Hiểm họa từ đốt than sưởi ấm: Người dân cần lưu ý gì?
Người dân được khuyến nghị tránh đốt than trong phòng kín, ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn như máy sưởi điện và nâng cao nhận thức để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Cần tuyệt đối tránh sử dụng bếp than trong không gian kín (Ảnh: Getty).
Trong những ngày đông lạnh giá, nhiều gia đình vẫn quen sử dụng bếp than để sưởi ấm, đặc biệt ở các khu vực miền núi phía Bắc.
Tuy nhiên, thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe và an toàn, theo các nghiên cứu khoa học trên thế giới.
Nguy cơ độc hại từ khí CO và hạt mịn PM2.5
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đốt than trong không gian kín, chật hẹp, sẽ tạo ra khí carbon monoxide (CO). Đây là một loại khí độc không màu, không mùi nhưng có thể gây chết người trong thời gian ngắn.
Cụ thể, khi hít phải, CO liên kết với hemoglobin trong máu, tạo thành carboxyhemoglobin (HbCO), làm giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào và mô. Liên kết giữa CO và hemoglobin mạnh gấp 230-270 lần so với oxy, khiến việc cung cấp oxy cho cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng.
Lúc này, nạn nhân gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, và thậm chí tử vong nếu phơi nhiễm kéo dài.
Ngộ độc khí CO nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong (Ảnh: Tiến Thành).
Video đang HOT
Trong quá khứ, có nhiều vụ ngộ độc khí CO nghiêm trọng đã xảy ra, dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề.
Điển hình như vào tháng 9, đã có 7 bệnh nhân, trong đó có trẻ em, bị ngộ độc CO nghiêm trọng do sử dụng máy phát điện chạy xăng trong nhà sau bão, dẫn đến hôn mê và phải điều trị tích cực.
Trước đó, một gia đình 4 người ở TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đốt than sưởi ấm trong phòng kín bị ngộ độc CO. Hệ quả, một cháu bé 2 tuổi tử vong, 3 người hôn mê.
Không chỉ vậy, quá trình đốt than còn sản sinh ra hạt mịn PM2.5 – chất gây ô nhiễm không khí cực kỳ nguy hiểm.
Hạt PM2.5 có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và máu, làm tăng nguy cơ các bệnh hô hấp, tim mạch, và ung thư phổi.
Tại Việt Nam, báo cáo từ Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường cho thấy, việc đốt than trong nhà dễ khiến người dân đối mặt với nồng độ PM2.5 cao gấp nhiều lần mức an toàn.
Người dân cần lưu ý gì?
Thời tiết giá rét, nhiều người dân vẫn có thói quen dùng than củi để sưởi ấm (Ảnh: Getty).
Trước nguy cơ nghiêm trọng từ việc đốt than trong nhà để sưởi ấm, người dân cần tuyệt đối tránh sử dụng bếp than trong không gian kín, đặc biệt vào ban đêm, vì khí CO không màu, không mùi có thể gây ngộ độc, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, hãy đảm bảo phòng có thông gió tốt để khí độc không tích tụ.
Dẫu vậy, người dân vẫn nên ưu tiên các phương pháp sưởi an toàn hơn như máy sưởi điện hoặc đèn sưởi hồng ngoại.
Cùng với đó, cần sớm nhận thấy các dấu hiệu ngộ độc khí CO như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn để kịp thời có phương án sơ tán đến nơi thông thoáng.
Việc nâng cao nhận thức và áp dụng các biện pháp an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn giúp ngăn ngừa những hậu quả đáng tiếc cho cộng đồng.
Làm gì để giải quyết gánh nặng bệnh thận mạn?
Bệnh thận mạn (CKD) đang trở thành hiểm họa sức khỏe nghiêm trọng, gia tăng chóng mặt và gây ra gánh nặng khổng lồ không chỉ cho người bệnh mà còn đè nặng lên nền kinh tế và xã hội.
Tại Việt Nam, bệnh thận mạn hiện đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, hiện nay có hơn 8,7 triệu người mắc bệnh thận mạn, chiếm khoảng 12,8% dân số trưởng thành, và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 ca mắc mới.
Số lượng bệnh nhân cần điều trị lọc máu do tiến triển của bệnh thận mạn ước tính lên tới khoảng 800.000 người. Điều này tạo ra một áp lực lớn không chỉ đối với hệ thống y tế mà còn cho xã hội, khi chi phí điều trị bệnh thận mạn rất cao và đang ngày càng gia tăng.
Bệnh thận mạn có mối liên hệ mật thiết với các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch. Theo các chuyên gia, hơn 60% bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đồng thời mắc các bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, bệnh thận mạn còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, nhồi máu cơ tim và tử vong do các bệnh lý tim mạch. Điều này làm cho việc điều trị bệnh thận mạn trở nên phức tạp hơn, vì không chỉ điều trị thận mà còn phải bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể.
Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh thận mạn còn tạo ra một gánh nặng kinh tế rất lớn cho cả bệnh nhân và xã hội. Việc điều trị bệnh thận mạn đòi hỏi các phương pháp như lọc máu, ghép thận, và các thuốc điều trị hỗ trợ, với chi phí không hề nhỏ.
Mỗi năm, chi phí điều trị bệnh thận mạn chiếm từ 2 - 8% ngân sách y tế quốc gia, trong khi chi phí cho các phương pháp lọc máu có thể gấp ba lần so với việc điều trị bệnh thận mạn ở giai đoạn sớm. Đặc biệt, bệnh thận mạn còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như sự phát triển kinh tế.
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch - thận - chuyển hóa trong nước và quốc tế thảo luận tạị hội thảo
Một trong những vấn đề lớn trong việc điều trị bệnh thận mạn là chẩn đoán muộn. Bệnh thận mạn thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều bệnh nhân không phát hiện được bệnh cho đến khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, việc sàng lọc và chẩn đoán sớm bệnh thận mạn là cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân có cơ hội điều trị hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
Chia sẻ tại hội thảo khoa học với chủ đề "Chân trời mới cho phổ rộng bệnh nhân bệnh thận mạn: Cuộc cách mạng từ Empagliflozin" do Hội Tim mạch học Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam phối hợp với Boehringer Ingelheim tổ chức mới đây, GS.TS. BS. Nguyễn Lân Việt - Phó chủ tịch thường trực Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, tỷ lệ bệnh thận mạn tại Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất khi so sánh với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ông cũng cảnh báo rằng, số lượng bệnh nhân bệnh thận mạn không chỉ dẫn đến tình trạng quá tải về các biện pháp lọc thận trong bệnh viện mà còn làm giảm sút sức lao động xã hội, gia tăng gánh nặng kinh tế cho cả gia đình và xã hội.
Điều trị bệnh thận mạn bao gồm nhiều phương pháp, tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ tổn thương thận của bệnh nhân. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, bao gồm kiểm soát huyết áp, đường huyết, chế độ ăn uống và tập luyện. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân cần can thiệp các biện pháp mạnh mẽ hơn như lọc máu (dialysis) hoặc ghép thận.
Hội thảo quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch - thận - chuyển hóa trong nước và quốc tế, cùng 1.500 nhân viên y tế trên cả nước tham gia
Một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị bệnh thận mạn là làm chậm tiến triển của bệnh, bảo vệ chức năng thận và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Các phương pháp điều trị hiện đại, bao gồm thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARBs), đã giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh thận mạn. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ.
Mới đây, một bước tiến quan trọng trong điều trị bệnh thận mạn đã được ghi nhận khi Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt Empagliflozin, một loại thuốc ức chế SGLT2, cho chỉ định điều trị bệnh thận mạn. Dù các tiến bộ trong điều trị bệnh thận mạn là đáng mừng, nhưng việc chẩn đoán và điều trị sớm vẫn là yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả những người có nguy cơ cao như người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thận mạn cần thực hiện tầm soát thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.
Dù đã có thuốc nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên tầm soát bệnh thận mạn. Việc này không chỉ giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế mà còn giảm thiểu chi phí điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Chính vì vậy, việc tăng cường các chiến lược sàng lọc bệnh thận mạn tại cộng đồng và các cơ sở y tế là vô cùng cần thiết.
Số ca mắc sởi tăng cao, khuyến cáo người dân tiêm phòng, không chủ quan với bệnh Hiện nay, số ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai đang có dấu hiệu gia tăng đáng báo động, nguy cơ đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2024 đến ngày 15/8, địa...