Hiện đại hóa pháo binh, Việt Nam sẽ mua pháo tự hành Msta-S?
Pháo tự hành Msta-S có thể xem là ứng viên sáng giá bổ sung cho lực lượng pháo binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong chiến tranh hiện đại.
Theo tư lệnh Binh chủng Pháo binh – Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn, “…ngày 15/3/2013, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã xuống thăm và khẳng định vai trò hết sức quan trọng của pháo binh và giao cho chúng tôi xây dựng đề án “Hiện đại hóa pháo binh”. Hiện nay đề án này đã đưa vào đề án chung “Xây dựng hiện đại hóa lục quân” và đang bắt đầu được thực hiện”. Như vậy, có thể nói trong thời gian tới, pháo binh Việt Nam sẽ được bổ sung thêm nhiều trang bị mới.
Trong đó, pháo tự hành có thể là một trong những ưu tiên mua sắm trang bị pháo binh Việt Nam hiện đại. Ưu điểm của pháo tự hành so với pháo kéo xe là cơ động cao, triển khai và rút quân nhanh gọn, đối phó hiệu quả với các hệ thống radar phản pháo của đối phương trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Lựu pháo tự hành SU-152 (2S3 Akatsiya) thuộc Lữ đoàn 45, Binh chủng pháo binh.
Và ứng viên sáng giá nhất để bổ sung hoặc thay thế các lựu pháo tự hành SU-122 và SU-152 có thể là 2S19 Msta-S – một trong những mẫu pháo tự hành hiện đại nhất thế giới hiện nay, do Liên bang Nga – đối tác quân sự truyền thống của Việt Nam – sản xuất.
Lựu pháo tự hành Msta-S được đưa vào trang bị chính thức trong Quân đội Liên Xô năm 1989, tới nay nó vẫn là khẩu pháo chủ lực của pháo binh Quân đội Liên bang Nga.
Lịch sử của 2S19 Msta-S bắt đầu từ chương trình pháo tự hành loại mới của Liên Xô từ những năm 1980. Công việt thiết kế được khởi động từ năm 1985 và mẫu xe pháo thử nhiệm đầu tiên được đặt mật danh là “Object 317″ dựa trên khung bệ xe tăng chủ lực T-80, nhưng sau đó thì động cơ T-72 được sử dụng thay cho loại T-80. Sau khi vượt qua các khâu thử nghiệm, mẫu thử chính thức được định danh là 2S19 Msta-S, chữ S ở đây định danh cho phiên bản pháo tự hành 152mm, khác với Msta-B là phiên bản pháo xe kéo 152mm.
Nhìn bề ngoài thì 2S19 là một mẫu pháo tự hành có thiết kế hiện đại, khác hẳn với những dòng pháo tự hành đời trước của Liên Xô/Nga như 2S1, 2S3. Nó có khung thân thấp, tháp pháo to dạng hộp đặt lệch về sau trên hai dải bánh xích dài. Lựu pháo có trọng lượng lên tới 42 tấn, dài 11,92m (gồm cả nòng pháo), rộng 3,58m, cao 2,98m.
Kíp chiến đấu của xe, tương tự với những loại pháo tự hành khác như PzH 2000 hay K9 Thunder, là 5 người gồm lái xe, trưởng xe, pháo thủ và 2 nạp đạn viên. Lái xe là người duy nhất ngồi tách biệt, vị trí của anh ta là chính giữa phía trước xe. Kíp xe được bảo vệ bởi hệ thống chống vũ khí hủy diệt hàng loạt NBC trong khi lái xe có thêm kính nhìn đêm. Ảnh: Một trong hai nạp đạn viên – họ được hỗ trợ hệ thống nạp đạn bán tự động.
Video đang HOT
Hỏa lực chính của 2S19 Msta-S là khẩu pháo 152mm L/47 2A64 tầm bắn xa 24,7km và 36km với loại đạn pháo tăng tầm, một kíp chiến đấu được huấn luyện tốt có thể đạt tốc độ bắn tối đa 6-8 viên/phút (tuy vậy thì vẫn thua PzH 2000).
Tháp pháo có thể xoay 360 với góc nâng từ -4 đến 68.
Đạn pháo sử dụng trên 2S19 Msta-S có nhiều loại từ đạn nổ mảnh, đạn khói, đạn cháy, đạn hóa học hay thậm chí là đạn hạt nhân. Ngoài ra, 2S19 còn có thể bắn đạn pháo thông minh Krasnopol được điều khiển bằng tia lade có thể bắn trúng một chiếc xe tăng ở cự ly 20km, dự trữ đạn pháo trên xe là 50 viên.
Trong tháp pháo là kíp pháo thủ lẫn hệ thống giảm giật cần cho những khẩu pháo cỡ nòng lớn loại này, ở giữa nòng pháo là bọng hút khói, có chức năng hút khói ra ngoài xe sau mỗi loạt bắn. Khi xe di chuyển, nòng pháo được cố định bởi một cái “gá”.
2S19 Msta-S sử dụng động cơ diesel V-84A công suất 840 mã lực giúp xe pháo đạt tốc độ tối đa 60km/h và tầm hoạt động 500km, khác với PzH 2000 động cơ đặt phía trước, ở 2S19 thì động cơ được đặt phía sau xe, ngoài ra nó còn có một động cơ phụ đảm bảo hoạt động của xe khi đứng yên. Hệ thống treo của 2S19 hoạt động rất tốt đảm bảo cho nó có thể vượt qua các địa hình gồ ghề với 6 bánh chịu lực mỗi bên xích cùng khả năng lội nước sâu 5m.
Theo Kiến Thức
Pháo binh Việt Nam: Hiện đại hóa để giành lại ngôi vương
Để có được lực lượng quân sự mạnh, đủ khả năng răn đe bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng pháo binh cần sớm được đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng tốc hiện đại hóa.
Pháo binh Việt Nam: Hiện đại hóa để giành lại ngôi vương
Trong những năm gần đây, do tập trung hiện đại hóa Không quân và Hải quân, nên lực lượng Lục quân chưa được đầu tư những gói trang bị lớn, dẫn đến nhiều vũ khí trang bị đã tỏ ra tụt hậu so với khu vực. Pháo binh - lực lượng hỏa lực mặt đất quan trọng của Quân đội ta hiện nay cũng không nằm ngoài xu hướng trên.
Để có được lực lượng quân sự mạnh, đủ khả năng răn đe bảo vệ an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng pháo binh cần sớm được đầu tư mạnh mẽ nhằm tăng tốc hiện đại hóa.
Nhường ngôi vương cho những láng giềng
Những thay đổi căn bản về tương quan lực lượng từ sau Hiệp định Paris đã được cụ thể hóa thành lợi thế chiến trường. Những bước chân thần tốc Giải phóng Miền Nam đã cho thấy sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là trong nghệ thuật sử dụng Pháo binh.
Lần đầu tiên và duy nhất trong khu vực Đông Nam Á, một quân đội có thể thực hiện liên tiếp nhiều chiến dịch thu hồi lãnh thổ nhanh chóng và trọn vẹn như vậy. Đặc biệt, sự trưởng thành về cả trang bị kỹ thuật và cách thức sử dụng hỏa lực pháo binh đã đóng vai trò không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc nói chung.
Bộ đội pháo binh huấn luyện chiến đấu.
Có thể nói vào thời điểm đó, không một lực lượng pháo binh nào tại khu vực có khả năng cơ động, kinh nghiệm tổ chức chiến đấu và trang bị kỹ thuật vượt trội như Việt Nam, chúng ta đã bỏ xa các nước láng giềng trong thời điểm đó về mọi mặt.
Sau chiến thắng, lực lượng Pháo binh Việt Nam lại thêm một lần lớn mạnh về lượng và chất, khi được bổ sung vào kho vũ khí nhiều loại pháo lớn và uy lực do Mỹ sản xuất. Hỏa lực vượt trội, chủng loại đa dạng và kinh nghiệm tốt đã khiến Việt Nam áp đảo hoàn toàn lực lượng Khmer Đỏ về hỏa lực trong cuộc Phản công Biên giới Tây Nam và Chiến tranh Biên giới phía Bắc.
Những ưu thế đó đã đưa Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc sau cùng ở thế kỷ XX.
Thế nhưng cùng với thời gian, lực lượng pháo binh của ta đã bộc lộ nhiều điểm lạc hậu so với khu vực và trên thế giới, trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ đã đưa pháo binh tiến nhiều bước quan trọng.
Việc hiện đại hóa phương tiện trinh sát, nâng cao khả năng cơ động, đưa máy tính ứng dụng vào tính toán phần tử bắn, đạn có điều khiển... đã nhanh chóng khiến các khí tài được sản xuất từ những năm 60-70 trở về trước trở thành kém ưu thế. Việt Nam đành nhường những đỉnh cao về pháo binh cho các nước khác trong khu vực.
Pháo tự hành Thái Lan.
Xung đột tại đền Preah Vihear thuộc Campuchia đã khiến giới quân sự nhận ra nhiều điều, khi phao tự hành của Thái Lan tỏ ra có lợi thế so với các loại pháo 130mm và 152mm của Campuchia. Không có thiết bị trinh sát, tính toán phần tử bắn bằng phương pháp thủ công, không có đạn pháo thông minh... đã khiến Campuchia yếu thế hơn khi bắt buộc phải đấu pháo.
Điều đó hẳn đã khiến Việt Nam đưa ra một số nhận định quan trọng trong việc bước đầu mua sắm các thiết bị mới nhằm giảm thiểu khoảng cách công nghệ so với các quốc gia xung quanh.
Không chỉ dừng lại ở đó, trên lục địa Đông Nam Á, lần lượt Myanmar rồi Thái Lan... trình làng những hệ thống pháo tự hành, pháo phản lực phóng loạt có tầm bắn xa, nối dài tầm can thiệp của lực lượng pháo binh, đặt ra những chuẩn mực mới cần phải tính toán kỹ nếu không muốn tụt hậu về lực lượng vũ trang mặt đất với các nước láng giềng.
Vấn đề và giải pháp tạm thời
Có thể nói, hiện tại pháo binh Việt Nam đang gặp phải những vấn đề chủ chốt như:
- Tính cơ động của pháo binh chưa cao. Đây là một trong những vấn đề quan trọng cần phải lưu ý khi hiện đại hóa lực lượng pháo binh. Hiện tại, số lượng pháo tự hành của Việt Nam đang chiếm tỉ trọng thấp, Việt Nam đang nỗ lực tự hành hóa một số mẫu pháo kéo nhằm bù đắp tạm thời thiếu hụt và nâng cao khả năng cơ động cho lực lượng này.
- Thiếu các khí tài trinh sát và tính toán hiện đại. Trinh sát pháo binh đang là một trong những điểm yếu của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nhất là việc ứng dụng trang bị các khí tài hiện đại. Trong chiến tranh Biên giới phía Bắc, phía Trung Quốc đã sử dụng có hiệu quả các radar phản pháo và có đuợc lợi thế nhất định khi đấu pháo.
Việt Nam đã mua sắm UAV trính sát pháo binh. Ảnh: Minh họa.
Không dừng lại ở đó, ngày nay, khí tài trinh sát pháo binh còn mở rộng đến cả những phương tiện đường không như UAV, vệ tinh...
Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã tìm cách mua sắm bổ sung các khí tài trinh sát như UAV trinh sát pháo binh của Israel để từng bước làm quen và tổ chức huấn luyện sử dụng nhằm thí điểm các giải pháp cho việc đổi mới toàn diện sau này.
- Cải thiện tầm bắn và độ chính xác của pháo: Hầu hết trang bị của Pháo binh Việt Nam hiện nay đều đã lạc hậu, thiếu hụt các loại đạn có độ chính xác cao trong trang bị, điều đó dẫn đến định hướng mua sắm mới khí tài có khả năng bắn các loại đạn thông minh như việc mua các pháo tự hành từ Cộng Hòa Pháp.
Những hợp đồng như vậy sẽ tạo tiền đề cho việc thí điểm xây dựng các đơn vị pháo binh hiện đại nhằm thực hiện mở rộng ra toàn quân khi chủ trương Hiện đại hóa lục quân cho phép.
Có thể nói, tất cả các vấn đề kể trên đều đang bước đầu được giải quyết bằng những giải pháp tạm thời, khi nền CNQP mới chỉ bước đầu tự chủ được sản xuất đạn pháo chiến dịch, sẽ còn rất nhiều điều phải làm mới có thể nâng tầm lực lượng pháo binh Việt Nam, đưa nó trở về ngôi vương tại ĐNA như chúng ta từng có.
Hy vọng rằng, cùng với chủ trương mới trong việc hiện đại hóa quân đội, chúng ta sẽ sớm có những gói đầu tư hiệu quả, quy mô nhằm thay đổi diện mạo pháo binh Việt Nam trong thời gian tới.
Theo Soha News
Tư lệnh Binh chủng pháo binh: Việt Nam sẽ trang bị tên lửa đối đất mới Đó là khẳng định của Thiếu tướng Đỗ Tất Chuẩn - Tư lệnh Binh chủng Pháo binh khi chia sẻ về Đề án "Hiện đại hóa pháo binh Việt Nam". Tên lửa Scud vẫn hoạt động - Sẽ mua tên lửa mới! Scud hiện là loại tên lửa đất đối duy nhất của Việt Nam, được đưa vào trang bị cho các Lữ...