Hiếm thấy: Đồi chè cổ thụ trên 100 tuổi, 3 đời hái vẫn còn “mỏi tay”
Thâp thoang dươi tan rưng thông cô thu la đôi che hơn 100 năm tuôi. Đôi che (ơ xa Nghia Hưng, huyên Chư Pah, Gia Lai) nay đa co sô năm sanh ngang với tuổi đời của người dân nơi đây. Môt cây che đa 3 đơi ngươi hai, nhưng vân con “mỏi tay”.
Dươi cai năng diu nhe cua buôi sang tinh mơ, chúng tôi tim về đôi che Biên Hô đê thăm những “phu chè” đã gắn cuộc đời mình với những cây chè trăm tuổi nơi nay. Đã gần bươc sang 100 tuôi, nhưng đôi tay cu Phạm Thị Làm (96 tuôi, thôn 2, Nghĩa Hưng) vẫn “thoăn thoắt” hái nhưng đọt chè còn đong hat sương sớm.
Đôi che cô thu trên 100 năm tuôi trên cao nguyên
“Năm 1942, làng tôi thời ấy có khoảng 100 người nhưng phải hái đến 3.000ha che. Cuộc sống khó khăn lắm, mỗi tháng được nghỉ 4 ngày, còn nữa là hì hục “bán mặt” cho những cây chè chinh vì vậy mà vị mồ hôi cũng đắng theo vị của cây chè. Gia đinh tôi cung đa co 3 đơi hai che rôi nên cac kinh nghiệm hái nhanh, cách phân loại chè phù hợp tât ca con chau trong nha đêu biêt ca…”, cu Lam kê lai.
Môt cây che, 3 đơi ngươi cung hai
Tuôi đơi cua nhưng cây che nay đa găn liên vơi ngươi dân nơi đây
Ba Trinh Thi Sen (64 tuôi, thôn 2, xa Nghĩa Hưng) cung ngươi con gai va chau ngoai đang hai nhưng đot che xanh non mơn mơn. “Gia đinh tôi co 3 đơi găn bo vơi cây che nay đo la tôi, con gai va chau ngoai, trươc đây va hiên tai chung tôi đa cung nhau đăt tay hai trên môt cây che nay đây. Luc trươc, toan bô thơi gian cua ba con ơ đây chi biêt găn vơi cây che, ăn vơi che ơ vơi che luôn. Cai đôi che ngoai xa kia cung đươc 80-90 năm rôi đây chư chăng it đâu. Bên canh nhưng đôi che cu, giơ ho đâu tư hơn co nhưng đôi che mơi năng suât cung cao lăm…”, ba Sen cho hay.
Video đang HOT
Cân canh nhưng gôc che cô thu
Sau giải phóng, những đồn điền chè này được giao cho nhà nước quản lý. Vượt qua mọi khó khăn thời bao cấp, các công nhân xưa nay vẫn tiếp tục bám trụ với nghề hái chè. Nối nghiệp của cha ông, con cháu cua ho vân tiêp tuc nhận khoán những đồi chè để phát triển kinh tế. Chị Võ Thị Kim Bông (38 tuổi, con bà Sen) cho biêt: “Cái nghề chè này từ đời Pháp rồi, tôi lớn lên đã thấy những cây chè tốt tươi. Năm lên 4 tuổi, tôi đã ngồi trong những chiếc sọt hái chè của mẹ để lên đồi chè. Theo giá thị trường, 1 tân che chỉ khoảng 5-7 triệu. Trừ các chi phí thì mỗi năm lãi được khoảng 50 triệu đông, số tiền này cũng để tái đầu tư chứ không có lãi bao nhiêu. Nhưng chúng tôi vẫn bám trụ với cây chè này vi đây la nghê cổ truyền của ông cha”.
Vươn che giai quyêt công ăn viêc lam cho kha nhiêu công nhân
Đươc biêt, Công ty Chè Biển Hồ vừa tiến hành cổ phần hóa xong, đây là vườn chè cổ có lịch sử hình thành từ năm 1917, có diện tích hơn 1.100 ha. Hiện vườn chè giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 1.600 hộ dân với hơn 7.000 lao động. Hiện nay, nhà máy chè đang chế biến với công suất 40 tấn chè/ngày. Quy trình sản xuất chè được canh tác toàn bộ bằng phương pháp hữu cơ. Sản phẩm được xuất khẩu sang Nga và các nước Đông Âu.
Theo Danviet
Mỗi năm thu 1 tỷ đồng nhờ tuyệt chiêu cho nấm "ăn" gạo, đỗ tương
Từ bỏ đóng gạch gây ô nhiễm môi trường sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp ở xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có những tuyệt chiêu-đó là cho nấm "ăn" ngô, gạo. Nhờ nghề trồng nấm mà anh Hiệp mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.
Bỏ nghề đóng gạch để trồng nấm
Trước đây, người dân xã Nghĩa Hưng (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) có nghề truyền thống đào đất đóng gạch, đốt bằng lò thủ công. Lúc cao điểm, xã có đến gần 100 lò gạch ngày đêm xả bụi, khói; không khí luôn ngột ngạt vì bị ô nhiễm môi trường. Từ năm 2012, thực hiện chủ trương của nhà nước xóa bỏ các lò vôi, lò gạch thủ công, nhiều gia đình trong xã đã chuyển sang các mô hình kinh tế khác, nhất là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa.
Anh Đồng Văn Hiệp là người tiên phong trồng nấm ở xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang)
Anh Đồng Văn Hiệp (sinh năm 1981), ở thôn Khoát đã chọn cho mình mô hình trồng nấm sạch, để thay nghề đóng gạch "cha truyền con nối". Anh kể, sau khi bỏ nghề cũ, anh và nhiều hộ trong thôn được xã cho tham gia các lớp dạy nghề nông thôn do huyện tổ chức.
"Chẳng biết duyên số thế nào tôi lại đăng ký học mô hình trồng nấm ăn, dù trong xã chưa ai từng trồng và cũng chẳng ai tham gia học. Thế nhưng, càng học tôi lại càng mê vì trước đây ăn cọng nấm rơm, hái cây mộc nhĩ đều trong tự nhiên, nay mình có thể tự tay trồng thì hay quá. Với cả nguyên, vật liệu trồng nấm cũng chẳng khó kiếm, giá rẻ..." , anh tâm sự.
Hăm hở về nhà sau khi có lưng vốn kiến thức, anh Hiệp bàn với gia đình gom vốn và vay mượn thêm bạn bè để đầu tư trại trồng nấm. Khu lò gạch cũ trước kia của gia đình được thay bằng 4 dãy nhà gần 1000 m2; tận dụng rơm, rạ và mua mùn cưa để làm giá thể trồng, nấm giống thì được huyện hỗ trợ.
Lúc đầu, anh Hiệp trồng 2.000 bịch nấm sò và mộc nhĩ, đây là hai loại nấm dễ trồng và dễ tiêu thụ. Nhờ nhanh nhạy kết hợp lý thuyết được học vào thực tiễn sản xuất, ngay vụ đầu anh đã thành công, nấm phát triển tốt và cho thu lãi gần 100 triệu đồng.
Anh Hiệp kiểm tra nguyên liệu làm giá thể trồng nấm
Trồng nấm cũng phải khéo như... nuôi gà, lợn
Tuy bước đầu có thu nhập nhưng anh Hiệp vẫn băn khoăn vì năng suất nấm chưa cao; cây nhỏ và có "mã" không đẹp. Anh cẩn thận theo dõi, ghi chép và hỏi han các hộ trồng nấm ở xã khác, thậm chí sang Quảng Ninh, Hà Nội, lên Hòa Bình... để tìm hiểu. Cuối cùng anh kết luận nấm thiếu chất dinh dưỡng, ngoài ra các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng chưa hợp lý.
Để khắc phục, anh trộn thêm cám gạo, bột ngô, đỗ tương vào mùn cưa, rơm, rạ với tỉ lệ hợp lý, cân đối lại độ ẩm; sau đó, cho vào máy hấp, sấy để tiệt trùng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho nấm. Đặc biệt chú ý kiểm soát nhiệt độ: mùa nắng nóng thì phải đưa ra giá thể nấm ra chỗ thoáng mát; khi thời tiết lạnh cần che chắn kỹ càng để bảo đảm quá trình sinh trưởng của nấm... Với mỗi loại nấm, chế độ dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ cũng khác nhau.
Anh Hiệp cho biết, để nấm mọc đều, chất lượng cao phải chú ý các yếu tố: dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ...
Nhờ đó, nấm mọc đều, sinh trưởng nhanh, cho cây to và đạt trọng lượng hơn trước rõ rệt. Anh Hiệp cũng đầu tư mua máy trộn mùn cưa, chất phụ trợ, lò hấp và máy đóng giá thể để sản xuất lớn. Hiện anh tập trung sản xuất các loại nấm sò, với giá thành phẩm từ 40 đến 60 nghìn đồng/kg; mộc nhĩ có giá từ 120 đến 150 nghìn đồng/kg khô; nấm rơm, nấm mỡ...
Anh Hiệp cho biết, những ngày đầu anh phải đến các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm để tiếp thị tìm đầu ra. Nhưng chỉ sau vài vụ, nhiều thương lái tự tìm đến đặt hàng để cung cấp cho các công ty thực phẩm sạch, các siêu thị lớn... Nhờ đảm bảo quy trình sản xuất nên sản phẩm nấm của anh đều và đẹp, tiêu thụ nhanh, nhiều lúc không đủ nguồn cung.
Đến nay, trang trại của anh đã mở rộng lên gần 10.000 m2, mỗi ngày xuất bán hàng tạ nấm, vào vụ cao điểm lên đến trên 1 tấn/ngày. Năm 2017, tổng doanh thu từ bán nấm của gia đình anh Hiệp đạt gần 1 tỷ đồng, cho thu lãi trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm cho 10 lao động địa phương, mỗi người thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
10 lao động địa phương được anh Hiệp tạo việc làm, mỗi người thu nhập bình quân từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết: Để đẩy mạnh phát triển mô hình nấm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, năm 2017 huyện Lạng Giang đã hỗ trợ gia đình anh Hiệp 350 triệu đồng xây dựng nhà xưởng có hệ thống điều hòa nhiệt độ, giàn phun, tưới tự động... nhằm sản xuất nấm chất lượng cao.
Theo Danviet
"Làng đèn dầu" sống cạnh đại thủy điện Dù cách công trình đại thủy điện Ia Ly không xa nhưng làng Bui xom mơi (xã Ia Ka, Chư Păh, Gia Lai) vẫn sống cảnh không điện. Nơi đây, cứ khoảng từ 6h tối là như đêm đen bao trùm. Đôi nhà có ánh đèn dầu le lói... Khoảng 6h tối, chúng tôi đặt chân vào làng Bui xóm mới (xã Ia...