Hiến máu còn phải… nộp tiền
Vụ việc một người hiến máu tình nguyện ở Nghệ An phải nộp lệ phí nhưng máu đành phải bỏ vì vón cục đã gây bức xúc trong dư luận những ngày qua.
Ngày 28-3, ông Hoàng Văn Nam (52 tuổi, ở huyện Thanh Chương – Nghệ An) cho biết ngày 16-3, ông đưa con gái đến Bệnh viện Đa khoa TP Vinh để phẫu thuật lấy đinh nẹp trong chân. Trong quá trình phẫu thuật, con gái ông cần truyền thêm một cơ số máu và ông tình nguyện hiến. Thế nhưng, khi ông Nam lấy máu để truyền cho con thì bệnh viện đã thu 6.000 đồng lệ phí và 196.000 đồng tiền xét nghiệm HIV, viêm gan B…
Máu mà ông Nam phải trả tiền để được hiến nhưng cũng phải hủy vì vón cục
Bệnh viện thừa nhận đã sai
Ông Nam bức xúc: “Trước đó, tôi đã từng 2 lần hiến máu cho người thân. Không những không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào mà tôi còn được bồi dưỡng thêm tiền. Lần này, tôi rất băn khoăn nhưng vì tính mạng của con gái là trên hết nên tôi đã nộp tiền và không hỏi gì thêm”. Theo ông Nam, dù đã lấy được máu nhưng gần 3 giờ sau, các y – bác sĩ vẫn không làm cách nào để truyền được cho con gái ông vì máu vón cục.
Gia đình ông Nam đã gặp lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Vinh nhưng được giải thích rằng đó là sự cố ngoài chuyên môn, quá trình lấy máu để truyền cho người bệnh đã được tiến hành đúng quy trình và nguyên nhân có thể do túi đựng máu. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Thị Lợi, Trưởng Phòng Xét nghiệm, lại khẳng định là túi đựng máu được nhập cùng lô, cùng hạn, cùng hãng và chưa xảy ra trường hợp nào như thế.
Theo ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Vinh, trong quá trình phẫu thuật, thỉnh thoảng bệnh viện mới có một ca phải truyền máu như vậy. “Đây là lần đầu tiên, bệnh viện chúng tôi lấy máu trực tiếp từ người nhà bệnh nhân. Vì vậy, anh em lúng túng nên mới tạm thu 200.000 đồng tiền sàng lọc máu của ông Nam. Lý do anh em thu khoản tiền trên là vận dụng Thông tư 21/2009/TT-BYT của bộ…”.
Video đang HOT
Ông Sáu thừa nhận việc “vận dụng” tạm thu như trên là sai. Còn việc vì sao túi máu có biểu hiện vón cục, bệnh viện đã rà soát lại các khâu trong quá trình lấy máu, không tìm ra sơ hở nào nên vẫn chưa tìm được nguyên nhân, đang chờ kết luận của Trung tâm Huyết học và Truyền máu Nghệ An.
Sau vụ việc, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Vinh đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc và đã có văn bản giải trình gửi lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An. Bệnh viện cũng đã mời ông Nam đến giải thích, hoàn trả 200.000 đồng tạm thu và hỗ trợ 150.000 đồng theo quy định cho người hiến máu.
Phải xin lỗi người hiến máu
PGS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, khẳng định việc thu tiền của người hiến máu tình nguyện là sai quy định. Trong các quy chế, thông tư của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, không có quy định nào cho rằng người nhà hiến máu phải nộp tiền. Theo ông Trí, có thể do bác sĩ chưa nắm được quy định hoặc làm sai nguyên tắc.
“Tôi có đọc được thông tin về việc bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Vinh giải thích việc thu tiền hiến máu là “cái chung của bệnh viện”. Tôi khẳng định cả nước không đâu quy định về “cái chung” này. Bệnh viện làm sai quy định thì phải hoàn lại tiền cho người bệnh và phải công khai xin lỗi người bệnh. Ngay cả việc để máu hỏng do chuyên môn, kỹ thuật kém cũng phải xin lỗi gia đình” – ông Trí nhấn mạnh.
Liên quan đến việc túi máu bị hỏng, ông Trí cho rằng lấy máu mà để đông vón cũng có nhiều nguyên nhân: Có thể túi đựng máu quá đát và thiếu dung dịch chống đông hoặc có thể thao tác kỹ thuật không đúng…. “Trong lúc ngành y tế đang thiếu hụt nguồn máu, việc lấy máu của người hiến sau đó lại phải bỏ đi là rất lãng phí. Chính vì thế, tôi đã goi điện thoại đề nghị Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An phải vào cuộc, đến tận nơi kiểm tra và báo cáo thực hư thế nào. Nếu chưa rõ ràng, chúng tôi sẽ cử người vào kiểm tra sự việc này”.
Làm rõ vụ từ chối đỡ đẻ sản phụ sinh con thứ ba Người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình – Bạc Liêu đang rất bức xúc trước việc một sản phụ đẻ rơi ngoài đường do bị nhân viên hộ sinh của trạm y tế xã từ chối đỡ đẻ vì chị sinh con thứ ba. Tiếp xúc với chúng tôi, chị Đặng Thị Lụa, sản phụ đẻ rơi, cho biết rạng sáng 25-3, chị đau bụng nên nhờ người nhà đưa đến Trạm Y tế xã Vĩnh Thịnh để sinh. Tại đây, chị được nhân viên y tế trực thăm khám. Khám xong, nhân viên này bảo do lần sinh trước, chị bị băng huyết nên trạm không dám nhận đỡ đẻ nữa mà phải chuyển lên bệnh viện huyện. Trong lúc chờ người nhà gọi xe ôm, chị Lụa đi bộ ra đường ngồi. Ít phút sau, chị Lụa có dấu hiệu trở dạ nhưng thay vì trở lại trạm y tế để sinh, nhiều người lại đưa chị về nhà vì cho rằng trạm không tiếp nhận trường hợp sinh con thứ ba. Nữ hộ sinh Dương Thị Mỹ Viên, người tiếp nhận và trực tiếp khám cho chị Lụa, kể lại: “Sau khi thăm khám, tôi nhận thấy chị Lụa chưa đến lúc chuyển dạ. Trong quá trình hỏi bệnh, tôi phát hiện chị Lụa sinh con thứ ba; đối chiếu với hồ sơ bệnh án trước kia thì chị lại có tiền sử băng huyết sau sinh khi sinh con lần hai tại trạm nên tôi đã khuyên chị lên bệnh viện huyện để sinh. Trong lúc tôi vào bên trong thì chị Lụa đã đi mất. Tôi cứ ngỡ chị đã được người nhà chuyển đi bệnh viện chứ đâu biết chị lại đẻ rơi ngoài đường”. Ngày 28-3, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám – chữa bệnh Bộ Y tế, cho biết bộ sẽ giao sở y tế địa phương kiểm tra sự việc trên. “Nếu chuyện từ chối đỡ đẻ cho sản phụ sinh con thứ ba là có thật, chúng tôi sẽ có hình thức xử lý theo quy định” – ông Khuê nói. K.Châu
VGT(Theo Người Lao Động)
Lưu học sinh Việt tại Nhật chung sức chia sẻ gánh nặng thiên tai
Những người dân hay lưu học sinh miền Nam chúng tôi may mắn không phải ở vùng động đất ngay từ cuối tuần trước đã liên lạc qua mail và tụ tập nhau lại, đóng góp lương thực, nước uống, quần áo để gửi khẩn cấp tới vùng đang gặp thiên tai.
Những bạn người Việt và người Nhật của tôi, có mặt trong bức ảnh chụp tại lễ tốt nghiệp này, đều đang chung sức chia sẻ khó khăn với người dân vùng đông bắc
Tất cả cùng nghĩ về bạn bè mình ở Tokyo và khu vực đông bắc.
Dù không có nhiều thời gian để chuẩn bị, nhưng các bạn người Việt và tất nhiên là cả các bạn người Nhật trong trường tôi đã huy động được rất nhiều quần áo, 1.200 lít nước và thực phẩm đủ cung cấp cho khoảng 1.400 người. Chiến dịch quyên góp vẫn đang được tiếp tục. Nhiều người còn tình nguyện hiến máu với khao khát những nạn nhân may mắn sống sót ở khu vực đông bắc sẽ mau lành các vết thương.
Ngày đầu tiên thực hiện cắt điện luân phiên, khu vực tỉnh Fukuoka nơi chúng tôi ở đã gặp không ít những khó khăn, tình hình giao thông có chút hỗn loạn hơn bởi trên nhiều tuyến đường, đèn tín hiệu giao thông không hoạt động. Với người Nhật, những người có ý thức rất cao về quy thắc tham gia giao thông thì đèn tín hiệu là không thể thiếu. Điều này cũng đã được chính quyền tính đến khi thực hiện kế hoạch cắt điện.
Chưa hết, dù người dân một lòng ủng hộ lời kêu gọi tiết kiệm điện, thực hiện kế hoạch cắt điện của chính phủ, nhưng với tình hình dự báo thời tiết hiện nay- rằng không khí lạnh đang tràn về, nhiệt độ còn tiếp tục giảm - thì đời sống của người dân đã khó chắc sẽ còn chật vật hơn, nhưng chúng tôi hiểu rằng không thể nào sánh nổi với những thiếu thốn mà các bạn Việt Nam và người dân phía đông bắc đang phải chịu đựng.
Ở tỉnh miền nam chúng tôi, nơi rất xa khu vực thảm họa, vì không có điện thường xuyên, nhiều loại đồ ăn nhanh, đồ ăn khô đã nhanh chóng được bán hết sạch. Để thu gom lương thực đưa đến những vùng bị thiệt hại, chúng tôi đã phải kêu gọi và cắt cử nhau đi mua về. Có nhiều đồn đoán lương thực-thực phẩm ở nhiều vùng sắp tới sẽ có biến động về giá. Nhưng chính phủ đã có biện pháp. Theo tin thời sự, chính phủ Nhật Bản sẽ nhập khẩu lương thực từ Trung Quốc để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người dân đang tăng.
Qua trao đổi với các bạn Việt Nam, tôi biết được ở nhiều vùng, tàu điện đã đi vào hoạt động trở lại, giải quyết được phần nào tình trạng nhiều người bị mắc kẹt không về được nhà. Tất nhiên, vì đang giảm cắt điện nên giao thông vẫn chưa thể nào được nối lại hoàn toàn. Theo lời người đứng đầu công ty điện lực Nhật Bản, khắc phục tình trạng thiếu điện cần khá nhiều thời gian, có thể kéo dài đến 2 - 3 năm. Ông cũng chính thức xin lỗi người dân và kêu gọi mọi người tiết kiệm năng lượng.
Ngày hôm qua, vào lúc hơn 6 giờ (giờ Nhật Bản), lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukishima 1 đã phát nổ. Tiếp theo lại đến lò phản ứng hạt nhân số 4 phát hỏa. Cả những tin tức không hay vào sáng nay... Tôi đọc được thông tin nói rằng để cứu vãn tình hình, có phương án đưa ra là dùng máy bay trực thăng rót nước vào lò số 4 để làm giảm nhiệt độ trong bể áp lực bao quanh các thanh hạt nhân để tránh phát nổ, nhưng thực hiện phương án này cực kỳ khó khăn vì thế các nhà chức trách đang thảo luận chuyển sang phương án khác.
Một điều đáng lo ngại nữa là lò số 5 và số 6 mặc dù đang trong quá trình kiểm tra, nhưng cũng có hiện tượng nhiệt độ đang tăng dần lên. Người dân quanh khu vực chúng tôi ở rất quan tâm đến diễn biến từ khu vực nhà máy hạt nhân này. Chúng tôi cũng không biết làm gì hơn ngoài phát động chiến dịch chung tay vì người dân Nhật và các bạn của mình ở nơi xa.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, đến 10 giờ tối qua (giờ Nhật Bản), có 440.000 người đang tị nạn ở 2.400 điểm sơ tán khác nhau. Tin vui là những người sơ tán cùng chung hoàn cảnh, rất có ý thức chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có những nơi, nhiều cửa hàng mì ramen đã đỏ lửa suốt ngày để nấu và cung cấp miễn phí cho nhiều người sơ tán. Tôi ấm lòng khi nghĩ đến những học sinh/lao động Việt Nam cũng được chia sẻ trong hoàn cảnh lương thực ở vùng xảy ra thảm họa đã gần như cạn kiệt.
Rất cảm động là mặc dù thiếu thốn về mọi mặt và mất liên lạc với người thân, nhưng các em học sinh trung học ở Takada, khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa, vẫn cùng nhau gửi đi một thông điệp "TAKADA CỐ LÊN". Có lẽ đó chỉ là một chút sức mạnh nhỏ nhoi giữa vô vàn khó khăn cần phải vượt qua, nhưng không hiểu sao, tôi tin rằng thông điệp của các em học sinh đó sẽ vực dậy tinh thần của hàng ngàn người dân Nhật Bản và của cả những bạn Việt Nam của chúng tôi cũng đang trong hoàn cảnh như các em.
Hôm qua, nhiều dư chấn tiếp tục xảy ra, nhiều người lại bị thương. 2 giờ 45 sáng nay, có thông tin khẩ cấp báo động đất sẽ xảy ra ở một số vùng. Sau đó đúng là một loạt dư chấn nhỏ liên tiếp ở vùng đông bắc, dù không kéo theo sóng thần. 6 giờ 42 phút sáng nay, phát hiện có khói ở lò phản ứng hạt nhân số 4. Liệu có phải chỉ là nổ khí hydro hay không. Chúng tôi đang nín thở theo dõi.
Mong rằng số hàng chúng tôi thu gom được sẽ chóng đến tay những người đang rất cần sự trợ giúp.
Theo Dân Trí
Ở Lễ hội Xuân Hồng, quán sinh viên đắt khách Ba không gian kinh doanh đặc trưng sinh viên đã đem đến sự mới mẻ và hứng thú cho "thượng đế" trong ngày hội "Sẻ giọt máu đào - Trao niềm hi vọng". Sáng 20/2, tại quảng trường sân vận động quốc gia Mỹ Đình đã diễn ra Lễ hội Xuân Hồng lần thứ IV với thông điệp "Sẻ giọt máu đào -...