Hiểm họa từ những bến phà “chui” ở Hải Dương
Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Nhưng cho đến thời điểm này, các bến phà hoạt động ở bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến…
Bến đò Hàn (TP Hải Dương) có lưu lượng người và phương tiện lưu thông khá lớn. Tại đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 700 -1.000 người từ các xã Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, thuộc địa bàn thành phố và các xã huyện Nam Sách qua đây để vào nội thành và ngược lại.
Theo Trưởng bến, ông Hoàng Văn Nam, để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Từ đó đến nay, có nhiều đơn vị lần lượt được phân công quản lý bến Hàn như: Xí nghiệp Quản lý đường bộ Hải Hưng, Phòng Giao thông thị xã Hải Dương, Công ty Công trình giao thông Hải Dương và từ năm 2007 là Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến.
Hằng năm, các lực lượng chức năng như Cục Đường sông, Cảnh sát Đường thủy, các đoàn kiểm tra liên ngành… đều liên tục kiểm tra, nhắc nhở phải hoàn thiện thủ tục để được cấp giấy phép, đơn vị cũng đã báo cáo lãnh đạo cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Đó là chưa nói nhu cầu đi lại của người dân qua đây rất cao nhưng hiện bến Hàn vẫn chỉ sử dụng 2 phà mini, được đóng từ những năm 90, khoang nhỏ, trọng lượng thấp, không có hệ thống nhà chờ, cổng chắn. Bến lại nằm trong bãi vật liệu và lò gạch của doanh nghiệp tư nhân nên đường dẫn vào bến xuống cấp nghiêm trọng.
Phà không giấy phép hoạt động vẫn đầy ắp người qua sông.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương cho biết: “Phà bến Hàn tới nay chưa có giấy phép hoạt động là hệ quả từ những đơn vị quản lý tiền nhiệm để lại, tồn tại trong nhiều năm. Xí nghiệp đã báo cáo, đề nghị UBND TP Hải Dương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”.
Video đang HOT
Tương tự như bến Hàn, Bến Chanh là cầu nối giao thông quan trọng giữa 2 huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) và Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) từ hàng chục năm nay cũng không có giấy phép mở bến. Phà Chanh hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý. Bến có 3 phà, gồm 1 cặp phà lớn, một phà tự hành và 1 phà mini với lưu lượng khoảng 500 lượt người và hàng chục phương tiện lưu thông/ngày.
Bến trưởng Phạm Đăng Oanh cho hay: mặc dù làm việc tại đây từ năm 1995 nhưng ông cũng chưa một lần nhìn thấy giấy phép hoạt động của bến.
Bến Chanh qua từng thời kỳ được quản lý bởi nhiều cơ quan nhà nước như: Sở GT-VT tỉnh, UBND huyện, Công ty Công trình giao thông, Cục Đường bộ, đoạn đường bộ Hải Dương… Đơn vị cũng đã đề nghị đoạn đường bộ tỉnh kiểm tra lại xem bến đã được cấp giấy phép chưa? Nếu cấp rồi thì thất lạc ở đâu? Nếu không thấy xin UBND tỉnh cấp lại”.
Ngoài bến Hàn, bến Chanh, bến phà Tuần Mây hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý hiện cũng đang trong tình trạng này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Giám đốc đoạn đường bộ Hải Dương, bến Chanh và bến Tuần Mây hoạt động không phép từ nhiều năm. Khi tiếp nhận quản lý, do các bến đều không có giấy phép nên Đoạn cũng chỉ biết tiếp tục nhiệm vụ khai thác. Giấy phép hoạt động là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng giải quyết.
Luật Giao thông đường thủy nội địa đã quy định rất rõ, chủ phương tiện phà, đò muốn hoạt động vận tải ngang sông phải làm đầy đủ các thủ tục phải xin phép mở bến cùng giấy phép đăng ký kinh doanh; đăng ký, đăng kiểm phương tiện… Nhưng tại Hải Dương, mặc dù các bến phà đều do các cơ quan nhà nước quản lý, thường xuyên được kiểm tra, giám sát hoạt động từ nhiều năm nhưng hoạt động không có giấy phép cho thấy đang có sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng của tỉnh và TP Hải Dương.
Không có giấy phép hoạt động, song những chuyến phà vẫn đều đặn vận chuyển người và hàng hoá qua sông. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi những bến phà này hoạt động không có căn cứ, cơ sở pháp lý
Theo CAND
Ma túy và tội ác: "Bóng ma" thế hệ mới
Không khiến con nghiện vật vã vì đói thuốc, ma túy tổng hợp lại âm thầm hủy hoại họ bằng sự phụ thuộc về mặt tâm lý và nguy cơ gây bệnh tâm thần rất cao
Một người bị tâm thần do dùng ma túy đến khám tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM
Theo thống kê từ đầu tháng 3-2012 đến ngày 21-6 của Khoa Nội trú, nơi lưu giữ những bệnh nhân nặng nhất của Bệnh viện (BV) Tâm thần TPHCM, có đến 10,2% người nhập viện vì các vấn đề tâm thần liên quan đến ma túy. Bác sĩ (BS) Vũ Đình Vương, Trưởng Khoa Nội trú BV Tâm thần TPHCM, cho biết bệnh nhân dạng này chủ yếu là nam giới tuổi từ 16 đến 30, bị tâm thần do sử dụng các chất ma túy tổng hợp, nhiều nhất là "hàng đá". "Các loại ma túy tổng hợp rất nguy hiểm cho hệ thần kinh, có khi chỉ cần dùng một vài lần là đã dẫn đến rối loạn tâm thần" - ông lo ngại.
Ảo thanh và hoang tưởng bị hại
Theo thạc sĩ - BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, đặc điểm chung của các loại ma túy tổng hợp là gây ảo giác mạnh, dẫn đến các vấn đề về tâm thần, gặp nhiều nhất là ảo thanh và hoang tưởng bị hại. Vì ảo thanh và sự hoang tưởng này, nhiều con nghiện luôn ám ảnh có người sắp hại, sắp giết mình hay có tiếng nói đe dọa, xúi giục mình. Điều đó trở thành nguyên nhân của nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích... do người tâm thần vì sử dụng ma túy gây nên.
BS Trần Đình Phương, giám định viên Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, giải thích: "Khi đang sử dụng hoặc trong khoảng 48 giờ sau đó, người nghiện các chất ma túy như amphetamin, cocain và những loại ma túy tổng hợp khác sẽ gặp phải trạng thái loạn thần kinh. Họ sẽ có các hình thức, phương thức biểu hiện hành vi bất thường, thể hiện sự biến đổi nhân cách. Sử dụng lâu ngày, các triệu chứng như hồi hộp, lo sợ, đau đầu, mất ngủ, giảm tập trung chú ý, cảm xúc thờ ơ, học tập và làm việc giảm, tư duy kém linh hoạt, dễ nổi nóng, mất tự tin, mặc cảm... sẽ xuất hiện và nặng dần, sau đó là rối loạn tâm thần".
BS Quang phân tích: Các loại ma túy tổng hợp phổ biến ngày nay như: Ketamin (đá khe), một số thuốc lắc thuộc nhóm Methyl-Dioxy-Methamphetamin, Methamphetamin (hàng đá), LSD (bùa lưỡi)... đều có cơ chế chung là làm tác động đến hệ thần kinh trung ương, "cộng hưởng" với không gian sôi động ở quán bar, sàn nhảy khiến người dùng cảm thấy rất hưng phấn, muốn nhảy, muốn hòa với nhạc và gặp cơn ảo giác cấp. Về lâu dài, lạm dụng chất kích thích sẽ gây ra một số rối loạn thần kinh và cả các vấn đề thực thể như rối loạn nhịp tim, nước, điện giải, suy gan, thận, tim...
Đủ kiểu biến tướng
Cũng như heroin - từ một chất được nghiên cứu để làm "thuốc tiên" giảm đau trở thành "cái chết trắng" - nhiều loại ma túy tổng hợp vốn bắt nguồn từ những thứ thuốc phục vụ trị bệnh và các mục đích lành mạnh khác.
"Amphetamin, "thuốc lắc" ban đầu là thứ thuốc được Hitler đặt hàng để sử dụng cho quân đội, giúp quân lính canh giữ ngày đêm mà không buồn ngủ, mỏi mệt. Sau này, Amphetamin cũng được các bác sĩ tâm thần chỉ định trong điều trị chứng ngủ rũ nhưng cũng hạn chế và không thường xuyên. Nó cũng từng bị sinh viên lạm dụng trong các kỳ thi cách đây nhiều năm vì chất này khiến cho người dùng hưng phấn, tăng trí nhớ. Ngày nay, "dân chơi" mang Amphetamin vào quán bar, sàn nhảy, mượn rượu, tiếng nhạc và không gian để biến nó thành thứ "thuốc lắc" nguy hại". Thạc sĩ - BS Nguyễn Thị Hồng Thương, giám định viên Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, cho biết.
Trong khi đó, BS Đoàn Phú Bình, Khoa Nội trú BV Tâm thần TPHCM, cảnh báo một chất gây ảo giác nguy hại khác, không phải là ma túy mà là... keo con chó. "Tôi đã và đang điều trị cho nhiều ca nghiện hít keo này. Người dùng là những đứa trẻ đang còn là học sinh phổ thông. Không có tiền phê thuốc, chúng nghe lời bạn bè mua keo này về hít. Trong loại keo này có rất nhiều hóa chất độc hại và nguy cơ tâm thần, ngộ độc vì nó còn cao hơn nhiều loại ma túy tổng hợp. Sau 1-2 tuần sử dụng, trẻ thường bị cơn ảo giác, rối loạn hành vi, mất ngủ, bỏ học... Đây còn là một chất dễ khiến người nghiện lệ thuộc nhưng khó điều trị" - BS Bình băn khoăn.
Ngay cả những loại thuốc điều trị bệnh tâm thần như thuốc an thần Lexomil, Seduxen, thuốc chống trầm cảm Amitriptyline... nhiều khi cũng bị lạm dụng và dẫn đến các trường hợp nghiện tân dược. "Thông thường, người ta mua các loại thuốc này không theo chỉ định để tự trị các chứng rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... Không theo toa, không dừng đúng lúc, họ dần bị lệ thuộc và thậm chí bị tâm thần do lạm dụng thuốc. Thuốc trị bệnh tâm thần vốn được bán rất hạn chế, nhiều loại có tác dụng phụ, có thể gây nghiện" - BS Quang khuyến cáo.
"Nghiện" về tâm lý: Rất nguy hại "Không vật vã, không lên cơn đói thuốc khi "đến cữ" nhưng luôn tồn tại một sự khao khát, một nỗi nhớ khó cưỡng lại". Đó là lời mô tả của T.V, một "tay chơi" sành sỏi đang phải điều trị chứng ảo thanh, hoang tưởng tại BV Tâm thần TPHCM do "thuốc lắc" và "hàng đá" - hai loại ma túy tổng hợp đã theo chân anh suốt nhiều đêm trác táng tại vũ trường và cả nhà riêng. Theo BS Nguyễn Thị Hồng Thương, đặc điểm chung của các loại ma túy tổng hợp phổ biến hiện nay là không gây sự phụ thuộc về mặt cơ thể như heroin - người dùng gặp phải sự vật vã, đói thuốc khi không sử dụng. Tuy nhiên, chúng lại gây nên sự lệ thuộc về tâm lý dữ dội. "Đối với các loại ma túy như heroin, người nghiện khi cai thuốc sẽ gặp phải sự đau đớn, vật vã nhưng tất cả sẽ chấm dứt sau khoảng 10 ngày không sử dụng. Còn việc "nghiện" về tâm lý tuy không nhìn thấy được nhưng lại nguy hại vô cùng. Nó hằn sâu lên vỏ não, gây cảm giác thèm thuốc, nhớ thuốc. Một nơi chốn quen, một người bạn cùng chơi thuốc... cũng có thể gợi lại cho họ cảm giác nhớ đó và điều này có thể đi theo con nghiện suốt đời!" - BS Thương cảnh báo.
Theo NLD
Ma túy và tội ác: Tâm thần vì nghiện ngập Cuộc đời họ có một mẫu số chung: Bất hạnh trong gia đình, nghiện ngập, từ đó mà trí óc bị hủy hoại, dẫn đến cuộc đời như phế nhân hoặc trót gây ra những tội lỗi không thể chuộc lại "Tôi từng sử dụng rất nhiều loại, trước đây là heroin, sau này là thuốc lắc, rồi hàng đá. Có lúc tôi...