Hiểm họa từ những con đường Trung Quốc vươn khắp thế giới
Hiếm có dân tộc nào trên thế giới lại nhẫn nại, kiên trì phá đèo, đục núi, vượt suối, ngăn sông – mà lại ở xứ người – như dân tộc Trung Hoa.
Họ làm điều đó bất chấp những tổn thất to lớn về sinh mạng do tai nạn, bệnh tật, rừng thiêng nước độc, hổ vồ rắn cắn.
Vì Trung Quốc cần có những đường thông ra bốn phía để khi cần cơ động lực lượng được nhanh chóng, và nhờ thủ đoạn này mà lãnh thổ Trung Quốc qua nhiều thời đại được mở rộng về các hướng.
Chính sách của Trung Quốc là chủ động đề nghị các nước cho Trung Quốc &’giúp’ làm đường.
Trong quá trình làm đường, ngoài việc tạo điều kiện mở thông Trung Quốc ra nước ngoài, thu lợi ích kinh tế, còn nhằm điều tra địa hình, thăm dò địa chất và ăn cắp tài nguyên, cài cắm dân, xây dựng cơ sở vào dân bản địa, nắm nước chủ nhà rồi từng bước khống chế theo lợi ích chính trị của Trung Quốc.
Năm 1957, Trung Quốc làm con đường giữa Tân Cương và Tây Tạng đi qua phần đất mà Trung Quốc vẽ bản đồ lấn của Ấn Độ.
Năm 1961, Trung Quốc giúp Nepal làm một con đường từ Tây Tạng đến Thủ đô Kathmandu. Cùng thời gian, Trung Quốc thiết lập quan hệ đại sứ giữa hai nước để tìm cách tách Nepal ra khỏi ảnh hưởng của Ấn Độ.
Năm 1959, Trung Quốc khởi công và sau 20 năm hoàn thành con đường Karakoram là tuyến đường nằm ở độ cao nhất trên thế giới.
Đường lưỡi bò vô lý Trung Quốc vẽ trên Biển Đông
Con đường dài gần 1.300km, nối Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương ở phía Tây Trung Quốc với khu vực Pakhtunkhwa từ đó tới Thủ đô Islamabad của Pakistan.
Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng con đường Karakoram lên 2 làn, thậm chí một số nơi lên tới 4 làn đường để &’hành trình từ biên giới Trung Quốc tới Islamabad giảm từ 30 xuống còn 20 tiếng’.
Video đang HOT
Tuyến đường này có thể giúp Trung Quốc xuất khẩu thêm hàng hóa tới Pakistan, qua cảng Karachi và tỏa đi khắp thế giới.
Tuy nhiên, Ấn Độ lo ngại sau khi mở rộng đường Karakoram, Trung Quốc sẽ có thể chuyên chở xe tăng và những thiết bị quân sự hạng nặng khác tới Ấn Độ Dương.
Năm 1971, Trung Quốc đề nghị Việt Nam để Trung Quốc giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên Đường mòn Hồ Chí Minh, với khoảng 20 vạn quân Trung Quốc bảo đảm.
Video Tướng Trung Quốc giải thích không thỏa đáng về &’đường lưỡi bò’
Tất nhiên Việt Nam đã khước từ. Nếu không thì bao công lao, xương máu của người Việt Nam sẽ đổ xuống sông xuống biển; tình hình miền Nam sẽ trở lại vạch xuất phát như trước năm 1959, Trung Quốc sẽ có cơ hội giành quyền đại diện cho Việt Nam thương lượng với Mỹ để giải quyết cuộc kháng chiến chống xâm lược của Việt Nam theo phương châm &’miền Nam tiếp tục là thuộc địa của Mỹ’ để Trung Quốc &’đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.
Năm 1977, Trung Quốc giao Pôn Pốt thuyết phục Lào nhận để Trung Quốc xây dựng đường sắt từ Vân Nam đi cảng Công Pông Xom, qua Lào. Bí thư Quân ủy Trung ương Trung Quốc Cảnh Tiêu: “Nhìn qua bản đồ là chúng ta có thể hiểu rằng con đường bộ thuận tiện nhất để viện trợ vật chất tới Campuchia sẽ là một con đường chạy qua lãnh thổ Lào”.
Đến nay, Trung Quốc đã giúp Lào xây dựng được 13 tuyến vận tải quốc tế nối Trung Quốc – Lào, ASEAN; hỗ trợ Lào xây dựng cầu bắc qua sông Mê Công; triển khai dự án xây dựng và nâng cấp các sân bay quốc tế Luông Pra-bang, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng; lập kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc.
Các con đường của Trung Quốc còn dẫn đến châu Phi. Trong những năm 1970, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, Trung Quốc vẫn hỗ trợ Tanzania và Zambia xây dựng tuyến đường sắt dài 1.860 km.
Hiện nay, các nhà thầu Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án giao thông ở Lục địa Đen, từ Ghine tới Etiopia, từ đường cao tốc Belet Uen – Burao tại Somalia tới cảng nước sâu ở Mauritania và kênh đào Mashta al Anad – Ben Jarw tại Tunisia.
Dù là đường bộ, đường sắt hay cảng biển, Trung Quốc đang xây dựng trên khắp thế giới với quy mô lớn. Nhưng đằng sau “món quà” của người bạn “tốt bụng” là một chiến lược, một âm mưu đen tối.
Theo VTC News
Học giả Trung Quốc can đảm nói thẳng về biển Đông
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm.
Nhà nước Trung Quốc ngày càng mở rộng hành động độc chiếm biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Ở trong nước, nhà nước Trung Quốc không ngừng tuyên truyền cho người dân bằng những thông tin ngụy tạo, sai sự thật như "Việt Nam vi phạm chủ quyền Trung Quốc", "Việt Nam ức hiếp Trung Quốc", "Nước nhỏ ăn hiếp nước lớn", v.v...
Song không phải vì thế mà tất cả người dân Trung Quốc đều sai lầm tin vào những lời tuyên truyền sai trái đó.
Từ thiền sư Thích Đại Sán đến học giả Lý Lệnh Hoa
Thế kỷ 17, thiền sư Thích Đại Sán đã qua Việt Nam, ghi chép đầy đủ và trung thực chủ quyền của nhà Nguyễn ở Đàng Trong với Vạn Lý Trường Sa. Lúc ấy, vương triều Trung Hoa đang "quay lưng ra biển", chỉ quan tâm đến lục địa. Song những ghi chép, quan sát, cảm nhận của vị thiền sư Trung Quốc danh tiếng đã cho thế giới và người Trung Quốc góc nhìn về sự thật ở biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Học giả Lý Lệnh Hoa
Vào đầu thế kỷ 20, Trung Quốc bắt đầu "dòm ngó" và nhảy vào cưỡng chiếm Hoàng Sa, một số quần đảo Trường Sa. Và, tham vọng chưa dừng tại đây, "đường lưỡi bò" được vẽ ra chiếm gần trọn biển Đông từ "một phút giây hứng khởi bất thường của một viên chức Trung Hoa Dân Quốc" đã trở thành chính sách bành trướng của nhà nước Trung Quốc xuyên suốt từ giữa thế kỷ 20 đến thế kỷ 21.
Tuy nhiên, ngay tại chính TQ, vẫn có những người dũng cảm, bất chấp nguy hiểm để nói lên sự thật với nhân dân, đồng bào của mình và nhân dân trên thế giới. Một trong số đó là học giả Lý Lệnh Hoa.
Học giả Lý Lệnh Hoa sinh năm 1946. Từ năm 1964 đến 1970 học khoa Hải dương học tại Học viện Sơn Đông. Sau khi ra trường, từ năm 1970 đến 2006 ông công tác tại Trung tâm thông tin Hải Dương quốc gia (ở Thiên Tân).
Nhờ môi trường công tác tại Trung tâm thông tin Hải dương quốc gia, ông đã tiếp cận và nghiên cứu nhiều tài liệu lịch sử, tài liệu khoa học về biển đảo và các vấn đề xung quanh liên quan. Từ đó, ông liên tục nói lên sự thật, chân lý và lẽ phải. Ông có viễn kiến sâu sắc, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân Trung Quốc cũng như các nước láng giềng.
Ngay từ đầu ông đã khẳng định: "Trung Quốc muốn phát triển kinh tế và nâng cao uy tín thì cần phải tích cực và chủ động giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông TG), phải xác lập được cơ chế đàm phán, thương lượng song phương và đa phương hữu hiệu, được các nước liên quan cùng chấp nhận, thiết thực sớm chấm dứt cục diện xung đột dài ngày ở Nam Hải (Biển Đông - TG).
Những bài viết sắc bén, có căn cứ khoa học, pháp lý và lịch sử phản bác lại lập luận sai trái của Trung Quốc về Biển Đông của ông không được các báo chính thống của Trung Quốc đăng tải. Do đó, ông đã tích cực sử dụng blog cá nhân để truyền tải đến nhân dân Trung Quốc sự thật và lẽ phải. Mới đây nhất khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ông đã nghiêm khắc cảnh báo tai họa cho đất nước và nhân dân của mình: "Trung Quốc đang tự biến mình thành kẻ thù của các nước láng giềng và thế giới văn minh".
Bản đồ đường lưỡi bò vẽ và viết bằng tay gốc bị phát hiện do một viên chức vẽ.
Trên blog cá nhân ngày 21/5/2014, Lý Lệnh Hoa viết: "Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải quá nhiều phát biểu vô trách nhiệm về những vấn đề về liên quan đến biển Đông. Họ chẳng hiểu gì Công ước 1982 hay Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), họ bỏ qua lý lẽ và thậm chí coi thường Công ước đã ký. Những gì họ nói, họ biết về "đường lưỡi bò" là vô cùng cẩu thả. Tất cả các đường ranh giới trên đất liền và hải phận trên thế giới đều là những đường liền mạch, rõ ràng, còn "đường lưỡi bò" chỉ là một vệt 9 đoạn đứt quãng quá mơ hồ..."
Và "Trung Quốc là một quốc gia lục địa. Từ xa xưa cho đến tận đời nhà Minh, nhà Thanh, Trung Quốc vốn không quan tâm nhiều đến biển. Làm sao lại có thể dám nói rằng, người Trung Quốc từ xa xưa đã vươn ra hoạt động trên một vùng biển rộng đến hơn 200 vạn km2 mà Trung Quốc đang đòi hỏi hiện nay? Đấy là một sự ngụy tạo, bóp méo sự thật lịch sử".
30 năm kiên trì sự thật
Để giúp dư luận và nhân dân Trung Quốc hiểu rõ sự thật, học giả Lý Lệnh Hoa đã công bố nhiều bằng chứng, chứng cứ về nguồn gốc các biển đảo trên biển Đông và đường lưỡi bò sai trái, nguy hiểm. Chính ông đã tìm ra nguồn gốc ra đời "đường lưỡi bò" và gọi tác giả và cơ quan chuyên môn này là "Ổ sáng tác ra đường lưỡi bò". Và, "Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".
Chính nhờ ông mà cả thế giới biết xuất xứ về "đường lưỡi bò" (Cửu tuyến đoạn) là một sản phẩm do một công chức bình thường của Trung Quốc vẽ sau một chuyến đi qua biển Đông. Ông nhiều lần phát biểu công khai: "Đường 9 đoạn" chỉ là đường ảo, trong khi đường biên giới trên biển phải được quốc tế thừa nhận là có thực". Khi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa đánh chiếm của Việt Nam, ông thẳng thừng tuyên bố: "Không nên làm trò hề cho thế giới cười".
Ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu và công bố sự thật với mong muốn "Không để Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc ảo mộng". Đặc biệt từ năm 2005 đến nay, trước sự bành trướng ngày càng hung hăng của chính quyền Trung Quốc, học giả Lý Lệnh Hoa đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho người dân và giới nghiên cứu Trung Quốc những bằng chứng, lý lẽ, luật pháp quốc tế để "lay tỉnh" mọi người thoát khỏi "ác mộng" và "đại họa".
Ngày 14/6/2012, Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Trung Quốc tổ chức Hội thảo Tranh chấp biển Đông: Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế. Học giả Lý Lệnh Hoa được mời tham gia cùng nhiều học giả, nhà nghiên cứu của Trung Quốc.
Tại đây, ông đã thẳng thắn đánh giá hành vi của Trung Quốc trên biển Đông như sau: "Không thể xỏ giày trước rồi mới đi tất". Ông đã chứng minh cho các diễn giả thấy những sai trái của Trung Quốc khi dùng vũ lực xâm chiếm cưỡng đoạt nhiều đảo và biển Đông. Chiếm xong rồi tìm cách "chứng minh". Vì vốn không phải sự thật nên không chứng minh được, đành phải viện dẫn nhiều dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ.
Ông tỏ ra lo lắng cho cách hành xử của nhà nước Trung Quốc và nhiều lần lên tiếng. Ông nói tại hội thảo : "Bởi vậy Bộ Ngoại giao và phía quân đội (Trung Quốc) có lúc rất cứng rắn trên vấn đề này, tôi cảm thấy làm như thế là xem xét vấn đề chưa chu toàn. Tôi đã viết rất nhiều thư gửi cho các cán bộ liên quan của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc - TG) nhưng cũng không có thư trả lời..."
Theo Việt Báo
Các vua Việt Nam đều quan tâm khẳng định chủ quyền Các vị vua chúa Việt Nam rất quan tâm khẳng định chủ quyền tại 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa một cách lâu dài, ổn định. Đặc biệt là vua Minh Mạng. Giới nghiên cứu sử phương Đông đều chung đánh giá: Minh Mạng là vị vua ở phương Đông có tầm nhìn chiến lược về biển đảo sớm nhất trong vùng....