Hiện đại hoá quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế
Ngày 9/9, Tổng cục Thuế cho biết, ngành đã thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng thực hiện khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế; đồng thời triển khai hoàn thuế điện tử nhằm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động nghiệp vụ quyết toán thuế tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. Đến nay, đã có 838.787 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,7% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Tổng cục Thuế cho biết, ngành thuế đã phối hợp với 55 ngân hàng thương mại và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 19/8/2021, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 832.802 doanh nghiệp, đạt 99% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.
Số lượng doanh nghiệp hoàn thành đăng ký dịch vụ với hệ thống ngân hàng là 831.154 doanh nghiệp, đạt 98,8%. Từ ngày 1/1 đến nay, các doanh nghiệp đã nộp tiền thuế thông qua 2.425.472 giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền là trên 486.844 tỷ đồng và 29.350.060 USD.
Đối với hoàn thuế điện tử, Tổng cục Thuế đã triển khai hoàn thuế điện tử tại 63 tỉnh, thành. Đến nay, tổng số doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử là 7.654 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 97,44% tổng số doanh nghiệp đang hoàn thuế. Số hồ sơ tiếp nhận là 17.177 hồ sơ trên tổng số 17.440 hồ sơ, đạt 98,49%…
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế tiếp tục triển khai Đề án thí điểm hóa đơn điện tử. Từ 1/1 đến 19/7, có 172.800 hóa đơn được cấp mã với tổng doanh thu là hơn 17.708 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 1.552 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Tổng cục Thuế, dịch vụ khai, nộp thuế điện tử dành cho cá nhân đã triển khai tại 63 Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc với 441.095 tài khoản đăng ký.
Tổng cục Thuế đã kết nối với 7 ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân, nộp điện tử lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc qua các kênh thanh toán Internet banking, Mobile banking.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế để triển khai dịch vụ cần có sự kết nối, tích hợp giữa Cổng Dịch vụ công các tỉnh, thành phố với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để cơ quan đăng ký đất đai tại địa phương có thể tiếp nhận thông tin thông báo thuế cũng như chứng từ nộp thuế.
Bên cạnh đó, ngành thuế cũng đang thực hiện triển khai các dịch vụ nâng cao, nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa đối với người nộp thuế như: dịch vụ tin nhắn giữa cơ quan thuế với người nộp thuế; ứng dụng eTax dành cho thiết bị di động (E.Mobile) cung cấp một số chức năng về đăng ký tài khoản giao dịch điện tử; tra cứu nghĩa vụ thuế; nộp thuế; tra cứu hồ sơ thuế đã nộp…
Kiên trì mục tiêu cải cách thủ tục hành chính thuế
Theo kết quả báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính 2020 (APCI 2020), do Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ công bố mới đây, nhóm thủ tục hành chính thuế tăng 5,5 điểm lên đến 94,7 và chỉ cách 5,3 điểm so với thực tiễn tốt nhất (100 điểm).
Theo đó, nhóm này trở thành nhóm liên tiếp dẫn đầu trong những năm qua về cải cách thủ tục hành chính với chi phí tuân thủ trung bình liên tục giảm, chỉ còn 3,8 giờ và 11,6 nghìn đồng chi phí trực tiếp cho mỗi thủ tục hành chính.
Qua khảo sát của báo cáo APCI 2020, nhóm này được thực hiện trên 3 thủ tục hành chính: Hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp; khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hoạt động nghiệp vụ tại Cục Thuế Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN phát
Giảm mạnh các chi phí tuân thủ
Những năm gần đây, ngành Thuế luôn dẫn đầu trong cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục. Tổng cục Thuế cho biết, khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành và 100% Chi cục Thuế trực thuộc. 99,7% doanh nghiệp đang hoạt động, tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; 99% doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử; 97% doanh nghiệp tham gia, thực hiện thủ tục hoàn thuế điện tử.
Khảo sát qua các năm cho thấy, gánh nặng chi phí tuân thủ của doanh nghiệp giảm mạnh. Trong đó, thời gian thực hiện chỉ còn 3,8 giờ (giảm 19%), với chi phí trực tiếp trung bình không đáng kể, chỉ 11,6 nghìn đồng/thủ tục hành chính (giảm 79%). Chi phí trực tiếp trên thực tế chỉ phát sinh ở một số trường hợp đặc biệt như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp (có doanh nghiệp cho biết chi phí xin sao kê, đóng bộ hồ sơ hết 2 triệu đồng).
Đặc biệt, 100% doanh nghiệp được khảo sát đều khẳng định không phải chi trả chi phí không chính thức cho cán bộ cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trung gian trọn gói giảm đáng kể, từ 24% xuống còn 5%. Điều này phù hợp với thực tế các doanh nghiệp khảo sát đã có kinh nghiệm và lựa chọn việc tự thực hiện thủ tục.
Đáng ghi nhận, một số vùng, địa phương như: Thái Bình là địa phương có thực tiễn tốt nhất về chỉ số thành phần, thời gian thực hiện nhóm thủ tục hành chính thuế với trung bình là 0,9 giờ. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có điểm số tốt nhất với thời gian thực hiện ngắn nhất là 1,9 giờ.
Một điểm khác biệt nữa đáng ghi nhận của nhóm này là sự thay đổi tích cực về thời làm việc trực tiếp giữa đoàn kiểm tra của cơ quan thuế và doanh nghiệp trong thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp (thuộc về bước họp thẩm định/kiểm tra thực địa). Theo đó, chi phí trực tiếp dành cho việc tiếp đón đều giảm đáng kể.
Báo cáo chỉ ra một số hạn chế trong chi phí tuân thủ: Trong số các bước thực hiện thủ tục hành chính thuế, chuẩn bị hồ sơ là bước mất nhiều thời gian nhất, doanh nghiệp dành 2,1 giờ, chiếm 54% tổng thời gian thực hiện. Các thủ tục hành chính tốn nhiều thời gian nhất có thể kể đến như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp và thủ tục khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cá biệt, một số trường hợp mất đến 15 ngày làm việc. Ngoài ra khảo sát cho thấy, 11% số doanh nghiệp phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ trung bình 2,1 giờ và tối đa là 5 ngày làm việc (thuộc thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp).
Đơn giản hóa và chuẩn hóa quy trình
Từ những hạn chế trên, báo cáo đã đưa ra khuyến nghị về hai vấn đề mà ngành Thuế cần làm trong thời gian tới. Thứ nhất, nâng cao tính ổn định và mức độ hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp tục khắc phục tình trạng lỗi hệ thống khi thực hiện khai hồ sơ thuế và nộp thuế trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đặc biệt trong thời điểm cuối tháng hoặc cuối kỳ kế toán (theo phản ánh của doanh nghiệp trong khảo sát APCI 2018, 2019).
Thứ hai, đơn giản hóa và chuẩn hóa quy trình thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mong muốn khắc phục tình trạng hướng dẫn khác nhau trong quá trình thực hiện thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp giữa một số địa phương, ví dụ như về thành phần hồ sơ.
Nghiên cứu các nội dung phản ánh từ doanh nghiệp và phân tích các kết quả khảo sát APCI 2020 cho thấy, vẫn còn dư địa cải cách trong nhóm thủ tục hành chính thuế, đó là hoàn thiện và nâng cấp hệ thống khai và nộp thuế trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đảm bảo khả năng truy cập và sử dụng được thông suốt, tránh trường hợp không thể truy cập. Đồng thời, Tổng cục Thuế cần rà soát các bảng, biểu mẫu được hỗ trợ trong cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và phần mềm hỗ trợ kê khai, để việc thực hiện thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp được dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, xây dựng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và rà soát, cải cách một số khâu trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt lưu ý đến thủ tục đối với doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường (được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng lên) như thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể.
Báo cáo cũng cho rằng cần chuẩn hóa quy trình xử lý nội bộ, đảm bảo thông tin hướng dẫn thực hiện thủ tục rõ ràng và đầy đủ (bao gồm cả việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ), bố trí công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ cần được lưu tâm để đảm bảo việc giải quyết các hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính thuế theo đúng quy định.
Hà Nội linh hoạt điều chỉnh chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Thời gian vừa qua, Thành ủy, UBND nhân dân thành phố Hà Nội có nhiều chủ trương, chính sách và văn bản cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp "vượt bão" trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Ngoài tổ chức các cuộc đối thoại, Thành ủy, UBND luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến và gặp trực...