Hiếm muộn nên thụ tinh nhân tạo hay ống nghiệm?
Tôi 32 tuổi, lấy chồng gần hai năm nhưng chưa có con. Tôi nghi mình bị hiếm muộn, chưa đi khám. Tôi nghe nói người bị hiếm muộn phải làm thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh ống nghiệm. Hai phương pháp này có phải là một, thưa bác sĩ? Chi phí bao nhiêu, làm một lần có thành công không? Vợ chồng tôi kinh tế không dư dả nên hơi lo.
Hà Thu (Hải Hậu, Nam Định).
Trả lời:
Chào bạn!
Trước hết, phải hiểu thế nào là vô sinh, hiếm muộn. Nếu bạn đã kết hôn và vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong vòng một năm (riêng phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian là 6 tháng) mà chưa có con thì được cho là hiếm muộn.
Bạn kết hôn hai năm, nếu hai vợ chồng đã cố gắng có con mà không có kết quả thì rất có thể bị hiếm muộn. Muốn biết chính xác, cả hai vợ chồng cần đi khám sớm. Bạn đã 32 tuổi, không nên chần chừ, nếu không, sẽ bỏ qua “giai đoạn vàng” trong điều trị hiếm muộn.
Hiện nay, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có con. Trong đó, thụ tinh nhân tạo (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF) là hai phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn giữa IVF và IUI. Thực tế, hai kỹ thuật này hoàn toàn khác nhau và chi phí cũng có sự chênh lệch.
Kỹ thuật viên bơm tinh trùng vào bào tương noãn. Ảnh: Minh Thư.
IUI là tên viết tắt của phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung để giảm khoảng cách di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng. Với phương pháp này, quá trình thụ tinh tạo thành phôi thai diễn ra hoàn toàn trong cơ thể của nữ giới.
Video đang HOT
Trong khi đó, IVF là phương pháp bơm tinh trùng được tiêm trực tiếp vào bào tương noãn để tạo thành phôi và sau đó phôi sẽ được đưa vào môi trường nuôi cấy. Quá trình này phải thực hiện qua nhiều bước gồm kích thích trứng, chọc hút trứng, thụ tinh, chuyển phôi…
Thông thường, IUI được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Nam giới hiếm muộn: thiếu tinh binh, xuất tinh ngược dòng, tinh trùng giảm di chuyển…
- Vô sinh liên quan đến lạc mạc nội tử cung
- Phụ nữ bị vô sinh do các vấn đề về rụng trứng, bao gồm cả việc không rụng trứng hoặc giảm số lượng trứng
- Phụ nữ dị ứng với tinh dịch (rất hiếm gặp)…
- Vô sinh chưa rõ nguyên nhân.
IVF được chỉ định cho các trường hợp như:
- Lạc nội mạc tử cung.
- Thiểu năng tinh trùng nặng (tinh trùng yếu, dị dạng, không có tinh trùng trong tinh dịch). Đặc biệt đối với người hiếm muộn lớn tuổi hoặc đã áp dụng phương pháp IUI nhưng không thành công.
- Thất bại với phương pháp IUI nhiều lần.
- Các trường hợp người hiếm muộn xin trứng, xin tinh trùng…
Tuỳ trường hợp mà bệnh nhân được chỉ định hướng điều trị thích hợp. Phương pháp IUI đơn giản hơn, thời gian thực hiện nhanh hơn, đồng thời mức chi phí cũng thấp hơn so với phương pháp IVF.
Trong điều trị vô sinh hiếm muộn, các bác sĩ thường tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân những phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp, từ chi phí thấp tới chi phí cao phù hợp với nguyên nhân vô sinh, tình trạng sức khỏe cụ thể của các cặp vợ chồng. Theo đó, phương pháp IUI thường được ưu tiên áp dụng đầu tiên, nếu sau 2-3 lần không thành công thì có thể làm IVF.
Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, chi phí cho một lần thực hiện IUI là 7-8 triệu đồng, một lần thực hiện IVF 70-100 triệu đồng. Tỷ lệ có thai trong IUI là khoảng 30%. Riêng với IVF, tỷ lệ thành công đạt khoảng 70% chuyển phôi trữ (đông lạnh) và khoảng 50% chuyển phôi tươi. Nếu lần chuyển phôi đầu tiên không thành công, bác sĩ có thể dùng những phôi trữ cho các lần chuyển kế tiếp mà không phải thực hiện các bước làm lại từ đầu, từ đó giúp bệnh nhân giảm được chi phí.
Một lần nữa, tôi khuyên bạn là nên đến bệnh viện kiểm tra sớm để được các bác sĩ tư vấn và chỉ định điều trị sớm. Nếu đắn đo về vấn đề kinh phí, bạn có thể tham khảo chương trình hỗ trợ Tuần lễ vàng của bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội năm nay. Theo đó, bệnh viện sẽ ưu tiên xét duyệt hỗ trợ 10 ca IVF miễn phí cho bệnh nhân hiếm muộn khó khăn, đồng thời hỗ trợ hàng nghìn suất khám, siêu âm miễn phí…
Chúc bạn sớm có tin vui!
Em bé đầu tiên thụ tinh nhân tạo tại BVĐK Bình Định đã chào đời
Sau khi được chuyển giao kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ Bệnh viện Từ Dũ, BVĐK tỉnh Bình Định đã điều trị cho 20 cặp hiếm muộn và trưa ngày 16/12, em bé đầu tiên do Bệnh viện này thực hiện kĩ thuật thu tinh nhân tạo, đã chào đời.
Khoảng 11h ngày 16/12, em bé đầu tiên do Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Bình Định thực hiện thu tinh nhân tạo đã chào đời.
Thông tin trích lời Bác sĩ Nguyễn Hữu Tiến - Phó Trưởng Khoa sản, BVĐK tỉnh Bình Định cho biết, cuối tháng 5/2018, Bệnh viện Từ Dũ - TP Hồ Chí Minh tiến hành chuyển giao kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cho BVK tỉnh Bình Định.
Em bé chào đời vào trưa ngày 16/12. Ảnh: BĐTT.
Niềm vui của các y bác sĩ. Ảnh BĐTT.
Bước đầu, BVĐK tỉnh Bình Định đã khám sàng lọc cho 100 cặp vợ chồng và có 20 cặp vợ chồng được chọn để điều trị.
"Chúng tôi đảm bảo tư vấn các bước chữa trị, tâm lý cho bệnh nhân và người nhà để an tâm vượt khó với ước mơ làm cha mẹ. Việc điều trị tại BVK tỉnh giúp giảm chi phí chữa trị, đi lại, ăn ở so với các tỉnh, thành phố lớn"- Bác sĩ Tiến chia sẻ.
Nam Trung
Theo baovephapluat
Vợ chồng nghèo đón song thai sau 10 năm hiếm muộn Đôi vợ chồng nghèo ở Yên Bái vừa chào đón 2 bé gái song sinh sau 10 năm mòn mỏi chờ đợi. Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa mổ bắt song thai thành công cho thai phụ Triệu Thị Liên (ở thôn Kim Long, Khánh Hòa, Lục Yên, Yên Bái). Bé gái Linh Đan nặng 2,8 kg và Linh Chi nặng 3,1...