Hiến máu cứu cô gái gặp nạn, người đàn ông gặp điều bất ngờ sau 11 năm
Người đàn ông không ngờ rằng người mà mình cho máu 11 năm trước lại chính là vị hôn thê hiện tại.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 2008 khi người phụ nữ họ Lim gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng và gần như mất mạng khi máu không đông. May mắn, cô được truyền kịp thời 10 gói máu và 2 gói tiểu cầu để cơ thể ổn định.
Bảy năm sau, Lim quay trở lại thành phố Hsinchu, phía bắc Đài Loan (Trung Quốc) để tiếp quản công việc gia đình. Tại đây, cô gặp Lian, một người bán bánh bao gạo nếp. Cả hai nảy sinh tình cảm và đi tới hôn nhân.
Hai vợ chồng Lian và Lim. Ảnh: China Times
Một ngày, Lim và Lian chia sẻ với nhau về những lần thoát chết của họ. Lim khao khát muốn biết danh tính người đã hiến máu cho cô. Người phụ nữ này liên tục gọi điện tới bệnh viện và trung tâm hiến máu để dò hỏi thông tin nhưng luôn nhận được câu trả lời là không. Năm lần bảy lượt kiên trì thuyết phục nhân viên bệnh viện và khẳng định cô chỉ muốn biết danh tính người cứu mình chứ không có mục đích khác, nhân viên bệnh viện cũng cho cô biết họ của người đó là Lian.
Video đang HOT
Theo bản năng, Lim đọc số chứng minh nhân dân của Lian và điều này khiến các nhân viên bệnh viện bất ngờ. ‘ Sao cô biết được điều đó?’, nhân viên bệnh viện ngạc nhiên hỏi.
Từ đó, Lim phát hiện Lian, chồng sắp cưới của cô, chính là ân nhân cứu mạng mình 11 năm về trước. Sau 2 năm tìm hiểu nghiêm túc, Lim và Lian quyết định kết hôn tháng 3/2018.
Hành động hiến máu của Lian vô tình giúp anh cứu sống vợ. Ảnh: China Times
Sau khi câu chuyện của cả hai được chia sẻ rộng rãi. Lim kêu gọi mọi người hãy chăm hiến máu cứu người. Trong khi, Lian hài hước nói rằng hiến máu có thể đền đáp lại cho bạn một cô vợ như ý.
Theo Gia Hạnh/Saostar.vn
Việt Nam thiếu chuẩn vào nhóm nước an toàn trong dự trữ máu
1,17% dân số Việt Nam tình nguyện hiến máu, chưa đủ chuẩn để được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là nước an toàn trong dự trữ máu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tối thiểu 2% dân số đi hiến máu thì mới được công nhận là quốc gia an toàn trong dự trữ máu.
Độ tuổi hiến máu theo quy định từ 18-60. Ở Việt Nam, phần lớn người tham gia hiến máu là thanh niên, sinh viên tuổi 18-25.
"Gánh nặng nhu cầu an toàn máu của đất nước 90 triệu dân đè trên vai nửa triệu sinh viên", Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia sẻ khi gặp mặt các đơn vị phối hợp thực hiện phong trào "Hiến máu cứu chữa đồng đội năm 2018", chiều 17/1.
Theo WHO, thế giới hiện có khoảng 112,5 triệu người hiến máu. Mỗi năm có hàng triệu người được cứu sống nhờ truyền máu và các chế phẩm máu. Tuy nhiên, WHO nhận định thế giới đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo đảm nguồn máu ổn định. Hiện thiếu hụt các đơn vị máu an toàn, tỷ lệ hiến máu thấp, các chiến dịch vận động và cơ chế khuyến khích người hiến máu tình nguyện còn yếu kém.
Khoảng 71 nước thu gom trên 50% nguồn máu từ người hiến máu thay thế và người bán máu. 67 nước ghi nhận chỉ có 10 người hiến máu trên 1.000 dân, chủ yếu là các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình. Thế giới cũng đối mặt với mối lo dân số già đi khiến số lượng người hiến máu giảm.
Các học viên tham gia hiến máu tại ngày hội Chủ nhật đỏ ngày 6/1, Ảnh: Bùi Thuấn.
Tại Việt Nam, năm 2008 Ban Chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện thành lập, cả nước có 676 câu lạc bộ hiến máu với 21.364 thành viên. Đến nay có hơn 3.363 câu lạc bộ hiến máu với 135.000 thành viên. Nhiều "ngân hàng máu sống" được thành lập ở các vùng sâu xa và huyện đảo như Trường Sa, Phú Quốc, Lý Sơn, Phú Quý, Cồn Cỏ, Cát Bà...
Thách thức của Việt Nam là cần vận động để tăng tỷ lệ người hiến máu và ở nhiều độ tuổi.
Năm 2018 cả nước có trên 1,4 triệu lượt người hiến máu, đáp ứng hơn 75% nhu cầu máu cho điều trị. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vận động hơn 6.600 lượt người hiến máu tình nguyện, tiếp nhận trên 4,5 triệu ml máu.
"Những đơn vị máu có chất lượng đã giúp bệnh viện ổn định nguồn máu, phục vụ công tác cấp cứu, điều trị và phát triển kỹ thuật", Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nói.
Lê Nga
Theo VNE
Một thời đi hiến máu bị hiểu nhầm là bán máu Lần đầu tiên nghe con hiến máu, 25 năm trước, bố mẹ ông Thuận ở quê hoảng hốt khuyên con thiếu tiền cũng đừng đi bán máu. Ông Nguyễn Đức Thuận khi ấy là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. "Ngày ấy đi hiến máu, mọi người đều tưởng bán máu lấy tiền", ông nhớ lại. Những năm đầu thập niên...