Hiểm họa từ ‘rượu thuốc’ làm đẹp
Đánh vào tâm lý, nhu cầu thích làm đẹp của chị em, trên một số trang mạng (kể cả Facebook) rao bán “ rượu thuốc” làm đẹp, trắng da, chữa nám, trị mụn… Và, đã có nhiều người là nạn nhân của sản phẩm không rõ nguồn gốc này.
“Rượu thuốc”, “kem trong” bà Th. bán cho khách để làm đẹp, trắng da – Ảnh: Lương Ngọc
Lời rao có cánh
Trên trang http://ruouthuoctrimun.wevina.vn, những lời quảng cáo về công dụng khi sử dụng “rượu thuốc” làm đẹp đầy hấp dẫn: “Trị mụn 100%, kể cả mụn bọc, mụn đỏ và lang ben, chỉ trong thời gian ngắn…”. Người bán không quên trấn an khách hàng rằng, khi bôi “mặt sưng đỏ, nổi mẩn rôm, hơi ngứa là hoàn toàn bình thường”. Phía dưới lời rao là số điện thoại của người bán đi kèm.
PV gọi vào số điện thoại 0938883… thì nghe giọng một phụ nữ chào mời: “Em mua thuốc rượu hả, nhà ở đâu, giao hàng tận nơi nhé…?”. Người này cho biết giá mỗi chai “rượu thuốc” làm đẹp 400 ml là 90.000 đồng. Chị này còn giới thiệu một loại kem làm đẹp có giá 160.000 đồng/hũ. Người nữ bán hàng khuyên chúng tôi mua trọn bộ sản phẩm làm đẹp – “rượu thuốc” và kem bôi.
Tương tự, chúng còn được quảng cáo trên nhiều fanpage của mạng xã hội Facebook. Chúng tôi cũng thử truy cập vào đây với tiêu đề “rượu thuốc trị mụn gia truyền” thì xuất hiện ngay những nội dung giới thiệu về công dụng của loại này. Chẳng hạn như: “Rượu thuốc trị mụn, trị nám và làm đẹp da từ rễ cây thuốc nam. Bảo đảm uy tín, và giá tốt nhất hiện nay…; hoặc: “Rượu rễ cây là bài thuốc của người dân tộc được làm từ rễ cây, mật gấu nên có tác dụng, đặc trị mụn 100% kể cả mụn bọc và lang ben…, liên hệ số điện thoại: 0166.230…”.
Video đang HOT
Sử dụng bừa bãi gây hại cho cơ thể Về việc có người bán bảo “rượu thuốc” ngâm từ cây mật nhân, cây mật gấu, sau khi xem qua cây ngâm rượu của người bán, lương y Vũ Quốc Trung (hội viên Hội Đông y VN), khẳng định cây này không phải mật nhân, cũng không phải cây cỏ gấu. Mật nhân hay cỏ gấu là vị thuốc, nhưng trong đông y chưa hề nghe nói về công dụng làm đẹp da mặt của hai loại cây này bằng cách ngâm rượu rồi bôi. Có thể người bán nghe truyền miệng rồi lấy về ngâm rượu bán mà bản thân họ cũng không biết cây gì. Cũng có thể họ biết nhưng muốn “giấu bài”, nên nói đại một tên cây thuốc nào đấy. “Mỗi loại cây có công dụng của nó, nhưng nếu không biết cách sử dụng, hoặc sử dụng bừa bãi sẽ gây hại cho cơ thể, chớ mạo hiểm”, lương y Vũ Quốc Trung nói. THANH TÙNG
Giá cả có nơi 90.000 đồng/chai 400 ml; có nơi 160.000 đồng nhưng chai chỉ 350 ml. Hầu hết những người rao bán trên mạng chỉ giao dịch qua điện thoại, rồi giao hàng tận nơi cho khách, chứ không cho địa chỉ cụ thể để người mua đến tận nơi. Và có người cho biết cây ngâm rượu là cây mật nhân, có người thì nói cây mật gấu.
PV cũng tìm được một địa chỉ bán “rượu thuốc” làm đẹp trên đường Vạn Kiếp, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Người bán là bà Th. Trong nhà có một số thùng đựng rễ cây đã đóng gói sẵn trong bịch, thùng khác đựng các chai rượu (loại chai nước suối đã qua sử dụng) ngâm sẵn rễ cây, và thùng đựng kem trong (tên “kem trong” là do người bán gọi). “Em mua số lượng nhiều để bán lại, nên nhờ chị cho biết thành phần ngâm rượu để giới thiệu cho khách hàng”, PV đặt vấn đề với bà Th. Bà này nói: “Cây này không biết cây gì, chỉ biết cây thuốc nam tốt lắm! Nó không phải mật nhân, mật gấu như trên mạng rao. Nhưng em mua về bán thì cứ nói với khách là cây mật nhân, đừng nói không biết thì người ta không tin. Chị bán lâu rồi nên quen biết không sao”. Theo bà Th., nếu mua nhiều thì “rượu thuốc” làm đẹp giá 70.000 đồng/chai 400 ml. Còn “kem trong” giá 140.000 đồng/hũ, cây thuốc chưa ngâm 40.000 đồng/bịch (khoảng 200 gr).
Bà Th. cho biết đã bán “rượu thuốc” làm đẹp này mấy năm nay. Lúc trước, bà bán ở Bình Dương, sau này về TP.HCM mở bán ở Q.Bình Thạnh và Q.Tân Bình. Khách hàng ở xa chỉ cần liên hệ bà Th. qua điện thoại đặt hàng, cho địa chỉ, chuyển tiền qua tài khoản, thì bà sẽ cho người giao hàng tận nơi.
Nạn nhân của “rượu thuốc” làm đẹp
L.T.K.O (22 tuổi, sinh viên một trường đại học ở TP.HCM) đã mua “rượu thuốc” làm đẹp tại cơ sở của bà Th. nói trên. Cô phản ánh: “Lúc mua, người bán chỉ nói sau khi bôi thuốc, mặt sẽ có hiện tượng ửng đỏ, xuất mụn ra, nổi hết lên, sau vài ngày sẽ khỏi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, sau gần một tháng sử dụng, mặt tôi vẫn trong tình trạng sưng đỏ, mụn mọc ngày càng nhiều hơn, da mặt cứ bong tróc liên tục không thể rửa mặt thường xuyên vì nếu cọ mạnh sẽ đau và rỉ máu”. “Lo lắng vì tình trạng da mặt sau khi bôi thuốc rượu, tôi đã gọi lại cho bà Th. thì được bà trấn an không sao, rồi bà giới thiệu tôi mua kem trong để bôi kèm thì sẽ giúp da dịu lại, căng mịn ra. Người bán nói đây là kem nhập, rất tốt, nhưng kem này không có nhãn mác gì cả, chỉ có màu vàng đục và mùi hanh của keo dán”, O. cho biết thêm.
Một nạn nhân khác là chị Đ.T.T.D (24 tuổi, ở TP.HCM). Chị kể: “Mặt mình có mụn, dự tính mua thuốc uống thì được mấy người quen giới thiệu dùng “rượu thuốc” sẽ nhanh hết còn trắng đẹp như da em bé nữa. Mình đã mua một chai 400 ml với giá 200.000 đồng tại một tiệm thuốc tây trên đường D1 (Q.Bình Thạnh). Nhưng mới dùng 2 ngày thì mặt bị sưng phù lên, nổi hạt bóng nước như bị dị ứng, rất khó chịu”. Sợ quá, chị D. liền ngưng bôi.
Theo TNO
Tự ngâm rượu thuốc xoa bóp ngày đông
Các vị thuốc đông y ngâm rượu sẽ cho ra những dược tửu xoa bóp hữu hiệu giúp dự phòng và điều trị các chứng đau mỏi gân xương, cơ khớp... hay gặp trong những ngày đông lạnh giá.
Rượu thuốc (dược tửu) là một chế phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền. Việc dùng rượu thuốc để trị bệnh và bồi bổ đã có từ lâu. Có loại rượu thuốc sử dụng để uống và có loại xoa bóp bên ngoài. Mỗi loại đều có những nguyên tắc bào chế và cách sử dụng riêng nên phải hết sức chú ý khi tự bào chế. Có thể mua rượu thuốc xoa bóp đã bào chế sẵn bán ở các nhà thuốc đông y hoặc các phòng khám y học cổ truyền. Cách này tuy tiện lợi nhưng sẽ khó cho người bệnh kiểm soát được chất lượng an toàn của quá trình ngâm rượu. Vì vậy trong dân gian nhiều gia đình có thói quen sử dụng thuốc đông y vẫn hay thiên về cách tự bào chế hơn. Chỉ những bài thuốc rượu nào quá phức tạp, vị thuốc khó tìm, đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt họ mới tìm mua thành phẩm.
Khi tự bào chế rượu thuốc, phải biết rõ tên vị thuốc và quy cách, đề phòng loại cây cùng tên mà khác thuốc hoặc cùng thuốc mà khác tên. Đối với một số phương thuốc lưu truyền trong dân gian, nếu muốn bào chế phải hỏi kỹ thầy thuốc để tránh sử dụng nhầm gây hậu quả nguy hiểm. Trên tất cả, phải biết chọn dùng phối hợp những vị thuốc nào và phương cách chế biến ra sao thì mới mong có được những loại rượu thuốc xoa bóp vừa đơn giản lại vừa có hiệu quả như mong muốn:
Rượu thuốc ngô công: Dùng con rết nhà (ngô công) hay rết rừng loại lớn, nhiều chân, dài từ 7 - 13cm, đầu vàng, lưng đen, chân bụng đỏ vàng. Nếu rết to chọn một hoặc hai con; rết nhỏ lấy từ ba đến bốn con. Cồn 900 một lượng khoảng 150ml. Bắt được rết, lấy nước nóng già 70 - 80oC đổ vào. Sau đó đem rửa nhiều lần rồi cho vào ngâm với cồn. Thời gian ngâm từ 30 - 90 ngày, càng ngâm lâu càng tốt. Lọc, đóng chai. Rượu rết có tác dụng xoa bóp các trường hợp đau nhức, phong thấp, té ngã tụ máu. Rượu còn có thể xoa vào chỗ mụn nhọt mới mọc cho tan. Tẩm bông xoa lên chỗ rắn cắn để giải độc.
Rượu thuốc thảo dược: huyết giác 40g, đại hồi 12g, quế chi 12g, địa liền 20g, thiên niên kiện 20g, long não (tán bột) 15g, cồn 700 một lít. Tất cả các vị thuốc tán thành bột ngâm trong cồn khoảng một tuần. Mỗi ngày khuấy một lần, gạn lấy kiệt nước, cho thêm bột long não vào khuấy cho tan hết bột. Đóng chai. Loại rượu này giúp chữa sưng tấy, tụ máu, bầm tím, bong gân, nhức xương, đau khớp.
Tuyệt đối không được uống
Các loại rượu thuốc xoa bóp chỉ được dùng ngoài da, tuyệt đối không được uống bởi đa số các vị thuốc dùng làm rượu thuốc xoa bóp đều có tính độc. Nên dán nhãn lưu ý tác hại ngoài chai. Ngoài ra, khi sử dụng rượu thuốc để xoa bóp không nên bôi vào các vết thương đã chảy hay rỉ máu. Cách sử dụng tốt nhất là tẩm rượu vào bông hay miếng gạc, xoa lên chỗ đau sưng rồi xoa bóp.
Rượu huyết giác: Huyết giác 20g, quế chi 20g, thiên niên kiện 20g, đại hồi 20g, địa liền 20g, gỗ vang 40g. Các vị thuốc tán nhỏ, cho vào chai cùng với 500ml rượu trắng, ngâm khoảng một tuần, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Rượu có công dụng tốt cho những trường hợp bị thương do đánh đập, té ngã, đau tức, bầm máu... Trong dân gian còn dùng chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân.
Rượu thuốc long não: Long não 100g, cồn 900 khoảng một lít. Hoà tan long não vào cồn. Sau đó lọc, đóng vào chai. Loại rượu này có công dụng xoa bóp giúp đánh tan các chỗ tụ máu, nhức mỏi mình mẩy.
Rượu thuốc hồng hoa: Hồng hoa (cây rum) 12g, đào nhân 20g, xuyên khung 50g, đương quy 50g, thảo ô 20g, hạt tiêu 50g. Các vị thuốc tán vụn, ngâm với một lít rượu trắng, sau ba ngày dùng được. Rượu hữu hiệu với các chứng đau nhức, tê bại, máu ứ bầm tím, nhức mỏi.
Rượu thuốc ngải cứu: Ngải cứu 6g, đương quy 12g, độc hoạt 12g, khương hoạt 12g, thiên niên kiện 10g, hồng hoa 8g, tô mộc 12g, nhục quế 8g, tần giao 12g, huyết giác 12g, mộc qua 10g. Các vị tán vụn, ngâm với 1.000ml rượu trắng, sau bảy ngày là có thể dùng được. Rượu có công dụng tốt để xoa ngoài khớp bị tê thấp hoặc những nơi đau nhức.
Rượu thuốc địa long: địa long ba con, phụ tử chế 12g, tam thất 6g, bạch chỉ 6g, chế xuyên ô 6g, tế tân 6g, mộc qua 10g, xuyên khung 10g, hồng hoa 10g, cẩu tích 10g, độc hoạt 10g, rết một con, mã tiền tử hai hạt. Các vị tán vụn, ngâm với 500ml rượu trắng, sau từ 7 - 10 ngày là được. Ngoài chữa trị các chứng nhức mỏi, trật gân... loại rượu này còn thích hợp xoa bóp làm giảm các chứng đau nhức ngày đông giá lạnh ở người già; phụ nữ sinh đẻ đau thắt lưng dùng xoa vào nơi đau và hai bàn chân cũng sẽ tránh khỏi tê thấp.
Theo VNE
Tràn lan rượu độc Vì lợi nhuận, nhiều lò rượu đã dùng những loại men trôi nổi không rõ nguồn gốc hoặc cồn công nghiệp pha chế với nước lã thêm một chút hương liệu để điều chế thành "đặc sản" rượu quê, rươu thuôc... rât nguy hiêm Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm, cả nước có hàng chục...