Hiến đất mở hẻm cải thiện đời sống, bớt nỗi lo hỏa hoạn
Sáng 14-7, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm từ năm 2000 đến nay.
Cuộc sống nhiều người dân được cải thiện, bớt nỗi lo hỏa hoạn khi phong trào này lan tỏa ở nhiều nơi.
Hẻm 33 Cầm Bá Thước, phường 7, quận Phú Nhuận trước và sau khi nâng cấp – Ảnh tư liệu hội nghị
Trao đổi tại hội nghị, nhiều người dân thấp thỏm về hỏa hoạn khi sống trong các con hẻm nhỏ, thực tế có trường hợp bị cháy để lại nhiều hệ quả… nên khi có phong trào hiến đất mở rộng hẻm đã được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Chương trình lan tỏa không chỉ giúp người dân bớt nỗi lo hỏa hoạn mà còn góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện đời sống không ít người.
Nhà cháy trong hẻm nhỏ, kéo được nước vào thì nhà đã cháy rụi
Kể về sự thay da đổi thịt của con hẻm nhỏ 359/59 Lê Văn Sỹ (quận 3), ông Nguyễn Phước xúc động nhớ lại câu chuyện 20 năm trước về gia đình ông Tư Lạc. Vợ chồng ông Tư Lạc dắt díu ba đứa từ Bạc Liêu lên Sài Gòn kiếm sống, định cư ở xóm và mua lại căn nhà gác gỗ với giá hữu nghị.
Hằng ngày chiếc xích lô đạp của ông Lạc về đậu trên thềm lòi bánh sau ra hẻm làm bà con qua lại phải nhăn mặt bực mình vì chật chội. Sau ngày TP giải phóng, một đêm hè, bà Ba – vợ ông – nấu xôi chè bán dạo bất cẩn lửa củi, làm đống gỗ ván sau bếp bùng lên cháy lan ra căn nhà trước. Khi xe cứu hỏa đến dừng trước cổng xóm, kéo được dây ống nước vào tới nơi thì căn nhà đã cháy rụi hoàn toàn.
“Khi thực hiện chủ trương mở rộng các con hẻm trong địa bàn quận, chính quyền địa phương tổ chức vận động bà con trong xóm, nhà ông Lạc đi đầu. Ngày khai trương con hẻm mới, ông Tư Lạc diện bộ áo quần chỉnh tề ngồi bên ông tổ trưởng với niềm vui phơi phới. Hơn tám mươi tuổi rồi, hôm nay ông mới tận mắt chứng kiến khu phố mình thay da đổi thịt”, ông Phước chia sẻ.
Con hẻm 359/59 Lê Văn Sỹ được mở rộng, bà con trồng thêm mảng xanh sạch đẹp – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Video đang HOT
Hồi tưởng về những con đường dân vận khéo, ông Hồ Hoàng Sơn (phường Phước Long A, TP Thủ Đức) nhớ năm 2020, phường vận động các hộ hiến đất mở hẻm, gia đình ông Nguyễn Văn Hanh (hiện ngụ trên đường Bùi Văn Ba, quận 7) là người ủng hộ đầu tiên. Hàng xóm bất ngờ khi mỗi mét vuông đất mặt tiền đường giá hơn 100 triệu đồng, nhưng ông vẫn đồng thuận hiến cho Nhà nước.
28 năm trước, vợ chồng ông Hanh mua đất, xây nhà, hẻm chỉ rộng hơn một mét, xung quanh từng mấy nóc nhà. Hơn chục năm sau, người dân tới sống ngày càng đông, hàng trăm hộ, tuyến đường trở nên chật chội, đi lại khó khăn. Hẻm quá nhỏ nên xe cứu thương, cứu hỏa không vào được khiến dân sống xung quanh luôn thấp thỏm lo âu. Khu nhà bếp của ông Hanh từng 2 lần xảy ra cháy, dù được dập kịp thời song nhiều phen làm gia đình hoảng hốt.
Cách đây năm rưỡi, ông sửa chữa nhà. Bức tường dài hơn 20m chạy dọc nhà được thu vào 1,25m, với tổng diện tích hơn 23m 2 để hẻm mở rộng ra giúp 200 hộ dân đi lại thuận lợi. Mới đây, phường tổ chức khánh thành tuyến đường hẻm mở từ gần 2m lên 4,5m với sự vui mừng của người dân. Bây giờ hẻm rộng rãi và nâng cao, người dân thoải mái đi lại, không lo ngập. Hẻm thông thoáng khiến giá nhà đất của bà con tăng lên.
Đất Sài Gòn ví như kim cương nhưng bà con vẫn chấp nhận hiến vì lợi ích chung
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị – Ảnh: CẨM NƯƠNG
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Mãi – chủ tịch UBND TP.HCM – cho rằng cuộc vận động nhân dân hiến đất mở hẻm là chuyện không nhỏ. Hiến đất mở hẻm không chỉ cải thiện đời sống, sinh kế người dân, thúc đẩy sự phát triển của TP mà còn là nét đặc trưng của con người Sài Gòn.
“Đất Sài Gòn được ví như đất kim cương nhưng vì cộng đồng, vì cái chung, vì sự phát triển của TP, người dân sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình. Việc này càng khẳng định hơn văn hóa tốt đẹp của người Sài Gòn. Truyền thống này chính là động lực cho sự phát triển của TP vừa qua”, ông Mãi nói.
Người đứng đầu chính quyền TP đã trân trọng hoan nghênh những đóng góp của người dân TP cho cuộc vận động, đồng thời cho biết tiếp tục vận động người dân tiếp tục mở rộng các hẻm, chỉnh trang đô thị vì chủ trương này mang lại lợi ích cho chính người dân.
Phấn đấu đến năm 2025 không còn hẻm chật hẹp, khu dân cư ổ chuột
Năm 2025, kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị từng phường xã, quận huyện rà soát các công trình cần chỉnh trang để vận động bà con tham gia thực hiện. Quyết tâm đến năm 2025 phấn đấu không còn những con hẻm chật hẹp, mất an toàn, không còn những khu dân cư ổ chuột, những chung cư cũ mất an toàn.
Trong quá trình thực hiện, sẽ có những hộ không đồng thuận vì diện tích nhà ở ít, gần như ảnh hưởng hoàn toàn khi hiến đất mở hẻm. Ông đề nghị Sở Xây dựng phối hợp xem xét, tham mưu cơ chế tài chính hỗ trợ, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân.
Thông tin thêm, chủ tịch UBND TP.HCM cho biết vừa qua Quốc hội đã thông qua dự án đường vành đai 3. Đây là dự án quan trọng mở ra không gian, tạo động lực phát triển mới cho TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ông yêu cầu các cấp vận động người dân thuộc diện phải thu hồi đất chấp thuận chủ trương, để TP có mặt bằng triển khai dự án. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, sinh kế để người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn khi phải giao đất thực hiện dự án.
Kho xưởng ở Bình Chánh bị cháy sau 4 ngày vẫn còn nghi ngút khói
Sau 4 ngày xảy ra cháy, kho chứa thức ăn nuôi tôm và hóa chất xử lý nước ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) vẫn còn nghi ngút khói, nhiều hộ dân di dời đi nơi khác ở vẫn chưa thể về nhà.
Khói bốc lên từ kho xưởng sau 4 ngày xảy ra hỏa hoạn - Ảnh: NGỌC KHẢI
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online đến trưa 14-7, kho xưởng trên đường Trần Đại Nghĩa (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) xảy ra hỏa hoạn vào rạng sáng 10-7 vẫn còn khói trắng nghi ngút bốc lên.
Lực lượng chức năng vẫn còn đang phong tỏa hiện trường, một số xe cứu hỏa vẫn đang túc trực để dập khói. Nhiều phòng trọ, nhà người dân gần kho xưởng trên vẫn đóng chặt cửa, nhiều người chưa thể về nhà do ảnh hưởng bởi khói.
Ông Dũng (37 tuổi, nhà gần kho xưởng xảy ra cháy) cho biết những người trong gia đình ông đi nơi khác sống tạm đã 4 ngày nay. Theo ông Dũng, ảnh hưởng từ khói của vụ cháy có 50 hộ dân và số người sống trong gần 100 phòng trọ tạm rời đi.
"Khói khi mình hít vô không thở được, rát họng khan tiếng luôn, mùi rất khó chịu. Mong mỏi lớn nhất của tôi là mong dập tắt đám khói này càng sớm càng tốt, để người dân có thể quay về dọn dẹp có chỗ ở" - ông Dũng nói. Còn ông Phan Chí Tâm (37 tuổi, ngụ ấp 7, xã Lê Minh Xuân) cho hay khói từ vụ cháy trên khiến nhiều cây cối bị héo rụng lá.
Trong khi đó bà Nguyễn Thị Cuộc (cùng ngụ ấp 7, xã Lê Minh Xuân) cho hay ảnh hưởng từ khói của vụ cháy, nhiều ngày nay đại gia đình của bà có hơn 20 người (gồm người già, trẻ em) phải đi thuê khách sạn, hoặc đi ở nhờ nhà người khác. "Tôi lo nhất là sức khỏe của người già và trẻ em, mong đám khói sớm được dập" - bà Cuộc nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 14-7 , một lãnh đạo UBND xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) cho biết nơi xảy ra cháy vào rạng sáng 10-7 là kho chứa thức ăn nuôi tôm và hóa chất xử lý nước, đám cháy trên sau đó đã được dập tắt.
Hiện tại một số chất như clo, vôi, natri tiếp xúc với nhau và có khói bốc lên. Diện tích nơi đám khói bốc lên ước tính khoảng 30 mét vuông, lực lượng phòng cháy chữa cháy đang triển khai dập tắt khói.
Cũng theo lãnh đạo UBND xã Lê Minh Xuân, vụ cháy trên khiến một người bị ngạt khói được đưa đi bệnh viện cấp cứu. Chủ thuê kho trên cũng đã hỗ trợ 60 hộ dân ảnh hưởng bởi vụ cháy (mỗi trường hợp 1 triệu đồng) để di dời chỗ trọ. Về ảnh hưởng thiệt hại đến cây trồng và hoa màu đang được lực lượng chức năng xã thống kê.
Khói bốc lên từ nhà xưởng - Ảnh: NGỌC KHẢI
"Thiệt hại cây cối tôi không nói, tôi chỉ lo sợ sức khỏe của gia đình về sau thôi. Mong chính quyền địa phương xử lý sớm dập đám khói này" - ông Phan Chí Tâm nói - Ảnh: NGỌC KHẢI
Bà Tạ Thị Làn (49 tuổi) cho hay gia đình bà nuôi khoảng 20 con bò, ảnh hưởng từ khói xưởng bị cháy khiến nhiều con bò trong đàn ho sù sụ, bê con thì bỏ bú - Ảnh: NGỌC KHẢI
Ông Võ Văn Trong (62 tuổi, ngụ ấp 7, xã Lê Minh Xuân) cho hay: "Đất này tôi thuê trồng lúa, kiểu này chắc không thu hoạch được rồi, lúa đang làm đòng trổ" - Ảnh: NGỌC KHẢI
Theo người dân địa phương, do ảnh hưởng bởi khói từ kho xưởng xảy ra cháy khiến rau muống và bèo bị vàng úa - Ảnh: NGỌC KHẢI
Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù: TP.HCM cần phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn Đánh giá về việc tổ chức thực hiện nghị quyết 54 của Quốc hội, tiến sĩ Trần Du Lịch - nguyên viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM - cho rằng TP.HCM cần cơ chế phân cấp phân quyền rõ ràng hơn trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước. TP.HCM có thể thoái vốn hoặc bán doanh nghiệp nhà nước để lấy...