Hiểm họa từ rác khẩu trang
Có một vấn đề liên quan đến khẩu trang rất đáng ngại chính là rác khẩu trang tràn lan ở mọi nơi, mọi chỗ.
Ảnh minh họa
Từ hơn chục ngày trở lại đây, khi dịch virus corona có nguồn gốc từ TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc lan truyền khắp mọi nơi trên thế giới với tốc độ lây lan chóng mặt, khi mà số bệnh nhân ngày một tăng cao và số người chết ngày một nhiều, thì tại Việt Nam chúng ta, mặt hàng khẩu trang nói chung và khẩu trang y tế nói riêng đã đang thực sự lên cơn sốt.
Người dân ở hầu hết các tỉnh, thành đều hướng tới sự an toàn phòng bệnh dịch bằng cách đeo khẩu trang để bảo vệ mình cũng như cộng đồng, đã khiến cho mặt hàng khẩu trang bán rất chạy. Đã có không ít các cá nhân, tập thể bất lương nhân cơ hội này đẩy giá bán khẩu trang lên cao gấp 5-7 lần, thậm chí hàng chục lần để trục lợi.
Khi toàn dân ý thức đeo khẩu trang để phòng đại dịch bệnh virus corona, đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, có một vấn đề liên quan đến khẩu trang rất đáng ngại chính là rác khẩu trang tràn lan ở mọi nơi, mọi chỗ. Đi đâu, ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc khẩu trang đã sử dụng bị vứt bỏ chỏng chơ, lăn lóc.
Dễ bắt gặp hơn cả là tại các địa điểm công cộng như nhà ga, bến xe, ghế đá công viên, nhiều người thiếu ý thức thay vì gói ghém khẩu trang đã dùng đem bỏ vào thùng rác cho sạch sẽ, an toàn thì lại vứt bỏ lung tung. Chỉ lấy ví dụ nhỏ tại ghế đá công viên, một đứa trẻ đi chơi cùng cha mẹ, do cha mẹ không để ý, đứa trẻ bắt gặp chiếc khẩu trang cũ vứt bỏ, vô tình cầm lên nghịch ngợm thì rất có thể sẽ bị lây lan mầm bệnh, nếu như chủ nhân chiếc khẩu trang đó bị nhiễm virus corona…
Ngoài virus corona đang hiện hành, còn có biết bao nhiêu loại mầm mống dịch bệnh khác ẩn chứa trong đó cũng có thể lây truyền qua đường hô hấp thông qua những chiếc khẩu trang cũ bị vứt bỏ.
Để ngăn ngừa dịch bệnh, ngoài việc đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên thì mỗi người nên có ý thức gói ghém gọn gàng khẩu trang đã sử dụng cho vào thùng rác. Việc này không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, mà còn làm cho môi trường sống luôn sạch sẽ.
Video đang HOT
Đặng Đức
Theo nguoilaodong
TP.HCM họp bàn giải pháp ngừa Corona bùng phát
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan liên quan phải dự báo nhu cầu khẩu trang ít nhất trong hai tuần nữa.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dự báo nguy cơ dịch bệnh do virus nCoV gây ra có khả năng lan rộng trên địa bàn TP.HCM nếu không kiểm soát được dịch bệnh ngay từ những ca đầu tiên, tại cuộc họp báo cáo tình hình ứng phó phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại UBND TP vào chiều 3-2.
Khó phát hiện ca bệnh tại cửa khẩu
Ông Bỉnh dẫn chứng nhiều nguy cơ có thể khiến TP.HCM thành ổ dịch như mật độ dân cư cao, đi lại giữa TP.HCM và các nước trên thế giới, các tỉnh, TP của Việt Nam rất lớn làm gia tăng nguy cơ bệnh xâm nhập và lây lan trong TP.
Ngoài ra, việc sử dụng máy lạnh trong nhiều khu nhà ở, công sở là môi trường thuận lợi cho virus phát triển.
"Với đặc điểm thời gian ủ bệnh kéo dài trong khi thời gian di chuyển từ vùng dịch đến TP.HCM là rất ngắn (chỉ vài giờ) nên khả năng phát hiện ca bệnh tại cửa khẩu rất hạn chế. Trường hợp hai ca bệnh đầu tiên đã chứng minh rất rõ cho điều này. Và với đặc điểm lâm sàng đa số là những bệnh cảnh nhẹ, giống với nhiễm nCoV thông thường nên dễ khiến người bệnh có thể không cần đến sự trợ giúp y tế nên bệnh khả năng lây cho người khác tại TP do sự tiếp xúc đi lại của người bệnh" - ông Bỉnh nêu.
Do đó, ông Bỉnh đề nghị cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh đã xâm nhập tại cộng đồng thông qua hệ thống cơ sở y tế để hạn chế lây lan; tổ chức sẵn sàng các cơ sở điều trị, cách ly kiểm dịch trên toàn TP để vận hành khi cần thiết... "Biện pháp phòng, chống hiện nay là kiểm soát sự lây lan và không để có ca tử vong" - ông Bỉnh phát biểu.
Người dân tự ý thức đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi trong thời điểm dịch bệnh Corona. Ảnh: TP
Nỗ lực cung ứng đủ khẩu trang cho người dân
Một trong những giải pháp ngừa dịch nCoV là việc sử dụng khẩu trang cũng được các đại biểu bàn sôi nổi trong cuộc họp. "Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh nếu đeo khẩu trang không đúng cách, nguy cơ nhiễm bệnh còn cao gấp nhiều lần người không mang khẩu trang" - TS-BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, cảnh báo.
Theo BS Giang, hầu như 100% những người đang sử dụng khẩu trang y tế đều mang không đúng cách. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh nếu đeo khẩu trang không đúng cách, nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn bám trên khẩu trang phát tán còn cao gấp nhiều lần người không mang khẩu trang. Ngược lại, nếu đeo khẩu trang đúng cách, theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì số lượng khẩu trang bị vứt bỏ mỗi ngày sẽ rất khổng lồ. "Nếu đeo khẩu trang đúng cách thì mỗi lần mở ra phải móc bỏ vào thùng rác thì mỗi người mỗi ngày sẽ xài bao nhiêu chiếc và lượng cung ứng sẽ như thế nào?" - BS Giang phân tích.
Do đó, theo BS Giang, những đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang như khi đến nơi công cộng, đông người hoặc đang bị các bệnh đường hô hấp, tiếp xúc gần với người có nguy cơ nhiễm bệnh thì phải mang khẩu trang đúng cách. Trong trường hợp nguồn khẩu trang y tế khan hiếm thì nhất thiết vẫn phải có khẩu trang cho những đối tượng bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, nhận định với tình hình dịch bệnh kéo dài, việc cung ứng khẩu trang cho người dân sẽ gặp khó khăn. Thông tin từ các nhà sản xuất cho biết nguyên liệu sản xuất khẩu trang chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Bổ sung ý kiến trên, BS CK2 Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết TP có đến 11 triệu người dân và kể cả vãng lai, do đó nhu cầu sử dụng khẩu trang sẽ rất lớn, cung không đủ cầu. Do đó, người dân có thể sử dụng khẩu trang giấy hoặc vải thay đổi trong ngày cũng có tác dụng bảo vệ tương đương. Ông Dũng cũng đề xuất nên xem xét việc đeo khẩu trang y tế với đối tượng nào, thời điểm nào.
Phát biểu chỉ đạo về vấn đề này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các cơ quan liên quan phải dự báo nhu cầu khẩu trang ít nhất trong hai tuần nữa.
Theo ông Nhân, TP có đến 2,6 triệu học sinh sẽ đi học trở lại, nếu mỗi em đều bắt buộc đeo khẩu trang đến trường học thì chắc chắn TP sẽ không cung cấp đủ.
Do đó, ông Nhân đề nghị các cơ quan, ban, ngành phải hướng dẫn rõ những đối tượng nào cần phải đeo khẩu trang, đeo khẩu trang vào lúc nào. Ông Nhân nhận định nếu tuyên truyền không tốt thì người dân sẽ rối loạn khi không được đáp ứng đủ lượng khẩu trang.
Nhiệm vụ số một là phát hiện bệnh và cách ly kịp thời
PGS-TS Trần Đắc Phu, cựu cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chuyên gia cao cấp của Trung tâm Đáp ứng dịch khẩn cấp, Bộ Y tế, Việt Nam sẽ áp dụng những kinh nghiệm trong việc khống chế dịch SARS để áp dụng cho dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV nói riêng và các dịch bệnh sau này nói chung.
Trong giai đoạn này, để dập dịch tốt, khống chế được dịch cần nỗ lực lớn của nhân viên y tế và phải có sự chung tay rất lớn của người dân. Người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở nếu có dịch tễ liên quan tới vùng dịch (đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người mắc bệnh) thì phải khai báo và đến ngay cơ sở y tế.
Nhiệm vụ số một của các ngành, các cấp là phát hiện và cách ly, giám sát người nhiễm để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Tiếp đó là lên kế hoạch đáp ứng phù hợp trong mỗi giai đoạn của dịch.
HÀ PHƯỢNG
HOÀNG LAN
Theo PLO
Giáo viên luộc khăn, chia rau... ngày nghỉ học phòng dịch virus corona Học trò nghỉ học, còn các thầy cô vẫn tới trường trong sáng 3/2; sinh hoạt chuyên môn và còn dọn vệ sinh trường lớp. Sân trường vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần là nơi chào cờ, nay vắng học sinh. Ngay từ sáng sớm tại nhiều trường học, ban giám hiệu và giáo viên vẫn có mặt đầy đủ. Hành...