Hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn khó đủ sức đọ với Nga, Mỹ
Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang hiện đại hóa mạnh mẽ quân đội, nhưng chưa thể sánh ngang các cường quốc quân sự hàng đầu.
Việc hiện đại hóa chưa bù đắp được năng lực tác chiến cho Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Quân đội Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn hôm 30/7 để kỷ niệm 90 năm ngày thành lập, với sự tham gia của 12.000 binh sĩ và những khí tài hiện đại nhất trong biên chế. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng dù đã đầu tư nhiều tiền của trong công cuộc hiện đại hóa, quân đội Trung Quốc vẫn chưa thể sánh được với các đối thủ lớn về năng lực tác chiến, theo SCMP.
Các chiến lược gia Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa quân đội, tập trung vào phát triển năng lực để vô hiệu hóa ưu thế chiến trường của Mỹ, cũng như khai thác điểm yếu của nước này. Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến lực lượng không quân và hải quân, nhằm thực hiện tham vọng vươn ra biển lớn, cạnh tranh sức mạnh với hải quân Mỹ.
Dù vẫn đầu tư cho các hệ thống vũ khí chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD), quân đội Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động, từ phòng thủ bờ biển sang tác chiến ngoài khơi, giúp họ bảo vệ tuyến liên lạc và giao thương hải hải.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới quân sự đánh giá Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phát triển thành lực lượng quy mô toàn cầu, còn mất nhiều thời gian mới có thể thách thức sự thống trị trên biển của Mỹ.
Theo đó, khi đánh giá năng lực quân sự một quốc gia, bên cạnh số lượng máy bay, tàu chiến, xe tăng và binh sĩ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, học thuyết tác chiến, biên chế, lãnh đạo, nhân sự và cơ sở vật chất là những thước đo quan trọng để đánh giá khả năng chiến đấu tổng thể.
Lính Trung Quốc được huấn luyện tốt, nhưng còn nhiều yếu tố cần thay đổi. Ảnh: SCMP.
Theo tiêu chí này, quân đội Trung Quốc đã đạt nhiều bước tiến đáng kể về cơ sở vật chất, binh sĩ chuyển từ lực lượng đông đảo với trình độ kém thành đội quân tinh gọn, được đào tạo bài bản như phương Tây. Tuy nhiên, bình luận viên Cary Huang cho rằng học thuyết, cách tổ chức, huấn luyện và khả năng chỉ huy của Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ và các đối thủ lớn như Nga, Pháp và Anh. Bắc Kinh cũng thiếu kinh nghiệm thực chiến và năng lực hỗ trợ hậu cần toàn cầu.
Khả năng sẵn sàng chiến đấu và năng lực tác chiến thực tế của quân đội Trung Quốc cũng bị hoài nghi. Tình trạng quan liêu và tham nhũng trong quân đội vẫn diễn ra có hệ thống, khiến nhiều tướng lĩnh nước này bị điều tra, kết án trong những năm qua.
Điều này có thể làm suy giảm đáng kể năng lực chỉ huy của sĩ quan, khiến tinh thần chiến đấu sa sút, giảm niềm tin và sự đoàn kết trong nội bộ. Đây là nguy cơ lớn nhất ngăn quân đội Trung Quốc giành chiến thắng trong các cuộc chiến tương lai, Huang nhận định.
Duy Sơn
Theo VNE
Lính Trung Quốc học hô 'đứng im không bắn' bằng tiếng Triều Tiên
Lực lượng biên phòng Trung Quốc ở khu vực biên giới đang được học những câu khẩu lệnh như "dừng lại" hoặc "đứng im không tôi bắn" bằng tiếng Triều Tiên.
Biên phòng Trung Quốc giáp biên giới Triều Tiên học trấn áp đối tượng. Ảnh: Korea Times.
Quân đội Trung Quốc (PLA) đang mở các khóa học tiếng Triều Tiên cho lính biên phòng đóng quân dọc biên giới Trung - Triều. Việc này được cho là nhằm đề phòng trường hợp người dân Triều Tiên tràn qua biên giới để tránh cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh nếu nổ ra chiến tranh, Yomiuri Shimbun ngày 3/5 dẫn nguồn thạo tin từ PLA cho biết.
Trong khóa học này, lính biên phòng Trung Quốc được huấn luyện những khẩu lệnh cơ bản nhất bằng tiếng Triều Tiên như "dừng lại" và "đứng im không tôi bắn". Người đứng lớp đều là các công dân Triều Tiên đang sống tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, PLA đã được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu cao, chỉ được áp dụng khi có mối đe dọa quân sự trực tiếp, kể từ hồi tháng 4.
Trung Quốc vẫn liên tục kêu gọi Triều Tiên và Mỹ ngừng các hành động kích động lẫn nhau. "Nhiệm vụ cấp bách bây giờ là giảm căng thẳng và tiếp tục đàm phán", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết.
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Mỹ triển khai một máy bay ném bom chiến lược B-1B tới bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng gọi đó là hành động khiêu khích quân sự liều lĩnh, cho rằng nó có thể đẩy khu vực này tới bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Quân đội Trung Quốc được lệnh cải tổ để vươn lên tầm thế giới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ra lệnh cho quân đội nước này cải tổ để trở thành "đội quân mang tầm cỡ thế giới'. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa ra lệnh cải tổ quân đội Trung Quốc Theo truyền thông Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình kiêm Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc -...