Hiểm họa ung thư quái gở ở căn nhà không ai dám đến
Hai người vợ đều mất vì ung thư, đến lượt người chồng cũng thiệt mạng vì ung thư dạ dày. Tai ương liên tiếp khiến mọi người không dám vãng lai đến ngôi nhà tang tóc ấy.
Ngôi nhà tang tóc
Nhà ông Hán ở giữa xóm Hồng Sơn, (Đức Thành, Yên Thành, Nghệ An) ngoảnh mặt ra ngã ba đường. Nơi ấy người dân trong xóm thường tụ tập, tán đủ thứ chuyện trời biển. Tuy nhiên, khoảng sân rộng trước nhà ông Hán thì chẳng mấy ai lai vãng.
“Nhà ông ấy toàn người chết trẻ thôi. Vợ ông ấy chết, ba người con chết, hai người con dâu cũng chết, hãi lắm”, một phụ nữ đã kể như vậy khi chúng tôi hỏi nhà người đàn ông bất hạnh ấy.
Ông Hán vóc người nhỏ thó. Da nâu bóng lam lũ. Mặt khắc khổ, chi chít vết chân chim.
Mở cách cửa gỗ ọp ẹp, ông Hán mời chúng tôi vào căn nhà tối như hũ nút. Điện bật lên, chúng tôi bỗng rùng mình bởi trong căn nhà trống huơ trống hoác ấy chình ình một cái ban thờ to quá khổ.
Trên ban thờ, mấy tấm ảnh xếp liền nhau. Toàn ảnh người trẻ.
Ông Hán là thương binh. Bây giờ, trái gió trở trời là người lại đau nhức nhối. Nhưng ông bảo, những cơn đau do thương tật chẳng thấm vào đâu so với nỗi đau tinh thần.
“Tôi đi bộ đội năm 1960, đóng quân ở Bình Trị Thiên. Đánh nhau ác liệt lắm! Nói dại chứ ngày ấy tôi chết ngoài chiến trường có khi lại đỡ khổ hơn”, ông Hán mở đầu câu chuyện.
Ông Hán có cả thảy 6 người con nhưng giời chẳng thương bắt 3 người phải chết. “Toàn bệnh hiểm nghèo thôi, cố lắm nhưng không cứu được”, ông Hán bùi ngùi.
Chạm mặt tử thần ung thư
Ông Hán kể, năm 1975, ông từ chiến trường trở về. Dù mang trên mình thương tật nhưng ông vẫn tràn đầy hi vọng về cuộc sống tốt đẹp ở quê nhà, nơi có người vợ trẻ và những người con thơ dại đêm ngày mong ngóng.
Tuy nhiên, những ngày đoàn tụ vui vầy ấy đã nhanh chóng qua đi. Năm 1977, gia đình ông đón nhận bất hạnh đầu tiên. Người con thứ ba của ông là Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1969, bởi dịch tả nên đã bất ngờ qua đời.
Năm 1985, cũng bởi dịch tả mà người con thứ hai của ông, anh Nguyễn Văn Tưởng cũng đột ngột giã từ cõi tạm. Anh Tưởng mất khi mới 18 tuổi, đang căng tràn sinh lực tuổi trai.
Liên tiếp đón nhận tai ương, nhà ông Hán đã sống trong hoảng loạn.
Trong câu chuyện của mình, ông Hán luôn miệng cho rằng số ông khổ, liên tiếp phải đón nhận đau thương. Ông Hán nghĩ vậy là bởi chỉ chục năm sau, vợ ông, bà Phạm Thị Thuận, khi ấy vừa 53 tuổi cũng vội vã bỏ ông mà đi.
Bà Thuận hiền lành, cả đời chịu thương chịu khó. Ngày ông đi bộ đội, một mình bà ở nhà đã thay ông tần tảo nuôi con.
Dầm mưa dãi nắng quanh năm nhưng bà chẳng mấy khi đau ốm. Thế nhưng, năm 1995, bà đã bỏ ông, bỏ các con về bên kia thế giới bởi chứng bệnh mà ban đầu ông nghĩ là đơn giản, bình thường.
Bà Thuận bị đau răng, bỏ bữa mấy hôm. Nghĩ là có tuổi, răng lợi lung nay cũng là chuyện thường bà chỉ dùng thuốc qua loa. Thế nhưng, càng về sau thì cơn đau càng dữ dội. Chữa thuốc Tây rồi đến thuốc nam không khỏi bà mới quyết định đi khám.
Sau khi thăm khám ở bệnh viện tỉnh, bà được chuyển gấp ra Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ đã kết luận bà bị ung thư hàm và vòm họng.
“Ngày đó tôi cũng chẳng thể ngờ bệnh ung thư lại kinh hoàng đến thế”, ông Hán rầu rĩ.
Video đang HOT
Bà Thuận được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hàm. Tưởng sau khi phẫu thuật mọi thứ đã ổn, bà lại có thể cùng ông đi nốt quãng đời còn lại, nào ngờ…
“Mẹ chồng tôi mất sau khi đi viện về chừng 4-5 tháng thôi”, chị Hồ Thị Hà, con dâu cả của ông Hán xót xa.
Ông Hán bảo, khi vợ ông đổ bệnh rồi lìa đời chỉ sau vài tháng dù gia đình đã dồn hết sức chữa chạy ông mới thấy sự nguy hiểm của tử thần mang tên ung thư. Và rồi, sau này, khi tai ương có phần trớ trêu, oái oăm liên tiếp ập xuống, gia đình ông đã thực sự bấn loạn.
Hai lần mất vợ
Ông Hán bảo, sự quái gở của số phận, sự cay nghiệt đến tàn độc của tử thần ung thư đã đẩy gia đình ông vào cảnh không lối thoát.
Anh Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1978 là con trai thứ 5 của ông. Năm 1998, 20 tuổi, anh Cường lấy vợ. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Thao là người cùng xã.
Như bao lứa đôi ở quê, hai vợ chồng anh Cường lấy việc nông làm kế sinh nhai. Những lúc nông nhàn, anh Cường theo chúng bạn đi làm thuê đây đó để gia đình nhỏ của mình có cuộc sống thêm phần tươm tất.
Thế nhưng, hạnh phúc giản dị ấy ngắn chỉ tày gang. Năm 2005, khi đứa con thứ hai mới bi bô tập nói thì chị Thao thấy trong người mệt mỏi, chán ăn.
An dưỡng cả mấy tuần trời thấy tình hình sức khỏe chẳng mấy cải thiện, gia đình ông Hán đã khuyên nhủ chị Thao đi khám. Tới viện, các bác sĩ đã kết luận chị bị ung thư gan, sự sống chỉ còn tính bằng ngày.
Ông Hán bảo, thảm cảnh bệnh tật đã đẩy gia đình ông vào ngõ cụt.
Đúng như nhận định của các bác sĩ, về nhà chỉ được ít ngày thì chị Thao mất. Trước lúc nhắm mắt xuôi tay, chị đã dặn chồng dù vất vả mấy cũng phải cố thay chị nuôi hai đứa con khôn lớn thành người.
Để người vợ trẻ ngoan hiền ngậm cười nơi chín suối, anh Cường cũng đã làm tất cả mọi việc có thể để bù đắp cho hai đứa con thơ của mình. Nhìn cảnh anh Cường gà trống nuôi con ở xóm ai cũng bùi ngùi.
Cảnh ngộ của ông bố trẻ một nách hai con ấy khiến nhiều cô gái thấy tội, thấy thương. Chị Trần Thị Ngân, một cô gái ngoan hiền trong xã đã đến với anh khởi nguồn từ tình cảm rất đỗi con người ấy.
Năm 2007, chị Ngân chính thức cùng anh Cường sống chung dưới một mái nhà. Nhà có bàn tay của người phụ nữ cũng ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Nỗi đau tưởng chừng sẽ ngủ yên mãi mãi khi hai vợ chồng có thêm một mụn con chung. Nhưng rồi, bao ước mơ, bao dự định đắp xây mái ấm hạnh phúc đã đổ vỡ tan tành khi tin dữ lại như rắn độc tìm về.
Chỉ sau ngày cưới đúng 3 năm, khi mà đứa con chung còn đỏ hỏn trên tay, chị Ngân đã choáng váng khi biết mình bị ung thư phổi. Ngay sau khi vợ phát bệnh được vài tháng chị Ngân trút hơi thở cuối cùng.
“Đám tang chị Ngân nhiều người đã không cầm được nước mắt dù chẳng phải họ hàng thân thiết gì. Họ thương cô Ngân một thì thương chú Cường và các con của chú ấy mười”, chị Hồ Thị Hà, chị dâu của anh Cường nhớ lại.
Số phận quái gở
Ngay sau cái chết của chị Ngân, tuy thương nhưng nhiều người cũng xì xào rằng anh Cường có số sát vợ. Nhiều người còn độc mồm bảo, bất cứ ai đến với anh đều phải nhận kết cục kinh hãi là chết trong đau đớn.
Hai lần hạnh phúc vỡ tan, anh Cường thấy đời mình như rơi vào tận cùng tuyệt vọng. Nhiều lúc muốn tìm quên trong men rượu nhưng nhìn bày con thơ dại nheo nhóc anh đã cố gắng vượt qua nỗi đau khôn cùng ấy.
“Chú ấy buồn lắm, chẳng nói chẳng cười. Khi không đi làm thì chỉ ru rú ở nhà với các con thôi”, chị dâu anh Cường nhớ lại.
Cũng theo chị Hà, thời gian đó, thấy anh Cường vất vả nuôi con nhưng chẳng ai dám khuyên anh đi thêm bước nữa. Mọi người biết, có khuyên bảo thế nào thì anh Cường cũng lắc đầu bởi anh sợ số mình sát vợ.
Thêm nữa, chứng kiến hai cái chết đau đớn của chị Thuận, chị Ngân thì dù thương xót đến đâu cũng chẳng có người phụ nữ nào dám cùng người đàn ông này se duyên, kết tóc.
Liên tiếp có người chết trẻ, nhà ông Hoán đã thật sự hoang mang. Trong xã, nhiều người còn đồn thổi rằng tại nhà ông nằm ở thế đất xấu, đường chạy thẳng vào nhà nên phải hứng chịu nhiều tai ương, kiếp nạn.
Là bộ đội, từng xông pha đạn lửa, ông Hán chẳng tin mấy chuyện nhảm nhí hoang đường nhưng thâm tâm ông cũng cầu trời phật để những người còn lại trong nhà được may mắn, bình an.
Nhưng rồi, những khấn nguyện ấy chẳng thấu trời xanh, những lời đồn thổi độc địa trên lại hóa thành sự thật. Kinh hoàng hơn, người thiệt mạng tiếp theo trong gia đình ông Hán lại chính là anh Cường, người đàn ông đã hai lần đau đớn mất vợ.
Vợ đầu mất vì ung thư gan, vợ hai mất vì ung thư phổi, đến lượt anh Cường gục ngã vì ung thư dạ dày. Năm 2012, anh giã từ cuộc đời đau khổ. Anh Cường đi theo người vợ thứ hai chỉ sau có 2 năm.
“Giờ tôi chẳng biết tính thế nào nữa, số phận thế rồi thì cứ kệ thôi”, ông Hán nói trong tuyệt vọng.
Con cái bơ vơ
Anh Cường và hai người vợ lần lượt rủ nhau sang bên kia thế giới, ba đứa con thơ dại hóa bơ vơ. “Các bác bên nội thì đều nghèo khó, thương các cháu lắm nhưng cũng chỉ lo được phần nào”, chị Hà nghẹn ngào cho biết.
Cả nhà chết thảm, con cái li tán, ngôi nhà anh Cường như đã bỏ hoang.
Theo chị Hà, sau khi anh Cường mất, chị đã đón đứa con thứ hai của người vợ trước anh Cường về nuôi. Tuy nhiên, khi cháu học đến lớp 2, hoàn cảnh khốn khó không cáng đáng được chị đành phải gửi cháu vào làng SOS để cháu tiếp tục đến lớp.
“Thằng lớn nhà chú ấy năm nay cũng 16 tuổi rồi, cháu vào miền Nam để làm phụ giúp cho một người nhà. Cháu út, con của chú ấy với cô Ngân thì được bên ngoại đón về nuôi”, chị Hà cho biết.
“Giờ tôi chỉ mong những đứa cháu mất cha, mất mẹ không vì thiệt thòi ấy mà lầm lối, lạc đường”, tiễn chúng tôi ngay trước cửa căn nhà liêu xiêu của anh Cường, ông Hán nói trong nước mắt.
Theo_Người Đưa Tin
Trở lại hiện trường vụ giết 6 người gây rúng động
Căn nhà là hiện trường vụ 6 người trong gia đình bị sát hại dã man, hiện vẫn có người nhang khói hàng ngày. Hoạt động kinh doanh của gia đình đã trở lại bình thường, thậm chí còn tiến triển hơn trước...
300 cảnh sát bảo vệ phiên xét xử thảm sát Bình Phước
Xưởng gỗ kinh doanh tốt
Trở lại hiện trường căn nhà xảy ra vụ thảm sát 6 người gây rúng động ở ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, phóng viên ghi nhận ngôi nhà vẫn đóng cửa im lìm, tuy nhiên xưởng gỗ ở phía sau vẫn hoạt động bình thường.
Hiện trường căn nhà từng xảy ra vụ giết 6 người gây rúng động
Anh Vân Anh (SN 1997, công nhân của xưởng gỗ) xác nhận: "Hiện tại công ty Quốc Anh có khoảng 70 công nhân làm việc, mọi hoạt động diễn ra bình thường, thậm chí phát triển hơn so với thời điểm trước khi xảy ra vụ án mạng.
Ngày mai (17/12), anh em công nhân chúng tôi được chủ công ty cho nghỉ việc một ngày để đi xem phiên xử lưu động".
Bà Bùi Thị Loan (SN 1957, là dân kinh doanh ngay kế cận ngôi nhà) kể: từ khi xảy ra vụ án đến nay, thường ngày căn nhà là hiện trường vụ thảm sát đều có người đến quét dọn, lau chùi, nhang khói; ban ngày cửa mở toang cho không khí bớt tang thương, hiu quạnh. Đến tối, người phục vụ về nhà, căn nhà không ai ngủ lại nhưng vẫn thắp đèn sáng đêm...
"Nhiều người dân ở các tỉnh thành khi đi công việc hay du lịch ngang qua, cũng xin phép vào ngôi nhà viếng các nạn nhân, thắp nén nhang rồi đi. Tuy nhiên gần ngày phiên tòa xử lưu động, gia đình không cho dân chúng vào viếng nữa...", bà Loan kể.
Bà Út Minh (làm nghề may cạnh căn nhà hiện trường) kể thêm: sau khi xảy ra vụ án, hoạt động kinh doanh xưởng gỗ của gia đình ông Lê Văn Mỹ (SN 1968) - bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (SN 1973) bị tạm ngưng khoảng 1 tháng. Sau đó gia đình họp bàn, giao việc kinh doanh cho bà Thiên Nga, ông Hưng (đều là em ruột bà Nga) quản lý. Theo nhận định của bà Loan: "Hoạt động kinh doanh của gia đình này có khởi sắc và mở rộng, phát triển hơn so với giai đoạn trước khi xảy ra vụ án".
Riêng những thành viên trong gia đình 6 nạn nhân, kể từ khi xảy ra vụ án đến nay, vẫn không tiếp xúc hay trò chuyện với báo chí.
Bà Bùi Thị Loan, người dân kế cận căn nhà hiện trường cho biết, hoạt động kinh doanh xưởng gỗ của gia đình các nạn nhân có nhiều khởi sắc
Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày 16/12 có rất nhiều người dân ở các tỉnh, thành, thậm chí ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Long An, Bến Tre...tìm về Chơn Thành chuẩn bị theo dõi phiên xét xử lưu động 3 bị cáo gây ra vụ giết 6 người chấn động.
Khi biết điểm xử là khu đất rộng 4ha ngay trung tâm hành chính của huyện, những người hiếu kỳ liền di chuyển đến gần đó, thuê nhà nghỉ để ngày mai (17/12) đến dự phiên tòa sớm nhất.
"Chúng tôi hiếu kỳ, chỉ muốn thấy tận mắt 3 kẻ gây ra vụ án chấn động dư luận, muốn nghe tận tai bản án của pháp luật dành cho những kẻ đó", bà Lâm Bích Hoa (SN 1960) vừa từ Bến Tre đến chia sẻ với phóng viên.
Thông tin mới nhất về 3 bị cáo vụ giết 6 người
Ông Nguyễn Hữu Trí - Chánh án TAND tỉnh Bình Phước, người ngồi ghế chủ tọa phiên xử gây chú ý của dư luận cho biết: "Đến nay cơ bản đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, không có vấn đề gì trở ngại cả. Cả 3 bị can đều được tống đạt cáo trạng từ nhiều ngày trước.
Di ảnh 6 nạn nhân trong căn nhà, là hiện trường của tội án rúng động dư luận
Công tác chuẩn bị xét xử đã được đoàn liên ngành gồm nhiều cơ quan tố tụng của tỉnh họp bàn, hoàn tất trong nhiều ngày nay".
Thông tin về 3 bị can là Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại trước ngày xét xử? Luật sư Hoàng Kim Vinh (chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bình Phước) xác nhận: "Hiện tại các bị can đều có sức khỏe, tinh thần ổn định, không có dấu hiệu tiêu cực".
Một nguồn thông tin của VietNamNet tham gia cuộc gặp các bị can mới đây xác nhận, Tiến và Thoại tỏ thái độ ngoan ngoãn, ăn năn hối hận. Trong khi Dương vẫn lầm lỳ, ít nói và dường như chấp nhận với phán quyết của tòa trong phiên xử sắp tới...
Được biết, luật sư Vinh cùng luật sư chung đoàn tỉnh Bình Phước là Lê Văn Nam được mời chỉ định bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho 2 bị can Dương và Tiến ngay từ giai đoạn điều tra đến xét xử.
Công tác chuẩn bị tại khu đất rộng 4ha sẽ diễn ra phiên xét xử lưu động sáng 17/12
Riêng bị can Thoại, gia đình có 2 mời luật sư thuộc đoàn luật sư TP.HCM gồm: Phạm Quốc Hưng và Nguyễn Quốc Anh, để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo này.
Trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Kim Vinh cho hay, khi mới bị bắt Dương và Tiến có tâm lý bất ổn, không ăn uống. Trong đó Dương có ý định tự vẫn, còn Tiến khóc rất nhiều. Cả 2 đều mong mỏi gặp người thân; tuy nhiên đến nay yêu cầu này vẫn chưa được các cơ quan tố tụng đáp ứng. Riêng Thoại khi vừa bị bắt cũng suy sụp tinh thần, chán nản tột cùng...
Qua quá trình các cán bộ ở cơ quan tố tụng, trại tạm giam động viên, chia sẻ, cả 3 bị cáo đã lấy lại được tinh thần, ổn định về mặt tâm lý và sức khỏe.
VietNamNet sẽ thông tin chi tiết về phiên xử lưu động vụ án giết 6 người gây rúng động, thu hút sự chú ý của dư luận diễn ra sáng mai (17/12).
Cháu bé duy nhất thoát chết trong vụ án giờ ra sao? Một người thân thiết với gia đình các nạn nhân cho hay, cháu bé Lê Gia Linh, thường gọi là bé Na - nạn nhân duy nhất thoát chết trong vụ thảm án, khi đó mới 18 tháng tuổi, hiện được những người bên gia đình nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga nuôi dưỡng chu đáo tại TP.HCM. Người này cho biết, bé Na còn quá nhỏ để biết về thảm kịch gia đình. Những người thân không nhắc về chuyện cha mẹ, các anh chị trước mặt bé gái này. Ngay sau khi xảy ra vụ án không lâu, đại gia đình các nạn nhân đã họp, thống nhất giao tài sản, hoạt động kinh doanh của gia đình lại cho người nhà - là các em của bà Nga tạm giữ, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh. Theo đó khi bé Na 18 tuổi, gia đình sẽ chuyển giao tài sản của gia đình lại cho bé gái này.
Anh Sinh
Theo_VietNamNet
Những dãy nhà lầu nửa tỷ giống nhau như đúc ở ngoại ô SG Giới đầu tư BĐS đổ về Nhà Bè mua đất xây nhà diện tích nhỏ bán giá rẻ, tạo nên những khu dân cư với nhiều dãy nhà giống hệt nhau. Đường Lê Văn Lương (đoạn đi qua xã Phước Kiển và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) dày đặc bảng quảng cáo bán nhà phố giá dưới 1 tỷ đồng một căn. Sâu...