Hiếm lạ rực rỡ hồ màu hồng
Nói tới hồ – biển, người ta thường chỉ nghĩ tới nước có một màu xanh thẳm, còn gọi là xanh nước biển, mà chưa để ý đến trên thế giới còn có những cái hồ lúc nào cũng hồng rực.
Tiếng Anh gọi là pink color – một màu khá hiếm gặp trong thiên nhiên.
Vậy tại sao Trái đất lại có hiện tượng hồng hồ? – Tất cả là vì trong nước của những hồ ao, nhất là hồ pha nước mặn sinh sống khá nhiều loại tảo, vi khuẩn nhả ra carotenoids, một màu hữu cơ hòa tan, hay được dùng để nhuộm thực phẩm – vải vóc.
Hồ hồng Hutt Lagoon Australia.
Và một loại tảo tiêu biểu làm nên nước màu hồng là tảo Dunaliella salina (tảo đỏ) thường sống ở các ruộng muối bên biển. Ngoài ra, còn do nước hồ chứa đựng các muối, khoáng chất, đá quý màu hồng, mà tùy độ đậm đặc cho sự rực rỡ và quyến rũ riêng.
Một trong những hồng hồ lớn nhất hiện nay là Hồ Hillier ở đảo Middle thuộc quần đảo Recherche – Tây Australia, với chiều dài khoảng 600 m, rộng 250 m và được bao bọc bởi những đồng muối trắng xóa cùng cây bạch đàn trùng điệp.
Được phát hiện từ năm 1812, nước của nó luôn hồng như màu hoa hồng và dù rót ra cốc vẫn không đổi màu do có sự hiện hữu của Dunaliella salina, Salinibacter ruber và Dechloromonas aromatica… Do quanh hồ muối đọng nhiều, thỉnh thoảng diêm dân vẫn đi thuyền ra đây lấy muối.
Video đang HOT
Hồ thứ hai cũng ấn tượng không kém, thậm chí dài tới 4,2 km, diện tích 3 km2 là Hồ Retba hay Lac Rose ở bán đảo Cape Vert-Senegal. Hồ này nhiều nước nên màu hồng lúc đậm lúc nhạt, song đẹp nhất là vào mùa khô, nước cạn, cho lượng muối tới 40%, khiến nước đỏ hồng.
Bị hấp dẫn bởi muối, người dân thường đến đây lập nên các làng muối, hàng ngày lặn lội 6 – 7 tiếng vớt muối. Nhằm bảo vệ da khỏi xót, cứ vài chục phút họ lại phải bôi mỡ cây bơ một lần.
Dù không có tảo đỏ, Hồ Dusty Rose ở British Columbia – Canada vẫn thắm đỏ như son môi. Sở dĩ như vậy vì phù sa đã mang sắt, đồng, vàng… từ các quả núi kế cận đổ vào lòng hồ tôn lên vẻ đẹp diễm lệ. Cái hồ cũng có hình tròn bắt mắt và cái tên nghe thật lạ: Dusty Rose, có nghĩa là hồng hào nhờ đất, và dù nắng mưa vẫn giữ nguyên màu sắc ấy.
Masazirgol ở Qaradag raion-Azerbaijan cũng to tới 10 km2 và là một hồ muối quan trọng nhất nước này. Tại đây, muối đọng dầy thành đống nên người ta chỉ cần xúc và đánh xe ngựa mang về.
Hồ hồng Goldfields-Esperance Australia.
Ước tính tổng lượng muối đọng trên bề mặt lên tới 1.735 tấn. Còn muối trong nước thì không kể xiết và là môi trường thuận lợi để nuôi tảo đỏ, sinh sôi nảy nở.
Trong các quốc gia có nhiều hồng hồ nhất, Australia là nước đứng đầu với hơn 10 cái hồ lộng lẫy. Nhìn màu nước tỏa sáng, ai cũng thích đến gần ngắm nghía và thậm chí bơi lội.
Có thể bạn nghĩ nước trong đó không sạch, song thật sự tất thảy các hồ nước hồng đều có nước rất trong, không gây hại da và còn chữa được nhiều thứ bệnh.
Lo lắng vì vi khuẩn mới chưa từng được biết tới trên trạm vũ trụ ISS
Các nhà nghiên cứu tại NASA tìm thấy 3 chủng vi khuẩn mới chưa từng được phát hiện trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Phi hành gia thu hoạch rau trên ISS
Không chỉ là nơi ở và làm việc của các phi hành gia đến như nhiều quốc gia khác nhau trong suốt 20 năm qua, Trạm vũ trụ quốc tế ISS còn là nơi ẩn chứa nhiều loài vi khuẩn độc nhất.
Mới đây, các nhà nghiên cứu NASA phát hiện 4 chủng vi khuẩn, trong đó có 3 chủng chưa từng biết trên trạm ISS. Những chủng vi khuẩn này có thể giúp ích cho hoạt động trồng cây trong những nhiệm vụ dài ngày trong tương lai.
Trạm ISS là môi trường độc đáo bởi tách biệt hoàn toàn so với Trái Đất, trong nhiều năm các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm để tìm hiểu loại vi khuẩn tồn tại trên trạm.
Trong 6 năm quá, họ tiến hành kiểm tra theo dõi 8 vị trí trên trạm ISS về những tổ chức vi sinh vật và sự phát triển của vi khuẩn.
Các khu vực đó bao gồm module thí nghiệm khoa học, buồng sinh trưởng chuyên dùng để gieo trồng thực vật cũng như nơi phi hành đoàn tụ tập để ăn cơm và sinh hoạt. Kết quả là đã thu thập được hàng trăm mẫu vật vi khuẩn, với hơn 1.000 mẫu vật khác đang chờ chuyển về Trái Đất để phân tích.
Trồng rau trên trạm ISS
Bốn loại vi khuẩn mà nhóm nghiên cứu của NASA phát hiện thuộc họ Methylobacteriaceae. Đó là những mẫu vật tồn tại trên khắp trạm ISS và mang về Trái Đất trong những chuyến thám hiểm liên tiếp của các phi hành đoàn khác nhau.
Vi khuẩn Methylobacterium rất hữu ích với cây trồng, giúp thúc đẩy thực vật phát triển và chiến đấu với mầm bệnh. Tuy nhiên, 3 chủng vi khuẩn hình que khác trong đó là chưa từng biết đến. Thông qua phân tích di truyền, nhóm nghiên cứu xác định chúng có quan hệ gần gũi nhất với vi khuẩn Methylobacterium indicum.
Các nhà nghiên cứu muốn đặt tên cho chủng vi khuẩn mới là Methylobacterium ajmalii để vinh danh nhà khoa học đa dạng sinh học người Ấn Độ Muhammad Ajmal Khan, qua đời năm 2019.
Nhà nghiên cứu Kasthuri Venkateswaran và kỹ sư Nitin Kumar Singh tại Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA ở Pasadena, California, Mỹ đang tiến hành tìm hiểu những ứng dụng tiềm năng của vi khuẩn. Những chủng vi khuẩn mới được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thực vật sinh trưởng trong không gian.
Trước đây, rau lá xanh và củ cải đã mọc thành công trên trạm ISS, nhưng việc trồng trọt trong không gian vẫn vô cùng khó khăn. Methylobacterium có thể giúp cây cối vượt qua những áp lực mà chúng gặp phải khi mọc ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng chỉ có thời gian và các thí nghiệm sử dụng vi khuẩn thực tế mới cho thấy liệu nó có hoạt động hay không.
Trước khi con người tới sao Hỏa, trạm ISS sẽ là cơ sở thử nghiệm nhiều công nghệ và tài nguyên cần thiết cho nhiệm vụ dài ngày trong không gian sâu, trong đó bao gồm nghiên cứu tổ chức vi sinh vật và tác động của chúng tới đời sống trên trạm.
Vi khuẩn Methylobacterium phát hiện trong nghiên cứu không gây hại cho con người. Với lượng vi khuẩn chờ phân tích và tiềm năng phát hiện nhiều chủng mới, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể phát triển thiết bị sinh học phân tử để phân tích chúng.
Venkateswaran cho biết: "Tất nhiên, trạm vũ trụ quốc tế ISS là một môi trường cực kỳ sạch sẽ. An toàn cho phi hành đoàn luôn là ưu tiên số 1 và do đó hiểu được mầm bệnh có thể gây hại con người là rất quan trọng và nghiên cứu các vi khuẩn như Methylobacterium ajmalii mới lạ là cần thiết".
Nơi thu hoạch 60.000 tấn muối mỗi năm Tại hồ Retba ở Senegal, người dân có thể thu hoạch muối quanh năm. Với độ mặn cao, muối kết tinh ngay trong lòng hồ và nhanh chóng tái tạo sau 45 ngày kể từ khi được thu hoạch.