trong ngày 25/9, trong khuôn khổ chương trình hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN khóa VII, cụm thi đua số 5 tổ chức tại Sóc Trăng, đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN do Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Sóc Trăng. Tại buổi làm việc, Hội ND tỉnh đã báo cáo một số hoạt động hội và phong trào nông dân trong tỉnh thời gian qua.
Theo đó, thời gian qua Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã tập trung tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học tiên tiến; tham gia các lớp tập huấn, các diễn đàn khoa học công nghệ… tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân; tổ chức cho hội viên, nông dân gặp gỡ và đối thoại với lãnh đạo UBND tỉnh. Nhiều sáng kiến, giải pháp thiết thực đã được tạo ra. Đặc biệt, nhiều nông dân đã biết ứng dụng điện thoại thông minh điều khiển các thiết bị phục vụ trong sản xuất thông qua internet, như điều khiển hệ thống tưới phun tiết kiệm nước trên nhãn, trên rau màu…
Năm 2018 có hơn 2.000 hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, gần 300 hộ đạt danh hiệu cấp T.Ư. Qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã xuất hiện nhiều gương nông dân tiêu biêu co mô hình sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao; tạo nhiều việc làm và có đóng góp cho địa phương.
Hội ND tỉnh Sóc Trăng đã vận động, hướng dẫn thành lập mới 22 mô hình kinh tế tập thể, trong đó 7 hợp tác xã, 15 tổ hợp tác, nâng tổng số: 1 liên hiệp hợp tác xã, 137 hợp tác xã, với hơn 9.700 thành viên, vốn điều lệ hơn 59,4 tỷ đồng; có 1.144 tổ hợp tác nông nghiệp đang hoạt động. Đến nay, tổng vốn Quỹ HTND các cấp tỉnh Sóc Trăng là hơn 31,8 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.Ư Hội NDVN ủy thác là hơn 7,9 tỷ đồng; ngân sách địa phương chuyển cấp bổ sung là hơn 15,3 tỷ đồng; nguồn vốn vận động của các cấp Hội là hơn 8,5 tỷ đồng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được trong thời gian qua của Hội ND tỉnh Sóc Trăng. Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm cho rằng cần tăng cường việc tổ chức liên kết giữa Hội ND với các sở, ngành liên quan để thực hiện hiệu quả những mục tiêu đã đề ra trong công tác Hội và phong trào nông dân, nhất là các mục tiêu đề ra trong 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN khóa VII…
Theo Danviet
Xây dựng mô hình thiết thực giúp hội viên sản xuất
Ngày 26/9, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư NDVN) Bùi Thị Thơm và đoàn công tác đã làm việc tại tỉnh Bạc Liêu về công tác hội và phong trào nông dân.
Nhiều hộ thu nhập 100 triệu đồng/năm
Tại buổi thăm và làm việc với Hội ND xã Hưng Phú, huyện Phước Long, đoàn đã nghe ông Hồ Văn Hây - Chủ tịch Hội ND xã, thông tin: Đến nay, xã có gần 800 hội viên, đã thành lập được 1 tổ hội nghề nghiệp trồng năn bộp ở ấp Mỹ Tường 1. Thời gian qua, Hội ND xã đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, ND học tập nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật, văn hóa, pháp luật, thị trường và hội nhập; trọng tâm là công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật vào sản xuất.
Qua phát động phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả như: Nuôi cá sấu, trồng ồ ngót, trồng năn bộp, nuôi ếch, nuôi rắn... thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm/hộ.
Hội ND xã còn phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, ND tích cực tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Vận động hội viên, ND đóng góp nhiều ngày công lao động; phát quang, dọn dẹp dọc theo các tuyến đường dài 40km.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Bùi Thị Thơm (giữa) trong buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu. (ảnh: Chúc Ly)
Lắng nghe những kết quả mà xã Việt Hưng Phú đã đạt được, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm ghi nhận vai trò và những đóng góp của Hội ND trong tham gia xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tập thể.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hội ND tỉnh Bạc Liêu.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua Hội đã phối hợp tổ chức hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi; cách phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; xây dựng các mô hình kinh tế; tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức các hội thảo về canh tác lúa trên cánh đồng lớn, sử dụng phân vi sinh trong trồng trọt an toàn...
Ông Phạm Tuấn Tài - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Bạc Liêu, thông tin: Tỉnh Hội sẽ tiếp tục xây dựng mới và duy trì các mô hình sản xuất có hiệu quả như: Lúa - tôm - cá; tôm - cua - cá; lúa - tôm (tôm sú, thẻ chân trắng, tôm càng xanh); nuôi tôm quảng canh sử dụng vi sinh; sản xuất lúa chất lượng cao; trồng rau màu an toàn; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm (lợn; trâu, bò, dê, gà, vịt...), các mô hình mới nhân rộng như: Trồng măng tây, nấm rơm, cua đinh, nuôi lươn...
Hiện tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đang quản lý là hơn 19,2 tỷ đồng (trong đó vốn T.Ư 10 tỷ đồng; vốn tỉnh hơn 4 tỷ đồng; vốn huyện hơn 5,2 tỷ đồng). Hiện có 45 dự án sản xuất, chăn nuôi vay vốn quỹ, các dự án này khả thi và đóng góp tích cực trong việc phát triển sản xuất ở địa phương.
Thông qua nhiều chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho ND tiếp cận được với nguồn vốn để sản xuất. Hiện tại, tổng dư nợ là 541,8 tỷ đồng, có hơn 24.600 hộ vay vốn. Tổng dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên 413 tỷ đồng, có hơn 20.500 lượt hội viên, ND được vay vốn.
Coi trọng chất lượng sản phẩm
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm đề nghị tỉnh Hội phải tập trung tuyên truyền cho ND thay đổi nhận thức, hướng đến sản xuất hữu cơ, coi trọng chất lượng sản phẩm. ND phải tiến đến sản xuất trong các vùng chuyên canh, xây dựng được thương hiệu, để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, nâng cao thu nhập.
"Hội ND cần thay đổi hình thức, phương pháp tuyên truyền để ND hiểu được vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, bằng các mô hình, việc làm cụ thể. Bên cạnh đó cần chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh, lưu ý đổi mới nội dung, phương thức, thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp" - Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm nhấn mạnh.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thơm mong muốn Hội ND tỉnh Bạc Liêu tiếp tục tổ chức các hoạt động thiết thực để tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hội ND cần phối hợp với các địa phương và sở, ngành để nghiên cứu xây dựng các mô hình thiết thực, phù hợp với điều kiện của địa phương. Từ đó, giúp cho ND tăng thu nhập, hướng đến sản xuất bền vững.
Theo Danviet
Nâng trình độ canh tác nông nghiệp hàng hóa cho cán bộ Hội fNgày 24/9, tại Sóc Trăng, Trung ương Hội Nông dân (T.Ư Hội NDVN) tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN, khóa VII nhiệm kỳ (2018 - 2023) tại cụm thi đua công tác hội và phong trào ND số 5. Phó Chủ tịch...