Hiểm họa từ ‘ngáo đá’ và những vụ gây án rúng động xã hội
Thời gian qua, nhiều đối tượng nghiện, trong cơn “ngáo đá” đã mất hết nhân tính gây ra những vụ án kinh hoàng, rúng động dư luận. Làm thế nào để có thể phòng ngừa, hạn chế đối tượng “ngáo đá” đe dọa đời sống xã hội?
Hiện tượng “ngáo đá” đang ngày càng xuất hiện và diễn biến hết sức phức tạp. Những hành vi, tình tiết từ các vụ án mạng do kẻ phạm tội dùng ma túy đá bị ảo giác gây ra vô cùng kinh hãi.
Những vụ án kinh hoàng do “ngáo đá”
“Ngáo đá” là một thuật ngữ được sử dụng đối với các đối tượng sau khi sử dụng các chất ma túy tổng hợp, gây ảo giác khiến không kiểm soát được hành vi bản thân, dẫn đến các hành động gây rối trật tự công công, vi phạm pháp luật.
Hàng loạt cảnh tượng có một không hai của “mối đại họa” mang tên “ngáo đá” trong thời gian qua khiến dư luận không khỏi bàng hoàng về hậu quả khôn lường của loại ma túy đá.
Tự cầm dao hành xác, lao đầu vào ô-tô, chui xuống ống cống, ngỡ mình là siêu nhân, vô cớ gây gổ, thậm chí bỗng dưng giết người… là vô số những hành vi kỳ cục, điên loạn bất thình lình của nhiều đối tượng “ngáo đá” gây ra.
Chưa cần phải thống kê một con số cụ thể về những “bi kịch” được sản sinh từ “ngáo đá”, chỉ cần nhìn vào những vụ việc liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua cũng cho thấy sức tàn phá kinh khủng của loại ma túy được cho là cực độc này. Đáng nói hơn, đối tượng “ngáo đá” đang đe dọa trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng của người dân.
Mới đây, một nam thanh niên “ngáo đá” tưởng mình là rái cá, bơi hùng hục ra tháp Rùa. Khi lực lượng Công an phối hợp với những người xung quanh đưa lên bờ, đối tượng vẫn đang trong trạng thái “ảo”, tiếp tục nói năng lảm nhảm, đòi xuống hồ bơi tiếp. Đối tượng này là là Nguyễn Thế Công (24 tuổi, HKTT ở Đồng Cao, Cẩm Trung, Xuân Cấm, Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Ngày 22/4, trên địa bàn TP. Vinh (Nghệ An), người dân cũng hốt hoảng khi phát hiện một thanh niên leo trèo và đi trên các cột điện rồi “ngồi lì” trên đó qua đêm cho đến trưa ngày 23/4 mới chịu xuống. Theo như thông tin ban đầu, thanh niên này tên là Thắng (SN 1984, trú tại khối 9, phường Lê Lợi), vào thời điểm xảy ra sự việc, Thắng có biểu hiện của người bị “ngáo đá”, ảo tưởng, không làm chủ được mình.
Trước đó, vụ MC Nguyễn Hữu Chính giết người tình tại quận Long Biên (Hà Nội) do nghĩ người yêu là yêu tinh; trường hợp Trần Tuấn Khương, cắt chân chị gái tại một bệnh viện ở Hà Nội…
Hay vụ án giết người chặt xác ở phường Cầu Kho, Q.1 do đối tượng Đặng Văn Tuấn (SN 1974) thực hiện sau khi “đập đá” một lần nữa cho thấy, sự tàn bạo không thể tưởng tượng nổi của những kẻ “ngáo đá”. Một vụ án tương tự cũng đã xảy ra tại khu chợ Nhật Tảo (quận 10), “ngáo đá” Tô Minh Nhật Hải (SN 1981, ngụ P.4, Q.10, TP.HCM) dùng dao đâm chết mẹ ruột là bà P.T.H. (SN 1951) tại nhà số 100 Nhật Tảo và đâm trọng thương nhiều người trong gia đình.
Rồi còn nhiều và rất nhiều những vụ án đau lòng khác. Đó còn chưa kể đến tình trạng lái xe sử dụng ma túy, gây ra một số vụ tai nạn thương tâm…
Từ những vụ việc cho thấy, nguy cơ mất trật tự, an toàn xã hội do “ngáo đá” là rất lớn. Trong cơn phê thuốc, bị ảo giác điên cuồng, phấn khích tột độ, hoang tưởng đến mức gần như điên loạn, những người nghiện ma túy đá có những hành động tự hủy hoại bản thân hoặc trở thành những “ác quỷ”, gây hại cho những người chung quanh, thậm chí cả người thân…
Video đang HOT
Một thanh niên phát “rồ” do “ngáo đá”
Du nhập vào Việt Nam khoảng chục năm trở lại đây, bắt đầu ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… Ma túy tổng hợp (MTTH), đặc biệt là ma túy”đá” dần len lỏi khắp các hang cùng, ngõ hẻm từ thành thị đến nông thôn, thay thế các loại ma túy truyền thống như heroin, thuốc phiện.Bi kịch từ ‘ngáo đá’
Do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cho rằng, sử dụng MTTH không gây nghiện, đó là ma túy “sạch”… MTTH được nhiều đối tượng, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn sử dụng để thể hiện đẳng cấp của mình. Những vụ “ngáo đá” hay còn gọi “điên đá”, liên tiếp xảy ra trên cả nước trong thời gian qua cho thấy sự tàn phá khốc liệt và tác hại của loại ma túy cực độc, hiện chưa có phác đồ điều trị.
Người sử dụng ma túy “đá” thường bị ảo giác, thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như giết người, cướp tài sản, bắt cóc trẻ em… có đối tượng còn tìm cách hủy hoại bản thân.
Hậu quả của ma túy “đá” khiến con người có những biểu hiện điên dại, hoang tưởng, bạo lực… khác hẳn với những tác hại của heroin, thuốc phiện. Ngày càng nhiều vụ án giết người thương tâm xảy ra mà nguyên nhân được xác định là “ngáo đá”.
Tự sát, cầm dao đòi giết người giữa phố khi “ngáo đá” là những tình huống xảy ra trong thực tế. Điều gì đã biến một người bình thường trở nên tàn bạo khi dùng ma túy đá?
Và trong sự cuồng loạn của bản năng được thúc bách từ nỗi hoang tưởng ấy, đã có rất nhiều ngáo đá gây tội ác không thể dung thứ.
Một cán bộ điều tra tội phạm ma túy cho biết, hiện nay, ma túy đá được xem là “bửu bối” của các băng nhóm tội phạm đường phố do đem lại ảo giác “vô địch”. Bên cạnh đó, do công đoạn sử dụng ngắn gọn, không phải pha thuốc, tiêm chích như heroin nên ma túy đá ngày càng được bon tội phạm ưa chuộng. Tuy nhiên, con đường từ “đập đá” đến “ngáo đá” ngắn hơn nhiều người lầm tưởng.
Điểm lại những vụ án do “ngáo đá” xảy ra trong thời gian qua, biết bao người phải rùng mình. Những đối tượng đa phần có biểu hiện rất đáng sợ, đến khi thoát khỏi “ảo giác”, tỏ ra ân hận thì đã quá muộn. Những đối tượng bị “ngáo đá” đang đe dọa trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, đến tính mạng của người sống xung quanh.
Dấu hiệu nhận biết người bị “ngáo đá” Tác hại của ma túy “đá” khiến nhiều người vô tội bỗng dưng trở thành nạn nhân của kẻ “ngáo đá”. Những dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận biết người đang “ngáo đá” để đề phòng rủi ro. Để phát hiện một người có sử dụng ma túy đá hay không không khó, nếu họ sử dụng theo đường hút sẽ có thể có vết bỏng trên môi hoặc ngón tay do thủy tinh hoặc ống kim loại. Nếu sử dụng đường tiêm chích, sẽ có dấu kim tiêm trên cánh tay. Chảy máu cam có thể là dấu hiệu của sử dụng theo đường hít qua mũi. Hoạt động thể chất thần kinh như cực kỳ bồn chồn, có thể kèm nhiều vết trầy xước hoặc vết khêu cạy trên da cũng là các dấu hiệu sử dụng. Người “ngáo đá” thường có những biểu hiện sau: Khi bị “ngáo đá” sẽ có những hành động kỳ quặc như: Đốt túi nilon cho nóng chảy rồi nhỏ lên cơ thể; tự chặt ngón chân hoặc ngón tay của mình… do sau khi sử dụng ma túy “đá”, người sử dụng thường bị ảo thanh. Vì vậy, họ thường có những hành vi nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, những biểu hiện để bạn có thể nhận biết người thân có sử dụng ma túy “đá”: Không cần ngủ, không cần ăn. Đây là triệu chứng hay gặp nhất sau khi dùng ma túy “đá”, người dùng thường không thiết ăn uống, mất ngủ trắng đêm. Thậm chí hết đêm này đến đêm khác làm suy nhược thần kinh ở mức độ nặng, bộ mặt bơ phờ nhớn nhác, ngáo ngơ, mất tập trung; Cáu bẳn, dễ bị kích động: Sau một thời gian hưng phấn cao độ do ma túy “đá” mang lại, người sử dụng thường rơi vào trạng thái trầm cảm. Biểu hiện là sự cáu bẳn, rất dễ bị kích động, giảm khả năng kiềm chế. Người mệt mỏi rã rời, vẻ mặt buồn rầu, đờ đẫn, thường nằm lì trong phòng không chịu giao tiếp.
Đối phó người “ngáo đá” như thế nào?
Mấy tháng gần đây, hàng loạt những vụ án kinh hoàng liên quan đến ma tuý xảy ra khiến dư luận hết sức lo lắng, bất an. Điều đáng ngại ở chỗ, hung thủ của những vụ án này đều giết người trong tình trạng bị “phê” ma túy đá. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng sử dụng ma túy đá như hiện nay, hệ lụy khó có thể lường hết.
Sự “quái” bên trong mỗi “con ngáo đá” là điều dễ hiểu và dễ thấy. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết chính xác người “ngáo đá” hiện nay vẫn là một bài toán chưa có lời giải. Trong hàng loạt vụ án gây rúng động dư luận, gần như các đối tượng “ngáo đá” không có biểu hiện bất thường rõ rệt cho đến khi gây án đầy bất ngờ khiến cả xã hội giật mình.
Người dân luôn nơm nớp lo sợ tội phạm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào từ những đối tượng sử dụng ma túy “đá”, trong khi cơ quan chức năng thì gần như bất lực.
Hiện tượng người trong tình trạng “ngáo đá” thực hiện các hành vi phạm tội, gây thương tích, đạp phá tài sản, thậm chí là giết người đang diễn ra ngày càng nhiều.
Đây là vấn đề vô cùng nhức nhối, tiền ẩn những mối nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Tuy nhiên, để ngăn chặn và xóa bỏ tình trạng này là điều không hề đơn giản, đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn của từng gia đình, cá nhân và toàn xã hội trong cuộc chiến đầy cam go và phức tạp với nạn buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy hiện nay.
Những hành động kỳ quặc của dân ngáo đá
Trong trường hợp người thân có biểu hiện “ngáo đá”, gia đình cần tỏ ra đồng cảm, bình tĩnh nhưng kiên quyết quản lý và nhanh chóng đưa đối tượng đến cơ sơ tâm thần để được điều trị và tư vấn. Người mới sử dụng cần sớm đoạn tuyệt với loại ma túy này. Bệnh nhân đã mắc nghiện nên vào các trung tâm để được chữa trị phục hồi chức năng
Cách đây vài năm, khi những chuyên gia nghiên cứu về ma túy nhận định: trong vài năm tới, ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy “đá”, sẽ thống lĩnh thị trường tiêu dùng ma túy. Hậu quả, tác hại của ma túy “đá” khiến con người có những biểu hiện điên dại, hoang tưởng, bạo lực,… khác hẳn với những tác hại của heroin, thuốc phiện. Những nhận định trên được các chuyên gia đánh giá vào thời điểm đấy làm người nghi ngờ, kẻ hoang mang, thậm chí có người còn cho đó là những điều xa vời, phù phiếm. Song thời gian gần đây, những vụ án giết người thương tâm thường xuyên xảy ra. Khi bắt được hung thủ, nguyên nhân ban đầu được xác định là “ngáo đá”. Lúc này xã hội mới giật minh, lo sợ trước mối nguy hại và hậu quả khủng khiếp mà ma túy “đá” gây ra.
Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền tác hại của ma túy “đá” nhưng một phần các bạn trẻ vẫn đang thích thể hiện đẳng cấp của mình bằng cách sử dụng ma túy “đá”. Thanh thiếu niên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sử dụng ma túy “đá” để chứng tỏ bản thân, vì tò mò, vì bị rủ rê, lôi kéo,… từ những cuộc vui đi bar đêm, sinh nhật, tiệc tùng ăn mừng. Quà tặng nhau đôi khi là vài “chấm đá” đều trở thành những món quà vô cùng thích thú, làm cuộc vui thăng hoa nhiều ngày, nhiều giờ liên tục. Hậu quả khôn lường của “ngáo đá” trong thời gian qua là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đó đây vẫn đang si mê, cuồng dại trong cơn “cuộn đá”. Xã hội cũng đang “oằn mình” gánh những hậu quả của “ngáo đá” mang lại.
Có cầu nhiều ắt sẽ có cung. Tội phạm về ma túy ngày một tinh vi, hoạt động quy mô và xảo quyệt. Cuộc chiến với ma túy và tội phạm ma túy chưa bao giờ lắng xuống, cuộc chiến vẫn đang từng ngày, từng giờ, gõ cửa vào từng nhà, từng người âm thầm nhưng khốc liệt.
Để trả lời cho một ngày mai nói không với ma túy, để những vụ án thương tâm là hậu quả của “ngáo đá” không còn xảy ra, không chỉ là nhiệm vụ của những người lính phòng, chống tội phạm về ma túy mà còn là trách nhiệm của từng công dân, gia đình và cả xã hội./.
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau trong đó thành phần chính, phổ biến là methamphetamine. Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là đá vì hình dạng bên ngoài trông giống đá – là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt) hoặc giống hạt muối và óng ánh giống đá. Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá còn bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén. Methamphetamine trong ma túy “đá” làm tăng nhịp tim một cách bất thường, tăng nhiệt độ cơ thể, có thể gây nguy cơ đột quỵ, tổn thương não, kích động tinh thần dẫn đến hành vi chém giết, hung hăng… Xử phạt tội phạm &’ngáo đá’ cần luật riêng? Những năm trở lại đây, xuất hiện nhiều vụ án nổi cộm mà kẻ phạm tội đều sử dụng ma túy đá trước khi gây án. Người dùng ma túy đá làm theo những tiếng xui khiến, đi theo những hình ảnh hiện lên trước mắt nên họ sẽ thực hiện hành vi dã man. Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng biệt nào đối với hành vi phạm tội do tình trạng “ngáo đá”. Người phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” và có lỗi, tự đẩy mình vào tình trạng “ngáo đá”(không bị người khác dùng vũ lực ép buộc sử dụng ma túy) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm đã thực hiện. Việc sử dụng ma túy là trái pháp luật và tùy vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đáng nói những vụ án giết người dã man mà hung thủ chính là những thanh niên đang lên cơn “ngáo đá” đã không còn xa lạ, trở thành vấn nạn cấp bách, lo ngại cho toàn xã hội. “Vì thế, phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” là tình tiết tăng nặng, thay vì giảm nhẹ như nhiều người nghĩ. Vì thứ nhất, “đá” chính là một dạng ma túy bị pháp luật cấm sử dụng; thứ hai, người “ngáo đá” là người tuy ý thức được việc mình đang có hành động vi phạm luật (sử dụng ma túy) nhưng vẫn cố tình thực hiện. Tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
THeo Tông hơp
"Tên dài quá 25 chữ cái không ảnh hưởng an ninh quốc gia, an toàn xã hội"
Việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng
Chủ nhiệm Phan Trung Lý "bác"quy định têncủa một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái.
Sáng 9-6, Báo cáo thẩm tra về dự án Bộ luật dân sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của QH Phan Trung Lý cho hay, Ủy ban tán thành việc sửa đổi BLDS cần phải tiếp tục tăng cường các cơ chế, biện pháp để bảo đảm quyền con người.
Theo ông Lý, để bảo đảm tính khả thi của các quy định này, đặc biệt là quy định tại khoản 2 Điều 14 dự thảo Bộ luật về "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng",đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để quy định trong dự thảo quy định là khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ thêm một số điểm cụ thể như: Cần làm rõ việc áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc dân sự trong mối quan hệ với quy định của Hiến pháp.
Cũng theo ông Lý, Ủy ban pháp luật của QH tán thành với quy định hạn chế việc đặt tên tại đoạn thứ nhất khoản 3 Điều 26: "Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự"vìquy định như vậy là phù hợp với Hiến pháp.
"Tuy nhiên, Ủy ban pháp luật của QH không tán thành quy định tại đoạn thứ 2 khoản 3 Điều 26 "Tên của công dân Việt Nam và người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Họ, tên của một người không được vượt quá hai mươi lăm chữ cái"", Chủ nhiệm Phan Trung Lý nói.
Để diễn giải cho vấn đề này, ông Lý giải trình rằng, quy định hạn chế về cách đặt tên, độ dài của tên là không cần thiết. Hơn nữa, việc đặt tên bằng số, bằng một ký tự hay quá dài cũng không ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
"Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo làm rõ những nội dung này để bảo đảm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về tôn trọng quyền con người, quyền công dân", ông Lý nói.
Về điểm a khoản 1 Điều 28 quy định "cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên và chữ đệm trong các trường hợp sau đây: đối với người dưới mười bốn tuổi thì mọi trường hợp không bị hạn chế", ôngPhan Trung Lý cho hay: theo quy định của BLDS hiện hành thì mọi trường hợp đề nghị thay đổi họ, tên đều phải có lý do nhất định để tránh sự tùy tiện.
"Trẻ em dưới 14 tuổi là độ tuổi đang phát triển, chưa định hình về mặt tính cách, tâm lý; việc cho phép các em quyền được thay đổi tên và chữ đệm trong bất kỳ trường hợp nào cần cân nhắc thận trọng. Hơn nữa, quy định này cũng không phù hợp với Luật hộ tịch. Do đó, đề nghị bỏ quy định này", ông Lý yêu cầu.
Ông Lý cũng đề nghị cần làm rõ hơn nữa về nội hàm của từng loại quyền trong quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình tại Điều 32 và Điều 37. "Trên cơ sở đó mới có thể phân định mức độ xâm phạm đến các quyền nhân thân này như thế nào thì phải áp dụng các chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự để bảo vệ quyền của cá nhân và gia đình", ông Lý nói.
Về khoản 2 Điều 36 quy định về việc chuyển đổi giới tính theo hướng: "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác theo quy định tại khoản 1 Điều này". Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho rằng, thừa nhận hay không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính không chỉ liên quan đến quyền nhân thân của một cá nhân, mà kèm theo đó là rất nhiều vấn đề xã hội phát sinh (chẳng hạn như hành lang pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp y học để chuyển đổi giới tính, vấn đề công nhận hôn nhân đồng giới, sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam...). Do đó, vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng. Dự thảo Bộ luật một mặt quy định Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng mặt khác lại quy định quyền của người đã chuyển đổi giới tính được yêu cầu cơ quan nhà nước thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác có liên quan. Như vậy, nếu việc chuyển đổi giới tính đã được thực hiện thì các hệ quả phát sinh lại được pháp luật tôn trọng và bảo hộ. "Ủy ban pháp luật của QH cho rằng đây là vấn đề hết sức nhạy cảm trong xã hội. Nếu đã không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính thì cũng không cho phép được thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác theo giới tính mới. Vì vậy, đề nghị nghiên cứu, giải trình rõ quy định này", ông Phan Trung Lý đề nghị.
LÊ PHI
Theo_PLO
CAND chủ động giữ vững an ninh quốc gia, TTATXH... Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH trên địa bàn TPHCM trong giai đoạn cách mạng mới của CAND nói chung, CATPHCM riêng. 70 năm qua, được Đảng Cộng sản Việt Nam...