Hiện đại như Tesla nhưng giờ “gỡ sạch” cảm biến: Bước tiến vĩ đại hay đang cải lùi?
Theo sau việc gỡ bỏ cảm biến Radar, giờ Tesla gỡ nốt cảm biến sóng siêu âm. So với các mẫu xe cũ, xe hiện đại được trang bị nhiều công nghệ hơn nhằm giúp việc lái xe trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho người trên xe và những người cùng tham gia gia thông.
ĐÃ BỎ RADAR, GIỜ BỎ CẢ CẢM BIẾN SIÊU ÂM
Các công nghệ đó có thể kể tới như Kiểm soát hành trình thích ứng (Adaptive Cruise Control), Cảnh báo điểm mù (Blind Spot Monitoring System), Phanh khẩn cấp (Automatic Emergency Braking).
Đứng sau những công nghệ đó là những cảm biến, đóng vai trò là “tai mắt” của chiếc xe, giúp hệ thống máy tính trên xe nhận biết được môi trường xung quanh xe.
Tesla vốn được biết đến là một hãng xe nhiều công nghệ. Trong một thông báo mới đây, Tesla cho biết hãng sẽ ngừng trang bị cảm biến siêu âm lên các mẫu xe của hãng, theo sau việc loại bỏ Radar từ năm 2021.
Tesla vừa thông báo về việc ngừng trang bị cảm biến siêu âm trên các Tesla Model 3 và Tesla Model Y.
Cụ thể, hôm 4/10 tuần trước, Tesla đã ra thông báo việc dừng lắp đặt các cảm biến siêu âm trên Tesla Model 3 và Tesla Model Y sản xuất dành cho thị trường Bắc Mỹ, châu Âu và một số thị trường châu Á. Hãng dự kiến sẽ dừng hoàn toàn việc lắp đặt các cảm biến siêu âm này trên các mẫu xe cao cấp Tesla Model S và Model X trong năm 2023.
Thực tế, các mẫu xe của Tesla thường có 12 cảm biến siêu âm đặt tại phía trước và sau xe, phục vụ cho các tính năng liên quan tới đỗ xe và các tính năng cần xác định chướng ngại vật ở khoảng cách gần trên đường đi.
Video đang HOT
Vị trí các cảm biến trên Tesla Model 3. Ảnh: Michael Simari / Car And Driver
Các tính năng sử dụng nhiều tới cảm biến như tính năng hỗ trợ lái tự động Autopilot và Full Self-Driving, Hỗ trợ Đỗ xe, Triệu hồi xe… giờ đây sẽ chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống camera trên xe. Tesla cũng cho biết rằng các tính năng phụ thuộc nhiều vào cảm biến siêu âm như Hỗ trợ Đỗ xe, Triệu hồi xe sẽ tạm thời bị vô hiệu hóa.
Tesla lâu nay đã phát triển hệ thống có tên Tesla Vision phụ thuộc vào hệ thống camera trang bị trên xe, và thuật toán Occupancy Network do hãng tự phát triển. Chỉ khi phần mềm Occupancy Network của Tesla đủ vững thì Tesla mới kích hoạt lại các tính năng đã tạm thời bị vô hiệu hóa nói trên.
Bộ 3 camera hướng trước trên xe Tesla.
Giám đốc Điều hành của Tesla, tỷ phú Elon Musk, đã nhiều lần hứa hẹn rằng xe Tesla sẽ có thể tự lái được mà không cần người lái ngồi sau vô lăng giám sát. Rõ ràng, vẫn còn rất xa nữa mới tới được cái đích này. Vậy, tại sao Tesla lại gỡ bỏ cảm biến khỏi xe?
Ngoài việc có thể tiết kiệm một chút chi phí sản xuất xe, việc loại bỏ cảm biến, theo Elon Musk, sẽ giúp hệ thống Tesla Vision hoạt động tốt hơn. Vị tỷ phú này cho rằng nhiều cảm biến thì đồng nghĩa với nhiều tín hiệu, dễ gây nhiễu; Tesla Vision hoạt động độc lập còn tốt hơn cả khi có các cảm biến khác hỗ trợ. Dẫu vậy, Elon Musk không đề cập tới việc sau này có trang bị lại các cảm biến này không khi hệ thống đã hoạt động tốt hơn.
Tesla cho biết thêm rằng khi loại bỏ Radar, Tesla Model 3 và Tesla Model Y sẽ giữ nguyên hoặc thậm chí tăng điểm an toàn theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Hãng cũng cho biết rằng khi Tesla Vision hoạt động độc lập, công nghệ Phanh khẩn cấp tránh người qua đường cũng hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, những gì mà Tesla nói chưa được các đơn vị chuyên về an toàn giao thông của Mỹ xác nhận.
LỐI ĐI KHÁC LẠ
Màn hình hiển thị trên Tesla Model 3. Ảnh: Connor Hoffman / Car and Driver
Trong khi nhiều hãng xe khác trên thế giới sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau thì Tesla lại chọn cho mình một lối đi khác biệt: Chỉ dựa vào camera.
Trong Ngày hội AI năm 2019 do Tesla tổ chức, Elon Musk đã phát biểu rằng cảm biến LiDAR là “tay sai của lũ ngốc, bất cứ ai dựa vào LiDAR thì đi đời rồi”.
Elon Musk cho rằng LiDAR là một thiết bị vô dụng. Ảnh: Theo Wargo / Getty Images
Tại thời điểm đó, LiDAR là một loại cảm biến laser thường được chọn làm cảm biến chính cho các hệ thống hỗ trợ lái tự động và các hệ thống tự lái có điều kiện. LiDAR có tên gọi đầy đủ tạm dịch là Hệ thống Dò tìm và Định vị bằng tia laser. Hệ thống này khi hoạt động sẽ phát ra loạt chùm tia laser quét môi trường xung quanh; bằng cách đo tín hiệu phản hồi, hệ thống sẽ phát hiện ra các vật thể xung quanh chiếc xe, đồng thời có thể đo được chính xác khoảng cách của vật thể đó với xe.
Ngược lại với LiDAR, camera chỉ đơn giản là cảm biến hình ảnh, thu về hình ảnh chứ không phát ra sóng hay tia sáng để đo được chính xác khoảng cách. Elon Musk hay Tesla lựa chọn chỉ sử dụng camera vì tin rằng nếu con người chỉ cần đôi mắt để lái xe thì một chiếc xe cũng chỉ cần tới camera là đủ để tự lái.
LiDAR liên tục phát ra các chùm tia laser và thu về tín hiệu phản hồi để xác định vật cản. Ảnh: NVIDIA
Chính quan điểm này đã khiến Elon Musk ra quyết định loại bỏ hệ thống Radar phía trước đầu xe trong năm 2021, và giờ là hệ thống cảm biến sóng siêu âm.
Tất nhiên, khi chưa hãng nào phát triển được và cho phép người dùng sử dụng công nghệ tự lái đạt cấp độ 5, lựa chọn sử dụng LiDAR hay camera vẫn là những quan điểm trái ngược và cần thời gian trả lời.
Tesla tiếp tục dẫn đầu thị trường ô tô điện toàn cầu trong năm 2021
Với doanh số tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, Tesla tiếp tục chứng tỏ vị thế hàng đầu trên sân chơi ô tô điện thế giới - vốn cũng đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc.
Một chiếc Tesla Model 3 tại Việt Nam.
Theo công bố mới, Tesla đã bàn giao tổng cộng 936.172 chiếc ô tô điện tới tay khách hàng trong toàn năm 2021 - trong đó riêng quý cuối năm là 308.600 xe. Mặc dù con số này không đạt mốc 1 triệu xe như mục tiêu kỳ vọng, nhưng cũng đã gần gấp đôi ngưỡng 499.550 xe của năm 2020.
Kết quả kinh doanh 12 tháng qua cũng đồng nghĩa Tesla tiếp tục vượt trên các đối thủ chính như Volkswagen, Tập đoàn ô tô quốc tế Thượng Hải (SAIC), BYD, Stellantis (liên doanh mới thành lập của Fiat Chrysler Automobiles và tập đoàn Pháp PSA Group).
Thành tích của Tesla càng trở nên ấn tượng trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến nền công nghiệp ô tô toàn cầu chao đảo. Thực tế, nhiều xe Tesla trong năm 2021 đã phải bán ra ở tình trạng không có cổng USB tích hợp, trong khi lộ trình sản xuất bán tải điện Cybertruck - dự kiến trình làng trong năm 2022 cũng gặp nhiều trở ngại.
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường ô tô điện toàn cầu cũng đã phá vỡ mọi dự báo, đặc biệt là tại khu vực châu Âu và Trung Quốc. Hiện nay, Bloomberg đang lạc quan tổng doanh số ô tô điện toàn cầu năm 2021 sẽ đạt hơn 6,3 triệu chiếc, cao hơn 13% so với dự báo đưa ra trước đó. Trong đó, tính trong 11 tháng năm 2021, Tesla Model Y vẫn là mẫu xe bán chạy nhất thế giới với 44.738 xe tới tay người dùng, vượt trên Wuling HongGuang Mini EV (40.395 xe bán ra) - mẫu hatchback điện đang xếp đầu tại thị trường Trung Quốc.
Dự báo về năm mới 2022, giới chuyên môn cho rằng, việc kinh doanh của Tesla sẽ gặp nhiều trở ngại, bất chấp xu hướng phát triển chung của xe điện toàn cầu. Những mẫu sản phẩm của hãng sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ mạnh từ các thương hiệu ô tô truyền thống, trong đó có bán tải Ford F-150 Lightning, SUV Cadillac Lyriq hay Mercedes-Benz EQA.
Chiếc Tesla tại Mỹ bị điều khiển từ châu Âu Một chủ sở hữu Tesla tại Mỹ tuyên bố quyền kiểm soát chiếc xe đã được giao cho một người dùng ở châu Âu sau khi hãng xe Mỹ vô tình điền sai thông tin số VIN. Robert Quattlebaum, một chủ nhân sở hữu Tesla Model 3 cho biết trong thời gian sử dụng, nắp ca-pô và nắp cốp của xe thường xuyên...