Hiện thực chính sách thuế quan, ông Jamieson Greer được đề cử làm Đại diện thương mại Mỹ
Ngày 26/11, Tổng thống đắc cử Trump đã đề cử ông Jamieson Greer làm Đại diện thương mại Mỹ tiếp theo nhằm hiện thực hóa chương trình nghị sự thương mại đầy tham vọng của mình.
Ông Jamieson Greer. Nguồn: USCC
Ông Greer thực ra không phải là gương mặt xa lạ với vai trò này. Trước đó, ông từng là Chánh văn phòng của Đại diện thương mại Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump. Vào thời điểm đó, chính quyền Mỹ đã áp dụng chính sách thuế quan toàn diện đối với Trung Quốc và các quốc gia khác, cũng như đàm phán lại và ký kết Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Ông Trump thường xuyên nhắc đến việc thông qua USMCA là một chiến thắng chính trị, cũng như điểm nhấn trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên.
Trong bài phát biểu của mình, ông Trump cho biết: “Ông Jamieson sẽ tập trung Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ vào việc kiểm soát thâm hụt thương mại khổng lồ của đất nước, bảo vệ ngành sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ của Mỹ, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu ở mọi nơi”. Ông Trump cũng ca ngợi người đồng hành đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên về vấn đề thuế quan, mang lại lợi ích hơn nhiều cho người lao động Mỹ.
Nếu được Thượng viện phê chuẩn, Greer sẽ đảm nhận vai trò này và hỗ trợ đắc lực cho ông Trump theo đuổi chương trình nghị sự thương mại đầy tham vọng. Cách đây 2 ngày, ông Trump cũng đã truyền đi một thông điệp khi cam kết sẽ áp dụng thuế quan mới đối với Mexico, Canada và Trung Quốc ngay ngày đầu tiên nhậm chức.
Video đang HOT
Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump liên tục tuyên bố sẽ áp thuế 10% hoặc 20% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, cũng như mức thuế lên tới 60% đối với mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tổng thống đắc cử Trump đã mô tả thuế quan là một công cụ đa năng có thể được sử dụng để trừng phạt các quốc gia khác vì hành vi thương mại không công bằng, thúc đẩy sản xuất của Mỹ và mang lại hàng tỷ USD để giúp chi trả cho việc gia hạn cắt giảm thuế mà ông đã ký thành luật trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Ông Trump cũng xác định thuế quan là một công cụ phục vụ chiến thuật đàm phán hiệu quả. Vừa qua, ông cũng đã thông báo việc sẽ tiến hành đàm phán lại USMCA.
Vào tháng 6, khi phát biểu về chính sách thương mại và thuế của các quốc gia khác, ông Greer đã trao đổi với tờ The New York Times rằng: “Nếu bạn cân bằng sân chơi, người Mỹ sẽ không phải cạnh tranh không lành mạnh”.
Gần đây nhất, ông Greer làm việc với tư cách là đối tác trong nhóm thương mại quốc tế tại công ty luật King & Spalding. Trong vai trò này, ông đã giải quyết các vụ án về các chủ đề bao gồm chính sách thương mại và đàm phán và thực thi thỏa thuận thương mại.
EU đề nghị WTO cho phép phản ứng về vụ ô liu Tây Ban Nha
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
Một quan chức thương mại tại Geneva cho biết yêu cầu này được đưa ra tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) thuộc WTO sau khi Mỹ phản đối mức độ đáp trả mà EU đề xuất, khoảng 35 triệu USD mỗi năm.
EU yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp đối phó đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm "bù đắp cho việc Mỹ không tuân thủ phán quyết trước đó của WTO về việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ô liu chín từ Tây Ban Nha".
Quan chức thương mại EU cho biết một trọng tài viên của WTO sẽ xác định mức độ phù hợp của các biện pháp đối phó.
Tại cuộc họp của DSB tại trụ sở WTO ở Geneva, một đại diện của Mỹ bày tỏ Washington "phản đối mức độ đình chỉ các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác do EU đề xuất".
Theo quy định của WTO, nếu một quốc gia bị phát hiện không tuân thủ quy định, quốc gia đó phải khắc phục ngay lập tức. Nếu không, quốc gia khiếu nại có thể áp dụng các biện pháp đáp trả.
Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump, Chính phủ Mỹ đã áp thuế bổ sung đối với mặt hàng xuất khẩu nông sản mang tính biểu tượng của Tây Ban Nha vào năm 2018, cho rằng ô liu của họ được trợ cấp và bị bán phá giá trên thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá trị thực.
Sau khi EU khiếu nại, một hội đồng chuyên gia do DSB của WTO chỉ định đã phán quyết vào năm 2021 rằng các mức thuế nhập khẩu cao đã vi phạm luật thương mại quốc tế và yêu cầu Mỹ khắc phục.
Mỹ đã không kháng cáo phán quyết đó và sau đó khẳng định họ đã thực hiện các thay đổi cần thiết. Tuy nhiên, EU không đồng ý và yêu cầu một hội đồng tuân thủ của WTO đánh giá tình hình.
Trong phán quyết hồi tháng 2/2024, hội đồng này nhận thấy rằng EU đã chứng minh được rằng "Mỹ đã không thực hiện các biện pháp để phù hợp với những khuyến nghị và phán quyết của DSB đã được thông qua".
EU đưa ra 'cành ô liu' tạm thời cho ông Trump về thương mại Tín hiệu hòa giải này nhằm tránh một cuộc chiến thương mại mới, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đối phó nếu các lời đe dọa thuế quan trở thành hiện thực. Cờ Liên minh châu Âu. Ảnh: IRNA/TTXVN Trong bối cảnh căng thẳng thương mại có thể leo thang trở lại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ,...