Hiểm họa từ kho thuốc bảo vệ thực vật trong khu dân cư
Các kho thuốc bảo vệ thực vật cũ bị bỏ hoang trong khu dân cư, chúng đang từng ngày rò rỉ và gây ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khoẻ của hàng nghìn hộ dân tại Quảng Ngãi.
ảnh minh họa
Một điều đáng quan ngại là địa bàn tỉnh này có đến 6 điểm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật như vậy. Trong khi chờ các cơ quan chức năng xử lý, người dân vẫn hàng ngày phải sống chung với các kho thuốc độc hại.
Kho thuốc Bảo vệ thực vật Hòa Vinh đã ngưng hoạt động từ năm 1985. Sau hàng chục năm bị bỏ hoang, tường kho bị nứt toác, mái lợp mục nát. Mùa mưa nước dột từ mái xuống nền, thẩm thấu cả khu vực xung quanh, Ngày hè, mùi hôi theo gió nồng nặc cả khu dân cư.
Các hộ dân sống gần kho thuốc sâu bỏ hoang luôn trong tình trạng lo lắng về nguồn đất, nước và không khí bị ô nhiễm. Bất an hơn khi số người chết vì ung thư lại gia tăng trong tại địa phương trong thời gian gần đây.
Tác hại của các hóa chất tại các kho thuốc với vấn đề môi trường và sức khỏe là vấn đề đáng quan ngại. Song việc xử lý vẫn chưa được thực hiện dù rằng đã có không ít đoàn công tác của ngành chức năng đã đến khảo sát, kiểm tra thực tế.
Được biết, kinh phí để xử lý 6 kho thuốc tại Quảng Ngãi lên đến 100 tỷ đồng, một con số không nhỏ. Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp như hiện nay thì việc xử lý đồng loạt là điều không thể.
Video đang HOT
Theo_VTV
Hà Nam: 50m sông hơn 10 tấn rác, dân ăn ngủ không yên
Rác ngồn ngộn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ con kênh chạy qua khu dân cư huyện Bình Lục khiến người dân kinh hãi, sống thấp thỏm trong nỗi lo bệnh tật nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý
Kênh tưới tiêu kiêm nguồn chứa rác thải
Theo ghi nhận của PV, kênh Như Trác (còn gọi là kênh Tràng An) có chiều dài khoảng 10 km, chạy từ xã Như Trác, huyện Lý Nhân đến xã Tràng An, huyện Bình Lục (Hà Nam).
Đây là một trong những kênh điều hòa lượng nước tưới tiêu chủ đạo của vùng, tuy nhiên nhiều năm qua kênh đã bị ô nhiễm nặng nề do rác thải dân sinh từ một bộ phận người dân ý thức kém gây ra.
Theo tin tức phản ánh của người dân, chúng tôi đã đi dọc đường ĐT491 đoạn chạy song song với kênh Như Trác dài chừng 3 km, thuộc địa phận xóm 4, xã Tràng An (huyện Bình Lục) - nơi có khoảng 30 hộ dân sinh sống sát kênh để thị sát và ghi nhận, cả con kênh dường như rác thải ô nhiễm là thứ chủ đạo. Rác ngồn ngộn ùn ứ, mùi ô nhiễm kinh hoàng thốc lên như muốn "tra tấn" người qua lại.
Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên đường chảy thì nồng độ ô nhiễm của kênh Như Trác tăng theo cấp số nhân. Những yếu tố tác động chính do kênh chảy qua một số vùng chăn nuôi thuộc xã Bình Nghĩa (Bình Lục) và một số khu vực thị trấn, thị tứ thuộc huyện Lý Nhân. Khi đến địa bàn xã Tràng An, huyện Bình Lục, tình trạng ô nhiễm thực sự trở nên đỉnh điểm.
Bà Nguyễn Thị Nhung, nhà ở khu chợ Sông, xã Tràng An, huyện Bình Lục cho biết: "Con kênh này bị ô nhiễm đã mấy năm rồi. Lượng rác này chủ yếu là do dân sống ở đầu con kênh đổ ra, cứ mỗi lần xả nước về thì rác lại trôi theo về đây.
Vừa qua địa phương lại cho cho mắc lưới chặn rác phía đầu nguồn đổ về. Tuy nhiên thứ nước đen ngòm ô nhiễm vẫn chảy qua bốc mùi khiến dân chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên giấc".
Kênh ô nhiễm, người dân kêu cứu nhưng chưa có dấu hiệu được xử lý.
Bà Nhung nhấn mạnh: "Do nước ô nhiễm nên từ lâu chúng tôi không thể sử dụng được nguồn nước cho sinh hoạt. Thứ nước ấy mà bơm lên tắm cho gia súc chúng cũng ngứa không chịu nổi nói gì đến người".
Ông Nguyễn Văn Tiến, 60 tuổi, một người dân xóm 4, xã Tràng An bức xúc. "Bàn nguyên nhân thì cơ quan chức năng cứ đến là "quy tội" cho mấy chục hộ dân chúng tôi do ở gần. Thử hỏi chúng tôi dại gì mà xả rác ra cho ô nhiễm để tự mình ngửi. Hơn nữa, có vài hộ dân thì lấy đâu ra mà nhiều rác thế?"
Theo tìm hiểu của PV, để xảy ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng trên, ngoài yếu tố đầu nguồn còn do đoạn kênh trên hàng ngày phải gánh một lượng rác thải không nhỏ của 2 cái chợ, trong đó có một chợ cóc, họp trái phép lâu năm ở khu Dốc Mỹ, hàng ngày tiện tay, tiện đường, nhiều người đi qua trong đó có tiểu thương ném thẳng những túi bì chứa đầy rác thải, xác súc vật chết xuống kênh "không thương tiếc"...
500m sông "thu hoạch" hơn 10 tấn rác
Trao đổi với PV về vấn đề trên, ông Phạm Văn Lộc, Phó Chủ tịch UBND xã Tràng An, huyện Bình Lục, Hà Nam cho biết: "Đúng là có tình trạng kênh Tràng An ô nhiễm như người dân phản ánh.
Đây là vấn đề gây nhức nhối cho địa phương chúng tôi nhiều năm qua. Hồi tháng 9/2015 địa phương đã phối hợp cùng ban ngành liên quan tiến hành nạo vét gần 500m kênh ô nhiễm nặng nề nhất chạy qua địa bàn, kết quả đã vét lên hơn 10 tấn rác cho lên xe chuyên dụng chở đi xử lý...
Hiện chúng tôi đã có báo cáo lên cấp trên xin chỉ đạo để giải quyết dứt điểm tình trạng này".
Về nguyên nhân kênh ô nhiễm, ông Lộc cho rằng một phần do ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hành vi xả rác bừa bãi xuống kênh của những người dân sống dọc nơi kênh Như Trác chảy qua, đặc biệt vùng đầu nguồn kênh.
Trong khi chế tài xử lý mạnh tay của các địa phương cấp xã không có, chỉ đẩy mạnh việc vận động tuyên truyền là chính nên không đủ sức răn đe đối với hành vi trên. "Mặt khác, ở tại xã Tràng An còn tồn tại một chợ cóc lâu năm, những người đi chợ thường hay xả trộm thẳng rác xuống kênh khiến một số hộ dân sinh sống gần kênh có ý kiến phản đối, xã đã có báo cáo cấp trên về việc này để xin hướng xử lý" - ông Lộc nói.
Thiên Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Sự thật khủng khiếp ở vựa rau an toàn cung ứng cho Hà Nội Trưng biển hiệu rau an toàn nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại Tăng trưởng kích thích thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi. Trưng biển hiệu "rau an toàn" nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại: Tăng trưởng, kích thích, thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân...