Hiến máu để khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
Với thông điệp “ Hiến máu cứu người – Sinh mệnh của bạn và của tôi”, ngày 6/1/2019 tới, ngày hội Chủ nhật Đỏ 2019 sẽ chính thức diễn ra tại 40 tỉnh, thành phố với 70 điểm hiến máu trong cả nước, dự kiến tiếp nhận từ 45.000- 50.000 đơn vị máu.
Một bạn trẻ đang hiến máu tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sáng 26/12
Theo ông Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, dù ngày 6/1 tới mới là ngày hội chính của Chủ nhật Đỏ 2019, nhưng trong những ngày qua, các hoạt động về hiến máu nằm trong chuỗi hoạt động của Chủ nhật Đỏ đã diễn ra tại một số địa phương, cơ quan, đơn vị.
Riêng sáng nay (26/12), tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Ngày hội hiến máu tình nguyện mang tên “Bách khoa nghìn giọt hi vọng lần thứ XXIII năm 2018″, kéo dài tới hết ngày 27/12 với mục tiêu thu nhận được khoảng 3.000 đơn vị máu.
Ông Bạch Quốc Khánh cho biết, theo thống kê trong năm 2018, lượng máu tiếp nhận được trong cả nước đạt khoảng 1,4 triệu đơn vị, với tỷ lệ dân số hiến máu đạt xấp xỉ 1,6%. Lượng máu này mới chỉ đáp ứng được trên 60% nhu cầu máu cho cấp cứu, điều trị và dự phòng tại các địa phương. Dự kiến tháng 1/2019, cả nước cần 150.000 đơn vị máu cho hoạt động khám chữa bệnh trên cả nước.
Chính vì vậy, Chủ nhật Đỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế.
Tuy nhiên, dù phong trào hiến máu đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua nhưng lực lượng hiến máu hiện nay vẫn chủ yếu là đội ngũ sinh viên, các bạn trẻ, nên trong năm thường xảy ra tình trạng thiếu máu vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, dịp hè khi các bạn sinh viên bận thi cử, nghỉ hè…
Video đang HOT
Các bạn trẻ tham gia Lễ khai mạc Ngày hội hiến máu tình nguyện
Để khắc phục tình trạng này, Chủ nhật Đỏ đã vận động, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu cho người bệnh. Theo dự kiến Chủ nhật Đỏ năm 2019 thu được khoảng 50.000 đơn vị máu, chiếm 1/3 lượng máu cần trong dịp Tết Nguyên đán.
Được biết, Chủ nhật Đỏ 2019 sẽ diễn ra ở 40 tỉnh, thành phố với 70 điểm hiến máu trong cả nước, dự kiến tiếp nhận từ 45.000- 50.000 đơn vị máu. Trong đó nhiều tỉnh thành phố có kế hoạch phấn đấu tiếp nhận được hàng ngàn đơn vị máu, như: Hà Nội 6.000 đơn vị máu, TP.HCM 3.000 đơn vị máu, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng… đều đăng ký trên 1.000 đơn vị máu.
Đây là sự kiện có ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm góp phần khắc phục tình trạng thiếu máu điều trị trầm trọng tại các cơ sở y tế trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
THẠCH HƯƠNG
Theo TGTT
Bệnh nhân mệt lả chờ máu nhóm O
Lại một lần nữa, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư phải ra lời kêu gọi cộng đồng vì lượng máu O đang cạn kiệt. Hàng nghìn bệnh nhân cần máu O đang phải kéo dài ngày điều trị, mệt mỏi chờ có máu để được truyền. Hiện nhóm máu O chỉ còn hơn 2.000 đơn vị, chỉ đáp ứng tối đa 3 ngày sử dụng.
Cô gái ôm bầu chờ máu
Sáng 21.8, nằm mệt mỏi trên giường bệnh ở Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư - HHTMT.Ư), cô gái Đinh Hoài Trang (sinh năm 1992, trú tại TP.Nam Định) mang gương mặt xanh mét. Trang đang mang thai ở tháng thứ 7 và mang nhóm máu O. Cô cho biết, 2 mẹ con cô đã nhập viện được 2 ngày và mới được truyền hơn 100ml máu, chưa đủ nhu cầu nên đang phải nằm chờ, bao giờ có máu O, các bác sĩ sẽ lại truyền tiếp.
Bác sĩ điều trị cho biết, do thiếu máu truyền, sức khỏe của Trang không còn nên vẫn đang bị sốt nhẹ. Khi bị sốt, hồng cầu bị phá hủy nhiều nên tình trạng thiếu máu lại nặng hơn, nhu cầu cần máu của mẹ con Trang lại cấp bách hơn.
Trang kể thêm, cô phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia từ lúc 8 tháng tuổi. Trước đây, mỗi tháng cô phải lên Viện 1 lần, truyền từ 250-350ml máu hoặc uống thuốc rồi lại về. Nhưng từ khi có bầu, cứ 20 ngày, hai mẹ con cô lại phải lên viện một lần để truyền máu. Bác sĩ Lê Thị Tâm (Trung tâm Thalassemia) cho biết, với các bệnh nhân có thai, do thai nhi lấy máu trực tiếp từ mẹ nên lượng máu truyền cho bệnh nhân cũng phải tăng gấp đôi, gấp rưỡi, đủ cho hai mẹ con. Nếu không có máu để truyền thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng của bào thai.
Tình cờ chồng em cũng mang nhóm máu O, hiện tại anh ấy đang xuống dưới để hiến. Và rất có thể duyên phận, trong những giọt máu O mà em được nhận có cả máu của chính chồng em - Trang cười nhợt nhạt. Trang cũng mong mọi người hiểu được nỗi đau của những người bệnh nhân phải sống dựa vào việc truyền máu như cô. Với mọi người chỉ ăn cơm, uống nước là đủ sống khỏe mạnh, còn chúng em cần cả truyền máu. Nếu không có máu, chúng em sẽ rất mệt mỏi, ốm yếu, thậm chí tử vong. Do đó, rất nhờ cộng đồng cùng chung tay hiến máu, giúp đỡ - Trang nói.
Bác sĩ thăm khám cho thai phụ Đinh Hoài Trang. ảnh: Diệu Linh
Em Hà Thị Hiên (20 tuổi, trú tại Sơn La) cho biết, em phát hiện bệnh từ năm 6 tuổi. Sau một thời gian điều trị ở Bệnh viện Nhi T.Ư thì em về nhà. Do gia đình khó khăn nên em cũng không đi chữa bệnh nữa. Nhưng đến năm ngoái, sức khỏe của em suy sút nhiều, mệt mỏi, vận động khó khăn nên gia đình lại đưa em xuống Viện HHTMT.Ư để điều trị trở lại. Hiện mỗi tháng em phải vượt quãng đường dài gần 400km để xuống Hà Nội, nằm viện 7-10 ngày. Mỗi lần xuống viện, em lại được tiếp 2-3 lần nhóm máu O, tương đương 3-4 đơn vị máu. Lần này xuống viện, do nhóm máu O đang hiếm nên em cũng phải nằm chờ.
Đưa cháu gái đi khám bệnh, bà Nguyễn Thị Hồi (54 tuổi, quê ở Thanh Hà, Hải Dương) cho biết, bà đã cùng đồng hành chữa bệnh Thalassemia với cháu gái suốt 17 năm. Con bé Vân số khổ lắm. Được hơn 10 tuổi thì mẹ nó mệt mỏi vì gánh nặng gia đình, con cái ốm đau nên đã bỏ đi. Giờ nó và em sống cùng với tôi. Mấy bà cháu làm ruộng nuôi nhau. Mỗi lần đi viện đều phải tốm 3-4 triệu tiền ăn ở, đi lại. Nhưng còn sức tôi còn nuôi các cháu, không bỏ được. Chỉ mong máu luôn đủ để các cháu được truyền máu ổn định, đảm bảo sức khỏe mà không phải nằm viện quá dài, giảm bớt chi phí - bà Hồi nói.
Bác sĩ Lê Thị Tâm cho biết, mỗi ngày Trung tâm Thalassemia thường xuyên có khoảng 200 bệnh nhân nội trú và 30-40 bệnh nhân ngoại trú. Các bệnh nhân này đều phải được truyền máu, trong đó bệnh nhân nhóm máu O chiếm khoảng 50%.
Do thiếu máu, hàng ngày các bác sĩ trong khoa sẽ phải xét nghiệm chỉ số máu, nếu bệnh nhân nào thiếu máu nặng sẽ phải ưu tiên truyền máu trước, bệnh nhân nào nhẹ phải chờ. Vì thế, có những bệnh nhân bình thường chỉ cần nằm viện 1-2 ngày, truyền máu xong thì ra viện nhưng do thiếu máu nên phải nằm viện 1-2 tuần để... chờ máu. Không chỉ sức khỏe suy sụp, mệt mỏi, mất công mất việc của cả bệnh nhân lẫn người nhà đi cùng mà còn chi phí tốn kém.
Máu chỉ đủ dùng 3 ngày
Bệnh Thalassemia - một loại bệnh máu di truyền có ở cả nam và nữ. Ở bệnh nhân mắc Thalassemia thể nặng,
hồng cầu bị phá hủy dẫn tới tăng sinh hồng cầu trong tủy xương để bù đắp thiếu hụt. Bệnh cũng gây ra tăng sản tủy xương khiến xương bị biến dạng, trở nên xốp và dễ gãy. Theo kết quả bước đầu khảo sát tình trạng mang gen bệnh Thalassemia trên toàn quốc năm 2017, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 12 triệu người mang gen bệnh, trong đó có trên 20.000 người cần điều trị, trong đó nhiều bệnh nhân phải truyền máu định kỳ.
TS-BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện HHTMT.Ư cho biết, hiện lượng máu O đang cực khan hiếm, ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị cho bệnh nhân cần máu. Vì thế, ông kêu gọi cộng đồng tham gia hiến máu (HM) hỗ trợ người bệnh. Các bác sĩ, cán bộ viện máu đều tích cực tham gia HM, nhưng cần có sự tham gia của cộng đồng mới đáp ứng đủ nhu cầu điều trị cho người bệnh.
Theo TS Khánh, trung bình mỗi ngày Viện HHTMT.Ư cần khoảng 1.500 đơn vị máu để cung cấp cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại 180 bệnh viện ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, riêng nhóm máu O phải cần tối thiểu gần 700 đơn vị máu mỗi ngày. Hiện trong Ngân hàng máu của Viện chỉ còn 2.000 đơn vị máu O, chỉ đủ dùng trong 3 ngày nữa. TS Khánh cho biết, tại Việt Nam, gần 50% dân số có nhóm máu O nên số lượng bệnh nhân cần truyền máu nhóm O luôn cao hơn so với các nhóm máu khác. Không chỉ ở miền Bắc là tình trạng khan hiếm nhóm máu O cũng xảy ra ở nhiều tỉnh miền trọng như Bình Định, Lâm Đồng... Người nhóm máu O có thể cho máu các nhóm A, B, AB nhưng lại chỉ nhận được của người cùng nhóm máu O. Do đó, khi nhóm máu O thiếu thì chỉ có thể kêu gọi người HM có nhóm máu O.
Hai vợ chồng cùng nhóm máu O đến hiến máu
Trong những người HM tại Viện HHTMT T.Ư có hai vợ chồng PGS-TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. PGS Tớp cho biết, vợ chồng ông đều có nhóm O và luôn sẵn sàng hiến máu khi có thông tin kêu gọi. Đến nay, PGS Tớp đã HM 14 lần, còn vợ HM 8 lần, cũng nhiều lần con trai của anh chị cùng tham gia HM; lần HM nào cũng bình dị, lặng lẽ chỉ với niềm vui có đủ máu O cho người bệnh. Trước đó, vào dịp khan hiếm nhóm O đầu năm 2018, vợ chồng anh chị cũng không quản ngại thời gian tham gia HM.
Chị Nguyễn Thuý Hoà - nhân viên văn phòng cũng đã đến Viện để HM. Chị chia sẻ: Khi đọc được thông tin kêu gọi nhóm máu O, dù đi làm về muộn nhưng tôi cũng cố gắng tranh thủ đi HM. Vì tôi biết nhóm máu của mình có thể cho tất cả các nhóm máu còn lại nên tôi rất vui khi mỗi lần tham gia HM, hy vọng máu của tôi có thể cứu sống được nhiều người bệnh đang cần máu.
Theo Danviet
Thiếu máu nhóm O nghiêm trọng, Viện Huyết học kêu gọi hiến máu TS.BS. Bạch Quốc Khánh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết lượng máu nhóm O tiếp nhận từ những người hiến chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị, bệnh viện kêu gọi những người nhóm máu O tích cực tham gia hiến máu, nhất là khi lượng máu hiến sẽ giảm trong dịp nghỉ lễ 2/9...