Hiểm họa từ đường băng phi pháp trên Biển Đông
Giới chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần số đường băng phi pháp trên Biển Đông để tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.
Đường băng Trung Quốc xây phi pháp trên đá Chữ Thập – Ảnh: CSIS
Tờ The Japan Times ngày 7.12 đăng bài phân tích cho rằng các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam có thể sớm mang lại cho quân đội Trung Quốc 4 đường băng trên Biển Đông. Đây có thể là tin xấu đối với an ninh, ổn định và tự do lưu thông trong khu vực.
Bài viết chỉ ra hiện nay, Trung Quốc đang vận hành đường băng phi pháp dài 2,4 km trên đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều hình ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cho thấy, nước này sắp đưa vào hoạt động đường băng dài hơn 3 km trên đá Chữ Thập thuộc Trường Sa và có thể đang xây 2 đường băng tương tự ở Xu Bi và Vành Khăn, cũng thuộc Trường Sa. Giới chuyên gia và các quan chức quân sự Mỹ đã cảnh báo đường băng trên đá Chữ Thập đủ để tất cả các loại chiến đấu cơ hoạt động.
Chưa hết, Trung Quốc lâu nay vẫn lớn tiếng bác bỏ quan ngại về nguy cơ Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, hồi tháng 10, nhiều trang mạng Trung Quốc ngang nhiên đăng nhiều hình ảnh với chú thích chiến đấu cơ J-11 đến đóng trú ở Phú Lâm. Hành động phi pháp này sẽ giúp chiến đấu cơ Trung Quốc mở tầm hoạt động thêm 360 km ở Biển Đông từ căn cứ trên đảo Hải Nam, theo báo Defense News.
Giới quan sát cảnh báo các cuộc tuần tra trên không được triển khai từ đường băng phi pháp có thể phục vụ ý đồ của Trung Quốc là hăm dọa những nước láng giềng cũng như làm phức tạp những cuộc tuần tra duy trì tự do lưu thông ở Biển Đông của Mỹ. “Trong những giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các tuần tra trên không là rất đáng kể”, chuyên gia Euan Graham thuộc Viện Nghiên cứu Lowy (Úc) nhận định với AP. Ông cảnh báo thêm: “Nếu chúng ta bắt đầu thấy có bằng chứng từ vệ tinh về việc trữ nhiên liệu quy mô lớn trên các đảo nhân tạo, đó sẽ là chỉ dấu rõ ràng nhất rằng Trung Quốc có ý đồ phát triển chúng thành các căn cứ không quân thật sự”.
Bên cạnh đó, AP dẫn lời chuyên gia về an ninh Trung Quốc tại Hội Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ Hans Kristensen cho rằng những đường băng phi pháp sẽ cho phép máy bay Trung Quốc tiếp liệu, sửa chữa và tăng cường vũ khí mà không cần phải bay hơn 1.000 km đến căn cứ ở đảo Hải Nam. Vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu Bắc Kinh tiến hành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và dùng đường băng phi pháp để triển khai tuần tra, đe dọa và thậm chí là tấn công.
Video đang HOT
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Trung Quốc xây thêm đường băng ở Biển Đông, gấp 4 lần hiện tại
Trung Quốc đang tiếp tục thực hiện các công trình xây dựng phi pháp ở Biển Đông và sẽ tăng số đường băng ở khu vực này lên gấp 4 lần so với hiện nay, bất chấp sự phản đối của các nước.
Đường băng Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên Đá Xu Bi - Ảnh: DigitalGlobe
Kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông là sẽ tăng số lượng đường băng lên gấp 4 lần số đường băng hiện tại phục vụ cho mục đích quân sự của nước này và sẽ sớm hoàn thành, hãng tin AP ngày 6.12 cho hay.
Hãng AP nhận định đây sẽ là tin xấu đối với những nước có tranh chấp trên Biển Đông như Việt Nam và Philippines và cả đối với Mỹ.
Theo AP, các công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc đang tạo ra những khu vực rộng lớn từ các bãi san hô. Hàng khối đất cát được đưa đến để cải tạo bãi san hô và các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nhanh chóng mọc lên từ đây. Chỉ vài tháng nữa thôi, nhiều tòa nhà, bến cảng, đặc biệt là đường băng sẽ xuất hiện.
AP không đề cập cụ thể những công trình này đang hình thành trên các bãi đá nào nhưng khẳng định chúng ở tại các bãi đá đang tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng trái phép một sân bay ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hình ảnh vệ tinh cho thấy có thể Trung Quốc sẽ xây thêm một hoặc hai sân bay nữa trên các đảo ở phía Đông của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế của Viện Lowy (Úc), ông Euan Graham cho rằng các căn cứ này sẽ có "ảnh hưởng đáng kể" trong việc khẳng định sức mạnh của Bắc Kinh; quân đội và cảnh sát biển Trung Quốc sẽ gia tăng sự hiện diện ở vùng biển này.
Đường băng phi pháp do Trung Quốc xây, dài 2,4 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Trung Quốc lâu nay vẫn mập mờ đối với các công trình xây dựng phi pháp ở Biển Đông, kể cả xây dựng đường băng. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Wu Qian trong một cuộc họp báo gần đây tiếp tục từ chối trả lời câu hỏi Trung Quốc sẽ xây dựng bao nhiêu công trình và cho mục đích gì.
Thay vào đó, ông ta chỉ lặp lại các phát ngôn trước đó rằng các công trình quân sự chỉ "nhằm mục đích quốc phòng". Trung Quốc luôn bào chữa cho hoạt động quân sự hóa trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông, và Bắc Kinh luôn cho thấy sự thiếu thành thật và nhất quán giữa lời nói và hành động.
Chuẩn bị cho thời kỳ căng thẳng mới?
Trung Quốc đang cấp tập xây dựng đường băng phi pháp trên Đá Vành Khăn - Ảnh: CSIS/DigitalGlobe
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng phi pháp do Trung Quốc xây, dài 2,4 km trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sẽ sớm được thay thế bởi một đường băng khác dài hơn 3 km đang được xây dựng trên Đá Xu Bi, tương tự đường băng đang được tiến hành ở Đá Vành Khăn. Tất cả các bãi đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Bên cạnh xây dựng đường băng, Trung Quốc tăng cường tuần tra trên biển và trên không. Việc tuần tra của máy bay chiến đấu Trung Quốc trên các bãi đá vừa qua nhằm đe dọa các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam và cũng để răn đe cả hoạt động tuần tra của Hải quân Mỹ.
"Trong giai đoạn căng thẳng, giá trị hăm dọa của các cuộc tuần tra trên không từ các đảo nhân tạo này cũng có ý nghĩa đáng kể", ông Graham nhận định.
Chuyên gia về an ninh Trung Quốc thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, ông Hans Kristensen cho rằng các sân bay mà Trung Quốc đang xây phi pháp ở Biển Đông cho phép máy bay của Trung Quốc tiếp tế nhiên liệu, sửa chữa khi cần thiết, thậm chí cả cung ứng vũ khí mà không cần phải bay hơn 1.000 km về căn cứ không quân ở đảo Hải Nam.
Mục đích xây dựng sân bay, đường băng cũng nhằm phục vụ cho kế hoạch tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Bắc Kinh sau này, và khi đó tình hình sẽ trở nên phức tạp và căng thẳng hơn nhiều, AP nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Âm mưu của Trung Quốc đằng sau hải đăng ở Trường Sa Các chuyên gia quốc tế nhận định việc Trung Quốc xây hải đăng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là một âm mưu xảo quyệt nhằm khiến các nước "vô tình" công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Hải đăng Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Đá Châu Viên - Ảnh:...